Căn cứ vào thực tế hoạt động tín dụng của chi nhánh những năm gần đây, thực trạng tín dụng của chi nhánh được thể hiện như sau:
Với xuất phát điểm thấp, tổng dư nợ khi mới bắt đầu thành lập là 26 tỷ đồng, nhận bàn giao từ Sở giao dịch chuyển cho chi nhánh là 245 tỷ đồng (quy đổi). Nhận thức được tình hình khó khăn, Ban lãnh đạo và cán bộ tín dụng đã xác định đối tượng khách hàng tiềm năng, xây dựng chiến lược tiếp thị, tích cực tìm kiếm khách hàng có nhu cầu vay vốn với nền tảng tài chính tốt, các dự án hiệu quả... để đẩy mạnh dư nợ tín dụng. Đến 31/12/2014 dư nợ tín dụng đạt 2631 tỷ đồng, con số này đã phản ánh nỗ lực to lớn của cán bộ công nhân viên toàn chi nhánh nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng.
Biểu đồ 2.3: Dư nợ tín dụng qua các năm của HDBank Hoàn Kiếm
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm của HDBank Hoàn Kiếm)
Tốc độ tăng trưởng tín dụng qua các năm của Chi nhánh được thể hiện cụ thể như sau:
Bảng 2.4: Tốc độ tăng trưởng tín dụng các năm của HDBank Hoàn Kiếm
Dư nợ có TSĐB/TDN 57 62 72 75 Dư nợ không có TSĐB/TDN 43 38 28 25 Dư nợ NQD/TDN 65 ' 75 84 ~ 86
Dư nợ QD/TDN 35 25 16 14
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm của HDBank Hoàn Kiếm)
Tốc độ tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh trong hai năm 2012 và 2013 là tương đối thấp. Năm 2013 tốc độ tăng trưởng tín dụng còn có sự suy giảm mạnh do sau một thời gian dài tăng trưởng nóng thì vấn đề chất lượng tín dụng được quan tâm hơn thể hiện ở việc chi nhánh đã có sự chọn lựa khách hàng trong hoạt động tín dụng của mình. Tuy nhiên đến năm 2014, tốc độ tăng trưởng tín dụng đã có dấu hiệu khả quan hơn với con số 13,2%.
Ngay từ khi thành lập chi nhánh đã xác định đối tượng khách hàng mục tiêu là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các thành phần kinh tế tư nhân, cá thể ... (đây là các thành phần kinh tế phù hợp với cơ chế thị trường như hiện nay của Việt Nam, năng
động, thích nghi nhanh với sự biến động của thị trường, vốn quay vòng nhanh...).
Bảng 2.5: Cơ cấu tín dụng các năm của HDBank Hoàn Kiếm
2 Nợ quá hạn 2,8 204 58 3 Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 0,12 8,78 2,21
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm của HDBank Hoàn Kiếm) - về cơ cấu tín dụng theo thời hạn: Giai đoạn từ 2012 - 2014, dư nợ cho vay trung dài hạn có xu hướng không ngừng gia tăng, đặc biệt, dư nợ cho vay TDH/Tổng
dư nợ năm 2014 chiếm tới 52% và bằng mọi cố gắng nỗ lực đến 30/06/2015 Chi nhánh
đã giảm tỷ lệ này xuống còn 27% tổng dư nợ (thấp hơn kế hoạch được giao của Hội sở
chính: 49%). Dư nợ bằng VND luôn lớn hơn dư nợ bằng ngoại tệ quy đổi. Dư nợ trung
dài hạn có sự chuyển dịch dần từ dư nợ đồng ngoại tệ sang dư nợ đồng nội tệ, nguyên
nhân là do các doanh nghiệp ngày càng nhận thấy ưu thế của việc vay bằng đồng VND
về cơ chế lãi suất cũng như tỷ giá, theo đó vay vốn bằng VND trong thời gian dài sẽ tránh được các nguy cơ rủi ro tỷ giá.
Nhìn chung, tín dụng của Chi nhánh có cơ cấu theo thời hạn tương đối cân bằng, tăng trưởng đồng đều qua các năm, trong đó dư nợ bằng VND chiếm tỷ trọng lớn hơn dư nợ bằng ngoại tệ quy đổi.
- về cơ cấu tín dụng theo TSĐB: Trong hoạt động tín dụng, chi nhánh luôn chú trọng đến mức độ an toàn tín dụng, thể hiện qua dư nợ có tài sản đảm bảo không ngừng tăng qua các năm. Mặc dù có sự tăng lên về số tuyệt đối nhưng tỷ lệ dư nợ không có TSĐB tại Chi nhánh Hoàn Kiếm giảm dần qua các năm cho thấy cố định trong sản xuất kinh doanh, bất động sản, các tài sản của chủ doanh nghiệp bảo lãnh cho doanh nghiệp... để nâng cao tỷ lệ bảo đảm cho khoản vốn vay. Hình thức cho vay tín chấp hiện tại đối với khách hàng mới chỉ áp dụng cho các khách hàng có kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ cao (AA trở lên), được đánh giá là có tiềm lực tài chính mạnh, có khả năng trả nợ tốt.