Thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí

Một phần của tài liệu 0165 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP phát triển thành phố hồ chí minh chi nhánh hoàn kiếm luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 76 - 82)

hướng chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng cho vay đối với khu vực quốc doanh và tăng cường mở rộng cho vay đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, đa dạng khách hàng từ cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, các doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH, Công ty cổ phần không có vốn Nhà nước hoặc vốn Nhà nước không chiếm chi phối. Tỷ trọng dư nợ ngoài quốc doanh trong tổng dư nợ tăng dần qua các năm và đạt tỷ lệ là 84% năm 2014.

Có thể thấy, hoạt động tín dụng của HDBank - Chi nhánh Hoàn Kiếm tương đối ổn định; dư nợ tín dụng tăng trưởng đều qua các năm; cơ cấu tín dụng hợp lý, phù hợp với chiến lược kinh doanh của ngân hàng cũng như xu thế thị trường hiện nay.

2.2.3. Thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phát triểnThành Thành

phố Hồ Chí Minh - Chi nhánh Hoàn Kiếm

2.2.3.1. Đánh giá chất lượng tín dụng thông qua chỉ tiêu nợ quá hạn

Chỉ tiêu nợ quá hạn được xem là một trong các chỉ tiêu quan trọng khi đánh giá chất lượng tín dụng.

Bảng 2.6: Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn qua các năm của HDBank

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Nợ nhóm 1 1 882,5 1 666 2 158 Nợ nhóm 2 3717 43 4 34T Nợ nhóm 3 - 4 - Nợ nhóm 4 28 44 ĨĨT Nợ nhóm 5 - 17 6 21 Nợ xấu (nhóm 3+4+5) 2,8~ 22 4 13 2 Tỷ lệ nợ xấu (%) __________ 0,12 9,64 5^,02^

Căn cứ theo bảng số liệu có thể thấy nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn năm 2013 tăng đột biến so với năm 2012, từ 0,12% năm 2012 lên 8,78% vào năm 2013. Trong năm 2013 tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của một số khách hàng lớn của Chi nhánh bị suy giảm, đồng thời trong năm 2013 chi nhánh có xảy ra sự việc Giám đốc chi nhánh cùng một số cán bộ ngân hàng cấu kết với các đối tượng khác bên ngoài làm giả chứng từ lừa đảo để chiếm đoạt tài sản của ngân hàng.

Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ nợ quá hạn qua các năm của HDBank Hoàn Kiếm

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm của HDBank Hoàn Kiếm)

Tỷ lệ nợ quá hạn tại chi nhánh tăng cao đã khiến chất lượng tín dụng của chi nhánh bị suy giảm nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh, uy tín của ngân hàng. Với sự nỗ lực không ngừng của ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên trong vấn đề thu nợ và xử lý nợ xấu của chi nhánh, tỷ lệ nợ quá hạn đã giảm xuống còn 2,21% trong năm 2014. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh vẫn còn ở mức cao và chi nhánh cần nỗ lực hơn nữa để đưa tỷ lệ này xuống mức thấp nhất có thể trong thời gian tới.

2.2.3.2. Đánh giá chất lượng tín dụng thông qua chỉ tiêu nợ xấu

Nếu chỉ dựa vào chỉ tiêu nợ quá hạn thì chưa thể đánh giá chính xác về chất lượng tín dụng, để đánh giá chất lượng tín dụng của một NHTM được chính xác hơn còn có chỉ tiêu nợ xấu từ hoạt động tín dụng.

Bảng 2.7: Phân loại nợ và tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh Hoàn Kiếm qua các năm

2 Lãi treo (tỷ đồng) 0,54 31,8 22,86

3 Tỷ lệ lãi treo (%) 0,02 1,3

7 0,87

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm của HDBank Hoàn Kiếm)

Nợ xấu trong những năm đầu thành lập của chi nhánh luôn ở mức thấp, năm 2012 tỷ lệ nợ xấu chỉ ở mức 0,12%, tuy nhiên đến năm 2013 và 2014 nợ xấu đã có sự gia tăng đột biến. Tỷ lệ nợ xấu tính đến ngày 31/12/2014 vẫn ở mức cao là 5,02% (cao hơn 2,02% so với quy định của Thông tư 02). Nguyên nhân của sự gia tăng đột biến đối với tỷ lệ nợ xấu tại Chi nhánh đó là:

- Thứ nhất, năm 2013 là một năm làm ăn khó khăn đối với các doanh nghiệp lớn - các KHDN chủ đạo của chi nhánh khiến các dự án phải xin gia hạn thời gian

trả nợ, nhiều doanh nghiệp mất khả năng trả nợ. Đây là một nguyên nhân trực tiếp

dẫn đến tỷ lệ nợ xấu tăng cao trong năm 2013.

- Thứ hai, cũng trong năm này Chi nhánh xảy ra vụ việc, Giám đốc chi nhánh cùng một số cán bộ tín dụng câu kết với người ngoài lập nhiều chứng từ giả

với số

tiền lên đến gần 200 tỷ đồng nên dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu chi nhánh

tăng cao

đột biến. Đến năm 2014 tổng nợ xấu chi nhánh có giảm so với năm 2013 và

hiện tại

chi nhánh vẫn đang tích cực triển khai các biện pháp để thu hồi (Chi nhánh Hoàn

Kiếm đã khởi kiện vụ việc ra Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội và được Tóm lại, từ những phân tích nêu trên có thể đưa ra nhận xét như sau: nếu đánh giá chất lượng tín dụng thông qua chỉ tiêu nợ xấu thì chất lượng tín dụng của Chi nhánh Hoàn Kiếm giai đoạn 2012 - 2014 có nhiều yếu kém, rủi ro mất vốn ngân hàng đã xảy ra, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh.

