Từ nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng Marketing trong hoạt động thanh toán quốc tế của một số ngân hàng nước ngoài có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm đối với NHNo&PTNT Hà Nội như sau:
Một là, việc phổ cập kiến thức Marketing cho toàn thể thể đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng và đào tạo đội ngũ chuyên gia Marketing ngân hàng được xem là công việc đầu tiên quan trọng và có tính chất quyết định đến hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế.
Hai là, tăng cường công tác tuyên truyền quảng cáo các dịch vụ sản phẩm thanh toán quốc tế và những tiện ích của từng sản phẩm.
Ba là, phải mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ, thiết lập mạng lưới quan hệ đại lý rộng lớn với các ngân hàng nước ngoài nhằm tận dụng trình độ công nghệ, trình độ quản lý và các dịch vụ ngân hàng khác.
Bốn là, tập trung đào tạo nâng cao trình độ của cán bộ quản lý và cán bộ thanh toán quốc tế.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Toàn bộ chương 1 đã tập chung nghiên cứu vào nghiên cứu vấn đề cơ bản của hoạt động thanh toán quốc tế, hệ thống chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế; Marketing thanh toán quốc tế và vai trò Marketing nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế. Những nội dung này đã tạo cơ sở lý luận để luận văn đánh giá thực trạng sử dụng Marketing nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG MARKETING
TRONG HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI NHNo&PTNT HÀ NỘI
2.1. KHÁI QUÁT VỀ NHNo&PTNT HÀ NỘI
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Hà
Nội
NHNo&PTNT Hà Nội là chi nhánh cấp 1 thuộc NHNo&PTNT Việt Nam, có tên giao dịch quốc tế là :Việt Nam Bank for Agriculture and rural development - Hanoi Branch. Có trụ sở tại Số 77 - Lạc Trung - Quận Hai Bà Trưng - TP Hà Nội.
Được thành lập theo quyết định số 51-QĐ/NH/QĐ ngày 27/6/1988 của Tổng Giám đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam (nay là Thống đốc NHNN Việt Nam), Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nông Nghiệp Thành phố Hà Nội (nay là NHNo&PTNT Hà Nội) được hình thành trên cơ sở 28 cán bộ cùng với 21 Công ty, xí nghiệp thuộc lĩnh vực Nông, Lâm, Ngư nghiệp được điều động từ Ngân hàng Công - Nông - Thương thành phố Hà Nội và 12 chi nhánh Ngân hàng phát triển nông nghiệp huyện được đổi tên từ các Chi nhánh NHNN đã hội tụ về trụ sở chính tại số 77 Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Sau hơn 20 năm phấn đấu, xây dựng và từng bước trưởng thành, NHNo&PTNT Hà Nội đã đi những bước vững chắc với sự phát triển toàn diện trên các mặt huy động vốn, tăng trưởng đầu tư và nâng cao chất lượng tín dụng,
thu chi tiền mặt, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, phát triển đa dạng hoá dịch
vụ và liên tục giữ vai trò chủ lực trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.
* Các nghiệp vụ chủ yếu
> Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu ngân hàng và các hình thức huy động vốn khác.
> Tiếp nhận vốn tài trợ, tín thác, uỷ thác đầu tư từ Chính Phủ, ngân hàng Nhà nước và các tổ chức quốc tế, quốc gia, các cá nhân trong và ngoài nước
đầu tư cho các chương trình phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội
> Vay vốn ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước, các cá nhân khác.
> Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt nam và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế, các cá nhân, hộ gia đình thuộc mọi thành phần
kinh tế .
> Chiết khấu các loại giấy tờ có giá bằng tiền
> Cho vay tài trợ theo chương trình dự án và kế hoạch của Chính phủ > Cho vay tài trợ các chương trình dự án vì mục tiêu nhân đạo, văn hoá,
xã hội.
> Thực hiện nghiệp vụ thanh toán L/C cho khách hàng, bảo lãnh, tái bảo lãnh tín dụng, bảo lãnh đấu thầu cho các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng
trong và ngoài nước hoạt động tại Việt nam
> Kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng đối ngoại. Hoạt động kinh doanh các dịch vụ: Đại lý ngân hàng, bảo hiểm, thanh toán giữa
các khách
hàng, tư vấn về kinh doanh tiền tệ , thông tin tín dụng và phòng ngừa rủi ro,
thông tin điện toán, đào tạo nghiệp vụ ngân hàng két sắt, cất giữ, bảo
quản và
quản lý các chứng khoán có giá và các tài sản quí của khách hàng.
Nguồn vốn huy động 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 Số tiền % Số tiền % Số tiền % I. Tiền gửi bằng nội tệ 12.965 93.8 14.233 92.9 12.915 89.1
- Không kỳ hạn 5.873 42,5 6.405 41,8 6.729 46,4
- Có kỳ hạn 7.092 51,3 7.828 51,1 6.186 42,7
I. Tiền gửi bằng ngoại tệ 856 6.2 1.088 7.1 1.572 10.9
- Không kỳ hạn 522 3,8 576,6 3,8 696,4 4,8
- Có kỳ hạn 334 2,4 511,4 3,3 875,6 6,1
Tổng nguồn vốn 13.821 100 15.321 100 14.487 100 Sơ đồ 2.1 Hệ thống tổ chức của NHNo&PTNT Hà nội
(Nguồn : Website NHNo&PTNT Hà nội)
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Hà Nội
2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn
Trước đây nguồn vốn chính của Ngân hàng lấy từ Ngân sách Nhà nước chỉ một phần nhỏ là tiền gửi của các Tổ chức kinh tế và những khách hàng truyền thống, bước sang giai đoạn mới theo pháp lệnh Ngân hàng 90 được ban hành, NHNo&PTNT Hà Nội đã thực hiện đổi mới toàn diện hoạt động huy động vốn của mình bằng các hình thức phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, các hình thức thu hút tiền gửi tiết kiệm phong phú.... Giai đoạn 2002 - 2007 là giai đoạn nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng tăng truởng mạnh, tốc độ tăng trưởng bình quân luôn đạt trên 25%/năm. Với chiến lược, mục tiêu và giải pháp kinh doanh đúng đắn, năm 2007 ngân hàng đã huy động được một lượng nguồn vốn khá lớn - 13.821 tỷ đồng. Năm 2008 cũng là năm hoạt động của các ngân hàng Việt Nam phải trải qua những khó khăn không nhỏ, tuy nhiên NHNo&PTNT Hà Nội vẫn giữ vững được mức tăng trưởng khá ổn định về nguồn vốn, đạt 15.321 tỷ đồng tăng 1.500 tỷ đồng so với năm 2007. Tuy nhiên, những biến động kinh tế trong năm 2008 vẫn để lại những ảnh hưởng, năm 2009 tổng nguồn vốn của ngân hàng chỉ đạt 14.487 tỷ đồng, giảm sút so với năm 2008.
Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT Hà Nội từ 2007 - 2009
Dư nợ ngắn hạn 1.051 38,4 1.323 38 1.918,8 41,3 Dư nợ dài hạn 1.686 61,6 2.215 62 2.727,2 58,7
Tổng dư nợ 2.737 100 3.438 100 4.646 100
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNo & PTNT Hà Nội)
2.1.2.2. Hoạt động tín dụng
Trong những năm vừa qua, nhờ có nguồn vốn huy động khá dồi dào, NHNo&PTNT Hà Nội đã đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu vốn tín dụng cho các thành phần kinh tế trên địa bàn, giúp các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, cải tiến dây truyền công nghệ, tăng chất lượng sản phẩm, giải quyết việc làm cho người lao động.
Trong 2 năm 2007 và 2008, hoạt động tín dụng phát triển cùng với sự lớn lên của nguồn vốn huy động. Năm 2007 tổng dư nợ đạt 2.737 tỷ đồng, năm 2008 là 3.438 tỷ đồng tăng 701 tỷ đồng so với năm 2007 tỷ lệ nợ xấu cũng đảm bảo yêu cầu, chỉ nằm trong ngưỡng 1%.
Sang năm 2009 để đưa nền kinh tế trở lại ổn định, chính phủ đã đưa ra những biện pháp kích cầu nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh trong đó có giải pháp hỗ trợ lãi suất 4%. Nhờ đó, NHNo&PTNT Hà Nội đã mạnh dạn mở
rộng tín dụng trong khi tình hình nền kinh tế khá phức tạp, trong năm 2009 tổng dư nợ của ngân hàng tăng cao, đạt 4.646 tỷ đồng tăng 1.208 tỷ đồng so với năm 2008, trong đó cho vay bằng nội tệ đạt 3.379 tỷ đồng chiếm 72,7% tổng dư nợ, cho vay bằng ngoại tệ đạt 1.267 tỷ đồng ( quy đổi ) chiếm 27,3%.