2.2.3.3. Đánh giá chất lượng tín dụng thông qua chỉ tiêu lãi treo và tỷ lệ lãi treo

Chỉ tiêu lãi treo và tỷ lệ lãi treo có mối quan hệ chặt chẽ với chỉ tiêu nợ quá hạn và

Bảng 2.8: Lãi treo và tỷ lệ lãi treo qua các năm của HDBank Hoàn Kiếm

~ Dự phòng cụ thể 24,59 2ĩ9,07 85,23 ~ Tổng số dự phòng phải trích 49,8ĩ 245,83 ĩĩ0,93 ~ Tổng số dự phòng đã trích 50" 70 66 6 Tỷ lệ DPRR phải trích (%) 2,2ĩ ĩ0,58 4,22 Chỉ tiêu Năm 2012 2013Năm 2014Năm Tổng thu nhập hoạt động 96,8 ĩ ĩĩ4,29 7 ĩ26,5 Thu nhập từ hoạt động tín dụng 79,4 ĩ 84,26 ĩ00,0ĩ Tổng dư nợ bình quân ĩ858 2306 2492 Tỷ lệ TN từ HĐTD/Tổng dư nợ BQ (%) 4,27 3,65 4,01 Tỷ lệ TN từ HĐTD/Tổng thu nhập (%) 82,0 3 73,72 79,02

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm của HDBank Hoàn Kiếm)

Tương tự như nợ quá hạn, lãi treo của chi nhánh tăng đột biến từ 0,54 tỷ đồng năm 2012 lên 31,8 tỷ đồng cuối năm 2013. Tuy nhiên với tình hình biến động trong năm 2013 thì tỷ lệ lãi treo của chi nhánh vẫn ở mức thấp, trung bình khoảng 1,3% tháng. Dựa vào chỉ tiêu trên thì có thể nói chất lượng tín dụng tương đối tốt. Tuy nhiên chỉ tiêu này chỉ phản ánh được phần nào chất lượng tín dụng của chi nhánh do các khoản vay trung, dài hạn của chi nhánh phần lớn là trả lãi theo quý hoặc 06 tháng/ lần và một số dự án lớn vẫn đang trong thời gian thi công nên lãi vay được nhập gốc.

2.2.3.4. Đánh giá chất lượng tín dụng thông qua chỉ tiêu trích lập dự phòng rủi

ro tín dụng và tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng

Hoạt động tín dụng là hoạt động thường xuyên và mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng nhưng cũng là hoạt động mang lại nhiều rủi ro. Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết.

Bảng 2.9: Trích lập dự phòng rủi ro và tỷ lệ DPRR của HDBank Hoàn Kiếm

Đơn vị: tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm của HBank Hoàn Kiếm)

Theo số liệu báo cáo số dự phòng chung của chi nhánh phải trích hàng năm không biến động nhiều nhưng số dự phòng cụ thể lại tăng đột biến trong năm 2013 và 2014. Số trích dự phòng cụ thể tăng mạnh là do Chi nhánh trích lập để xử lý tình trạng nợ xấu báo động trong năm 2013 và cuối năm 2014. Số trích lập dự phòng cụ thể tăng từ 24,59 tỷ đồng năm 2012 lên 219,07 tỷ đồng năm 2013; sang năm 2014 số dự phòng cụ thể đã giảm xuống đáng kể nhưng vẫn còn ở mức cao, tỷ lệ DPRR của chi nhánh càng lớn chứng tỏ chất lượng tín dụng càng thấp. Ngoài biện pháp trích lập DPRR để xử lý nợ xấu Chi nhánh cũng nên sử dụng một số biện pháp khác như: thông qua Hội sở bán nợ cho VAMC, xuất ngoại bảng... để tránh gây ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của ngân hàng.

2.2.3.5. Đánh giá chất lượng tín dụng thông qua chỉ tiêu tỷ lệ thu nhập từ hoạt

động tín dụng

Có thể thấy, qua các số liệu báo cáo HDBank Hoàn Kiếm đã duy trì được tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng/tổng dư nợ bình quân khá ổn định. Với mỗi một đồng vốn cho vay trung bình mang lại cho ngân hàng 0,04 đồng lợi nhuận năm 2014. Năm 2013 là năm trên thị trường chứng kiến nhiều biến động về lãi suất và chi nhánh có xảy ra vụ việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản tuy nhiên HDBank Hoàn Kiếm vẫn duy trì được tỷ lệ này ở mức 3,65% đã cho thấy chính sách lãi suất của ngân hàng áp dụng trong thời kì này là khá hợp lí. Bên cạnh đó, tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng/tổng thu nhập của HDBank Hoàn Kiếm luôn ở mức >70% chứng tỏ tín dụng vẫn là hoạt động chủ yếu, mang lại nguồn thu chính cho chi nhánh. Kết hợp với các chỉ tiêu nợ quá hạn và nợ xấu thì chỉ tiêu tỷ lệ thu nhập cũng phản ánh phần nào chất lượng tín dụng khi chất lượng tín dụng giảm thì cũng kéo theo lợi nhuận từ hoạt động tín dụng giảm. Sang đến năm 2014, cùng với sự phục hồi của nền kinh tế và tình hình tài chính của các khách hàng vay vốn cũng được cải thiện, chất lượng tín dụng của chi nhánh cũng được cải thiện điều này được phản ánh qua việc tăng trở lại của tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng.

Một phần của tài liệu 0165 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP phát triển thành phố hồ chí minh chi nhánh hoàn kiếm luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 76 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w