Bảng 2.2: Tình hình dư nợ của NHNo&PTNT Hà Nội từ 2007 - 2009
nghiệp Việt Nam lâm vào tình trạng khó khăn, làm ăn không có lãi, do vậy đã ảnh hưởng đến hoạt động thu nợ của ngân hàng. Năm 2009 tỷ lệ nợ xấu của NHNo&PTNT Hà Nội tăng gấp 3 lần so với 2 năm trước đó, chiếm 2,93% tổng dư nợ.
Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng nợ xấu trong tổng dư nợ của NHNo&PTNT Hà Nội Năm 2007-2009 0.96 99.04 năm 2007 0.98 98.02 năm 2008 2.93 97.07 năm 2009
□ nợ đạt tiêu chuẩn □ nợ xấu
2.1.2.3. Hoạt động thanh toán, tài chính và các hoạt động khác
Về công tác thanh toán, với khối lượng nguồn vốn lớn nên công tác thanh toán của NHNo&PTNT Hà Nội trong ba năm 2007 - 2009 càng trở nên phức tạp và khẩn trương hơn các năm trước, tuy nhiên NHNo&PTNT Hà Nội đã tổ chức tốt công tác thanh toán vốn cho các doanh nghiệp không để chậm trễ và sai sót. Năm 2009, tổng số món thanh toán đi gần 500.000 món với doanh số hơn 10.000 tỷ VNĐ, tăng 13,2% so với năm 2008; Tổng số món thanh toán đến gần 600.000 món với doanh số cũng hơn 100.000 tỷ VNĐ, tăng 43,1% so với năm 2008.
Về kết quả tài chính, chênh lệch thu chi qua các năm luôn tăng tr ong khoảng 120%, tổng thu dịch vụ năm 2008 tăng 61% so với năm 2007, năm 2009 tăng 59% so với năm 2008. Kết quả này đã tạo thêm nguồn lực tài chính cho ngân hàng, đảm bảo đủ quỹ thu nhập để chi lương cho CB-CNV theo quy định.
2.2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG MARKETING TRONG HOẠT ĐỘNG THANH
TOÁN QUỐC TẾ TẠI NHNo&PTNT HÀ NỘI
2.2.1. Hệ thống các văn bản pháp lý đối với hoạt động thanh
toán quốc tế
tại NHNo&PTNT Hà Nội
Hiện nay ngoài hệ thống các văn bản pháp lý quốc tế như UCP 600, Incoterms 2000, ...hoạt động thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT Hà Nội còn chui sự điều chỉnh của hệ thống các văn bản của nhà nước, của NHNo&PTNT Việt Nam như sau:
2.2.1.2. Văn bản của Nhà nước
-Luật các tổ chức tín dụng năm 1997(sửa đổi, bổ sung năm 2004) -Nghị định 63/NĐ-CP về quản lý ngoại hối tháng 8/1998
-Nghị định 64/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt
-Pháp lệnh ngoại hối năm 2005: VB số 28/2005/PL-UBTVQH 11 ngày 13/12/2005 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
-Nghị định số 160/2006/NĐ-CP ban hành ngày 28/12/2006 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh ngoại hối và hoạt động ngoại hối tại Việt Nam
-Thông tư số 03/2008/TT-NHNN ban hành ngày 11/04/2008 của NHNN hướng dẫn về hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối của tổ chức tín dụng
2.2.1.3. Văn bản của NHNo&PTNT Việt Nam
- Quyết định số 388/QĐ-HĐQT-QHQT của Chủ tịch HĐQT NHNo&PTNT Việt Nam “Quy định quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh ngoại hối trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam”
- Quyết định số 2008/NHNo-QHQT của Tổng Giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam “Quy định về quy trình nghiệp vụ mua bán ngoại tệ trong hệ thống
NHNo&PTNT Việt Nam” và văn bản sửa đổi số 321 ngày 24/03/2006 - Quyết định số 1998/QĐ-NHNo-QHQT ban hành ngày 15/12/2005 của
Tổng Giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam “Quy định về quy trình nghiệp vụ
thanh toán quốc tế trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam”
- Quyết định số 858/QĐ-NHNo-QHQT ban hành ngày 29/06/2007 của Tổng Giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số
điều trong “Quy định về quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam”
2.2.2. Thực trạng sử dụng Marketing trong hoạt động thanh
toán quốc tế
tại NHNo&PTNT Hà Nội
2.2.2.1. Nhận thức về sử dụng Marketing trong hoạt động
TTQT tại
NHNo&PTNT Hà Nội
Các sản phẩm thanh toán quốc tế có những đặc điểm khác biệt, đó là tính vô hình, tính không phân chia, không ổn định, không lưu trữ và khó xác định được chất lượng. Chính vì vậy sử dụng Marketing trong hoạt động thanh toán quốc tế sẽ làm cho các sản phẩm thanh toán quốc tế trở nên hấp dẫn, có sự khác biệt, đem lại nhiều tiện ích, đáp ứng nhu cầu đa dạng, đổi mới và ngày càng cao của khách hàng, tạo lợi thế cạnh tranh. Nhận thức được điều đó nên Ban lãnh đạo NHNo&PTNT Hà Nội rất coi trọng việc sử dụng Marketing trong hoạt động thanh toán quốc tế.
Ban lãnh đạo NHNo&PTNT Hà Nội đã hiểu được quá trình cung ứng các sản phẩm thanh toán quốc tế có sự tham gia đồng thời của cả cơ sở vật chất, khách hàng và nhân viên ngân hàng. Nhân viên ngân hàng đặc biệt là nhân viên thanh toán quốc tế là yếu tố quan trọng trong quá trình cung ứng các sản phẩm thanh toán quốc tế. Chính vì vậy, lãnh đạo NHNo&PTNT Hà Nội rất chú trọng đến việc đào tạo nâng cao trình độ cho nhân viên thanh toán quốc tế, đặc biệt là phổ cập kiến thức Marketing và coi đây là kiến thức kinh doanh tối thiểu bắt buộc, thực hiện tiêu chuẩn hóa cán bộ theo hướng đa năng. Tuy nhiên thực tế kiến thức chung, kinh nghiệm chuyên môn của cán bộ về sản phẩm dịch vụ truyền thống tương đối tốt nhưng với các sản phẩm thanh toán quốc tế hạn chế, chưa được đào tạo và trang bị một cách có hệ thống. vẫn còn có một số ít nhân viên vẫn thụ động, chờ khách hàng đến chứ chưa chủ động thay đổi bằng cách mang sản phẩm đến cho khách hàng. Một số các phòng giao dịch mới chỉ chú trọng đến công tác tín dụng mà chưa gắn với hoạt động thanh toán quốc tế, chưa có cán bộ chuyên trách về thanh toán quốc
2.2.2.2. TỔ chức thực hiện Marketing trong hoạt động
TTQT tại NHNo và
PTNT Hà Nội
Căn cứ vào tình hình thực tế khách hàng đang sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT Hà Nội, có thể phân khách hàng thành những nhóm sau:
- Nhóm khách hàng doanh nghiệp sử dụng dịch vụ thanh toán hàng nhập khẩu.
- Nhóm khách hàng doanh nghiệp sử dụng dịch vụ thanh toán hàng xuất khẩu.
- Nhóm khách hàng doanh nghiệp sử dụng cả dịch vụ thanh toán hàng nhập khẩu và hàng xuất khẩu
- Nhóm khách hàng là cá nhân: đây là nhóm khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế để chuyển tiền phi thương mại, nhận tiền kiều hối, W.U...
Trên cơ sở đánh giá sự hấp dẫn, mức độ mang lại hiệu quả và độ rủi ro của 04 phân đoạn thị trường trên, hiện tại NHNo&PTNT Hà Nội đã cung ứng sản phẩm thanh toán quốc tế cho tất cả các nhóm khách hàng trên và có những chính sách ưu đãi đối với các khách hàng của từng nhóm.
Bên cạnh đó, do nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng Marketing trong hoạt động thanh toán quốc tế, năm 2008 phòng dịch vụ và Marketing đã được sáp nhập từ Tổ thẻ và Tổ tiếp thị với chức năng và nhiệm vụ:
- Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng, tiếp thị giới thiệu sản phẩm dịch vụ ngân hàng, tiếp nhận các ý kiến phản hồi từ các khách
hàng về dịch vụ, tiếp thu, đề xuất hướng dẫn cải tiến để không ngừng
dựng kế hoạch tiếp thị, thông tin, tuyên truyền quảng bá đặc biệt là các hoạt động của chi nhánh các sản phẩm dịch vụ cung ứng trên thị trường.
- Triển khai các phương án tiếp thị, thông tin tuyên truyền theo chỉ đạo của giám đốc.
- Xây dựng kế hoạch quảng bá thương hiệu, thực hiện văn hoá doanh nghiệp, lập chương trình phối hợp với cơ quan báo chí truyền thông,
quảng bá
hoạt động chi nhánh.
- Thực hiện một số công việc khác được giao như: khai thác, lưu trữ các ấn phẩm....
Với chức năng nhiệm vụ như vậy phòng dịch vụ và Marketing đã thực