cao chứng tỏ hoạt động cho vay HKDCT của ngân hàng có hiệu quả..
c. Chỉ tiêu phản ánh về khách hàng là hộ kinh doanh cá thể qua các năm
- Chỉ tiêu về Số khách hàng hộ kinh doanh cá thể được vay vốn:
Chỉ tiêu này phản ánh số luợng khách hàng HKD cá thể của ngân hàng qua các thời kỳ, cho thấy khả năng thu hút cà cho vay đối với khách hàng là các hộ kinh doanh, cá thể kinh doanh của ngân hàng trong thời gian qua.
- Chỉ tiêu về tỷ lệ mức tăng về số lượng hồ sơ giải ngân khách hàng HKD cá thể qua các năm
Tỷ lệ tăng (Số hồ sơ giải ngân HKDCT năm nay - Số hồ
1 A______ sơ giải ngân HKDCT năm truớc)
hồ sơ vay = __________________z____________________________ x100%
HKDCT Số hồ sơ giải ngân HKDCT năm truớc
Chỉ tiêu này cho ta thấy đuợc mức độ tăng truởng về số luợng hồ sơ giải ngân qua các năm. Nó phản ánh đuợc mức độ hiệu quả của ngân hàng trong việc quảng bá và tiếp thị các gói cho vay đối với hộ kinh doanh cá thể của ngân hàng, ngoài ra, chỉ số này còn đánh giá đuợc một phần nào khả năng cho vay của ngân hàng đối với nhu cầu vay vốn kinh doanh của khách hàng. Chỉ số tăng hồ sơ cho vay HKD cá thể càng cao càng tốt.
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng cho vay hộ kinh doanh cá tểcủa của
ngân hàng thương mại
1.2.4.1 Nhân tố chủ quan
Việc mở rộng cho vay của ngân hàng phụ thuộc chặt chẽ vào các nhân tố chủ quan sau: chính sách cho vay của ngân hàng, chính sách tiếp thị, chất lượng cho vay, năng lực tài chính và khả năng quản lý của ngân hàng, trình độ chuyên môn của cán bộ ngân hàng, hoạt động quảng bá, mạng lưới ngân hàng, chính
sách ưu đãi và các chương trình hỗ trợ kinh doanh đối với các hộ kinh doanh
a. Chính sách cho vay hộ kinh doanh
Chính sách cho vay HKD của một NHTM là hệ thống các chủ trương, định hướng, quy định chi phối hoạt động cho vay HKD do ban lãnh đạo của ngân hàng đưa ra nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn để tài trợ cho cá thể và các hộ gia đình trong phạm vi cho phép của những quy định của NHNN Việt Nam.
Nội dung cơ bản của chính sách cho vay HKDCT gồm:
- Chính sách khách hàng: khách hàng vay vốn rất đa dạng theo quy mô ,
phương thức vay vốn và thời hạn vay vốn...Vì thế, ngân hàng cần phải tiến hành phân loại khách hàng để có chính sách riêng phục vụ phù hợp. HKD là những cá nhân kinh doanh hoặc hộ gia đình có nhu cầu vay cho sản xuất kinh doanh. Đặc điểm của nhóm đối tượng khách hàng này là thường vay các món nhỏ lẻ, thời hạn ngắn. Vì vậy, ngân hàng phải tiến hành phân tích rõ đặc điểm của từng đối tượng khách hàng để có chính sách phù hợp. Ngân hàng cũng cần
phải phân loại khách hàng truyền thống có quan hệ tốt, sử dụng nhiều dịch vụ tiện ích của ngân hàng để hưởng các chính sách ưu đãi hơn so với khách hàng mới hoặc các khách hàng có quan hệ không tốt và sử dụng ít dịch vụ tiện tích của ngân hàng. Ngân hàng phải luôn có gắng để giữ chân cho được khách hàng
truyền thống đồng thời thu hút khách hàng mới có tình hình tài chính lành mạnh. Có như thế hoạt động cho vay của ngân hàng mới đạt hiệu quả bền vững, tạo tiền đề cho ngân hàng ngày càng phát triển tốt.
- Quy mô và giới hạn cho vay: là việc ngân hàng cam kết tài trợ vốn cho
khách hàng với một giới hạn vốn và thời gian nhất định. Số lượng tài trợ có thể
chia nhỏ trong khoảng thời gian khác nhau và dưới các hình thức tiền tệ khác nhau. Ngân hàng có thể xem xét tính khả thi và khả năng trả nợ của khoản vay
hàng cũng gặp trở ngại trong kinh doanh, trực tiếp ảnh hưởng xấu đến khả năng trả nợ của khách hàng.
- Lãi suất cho vay: ngân hàng có các mức lãi suất khác nhau tùy theo thời
hạn vay (ngắn, trung, dài hạn), tùy theo loại tiền vay và tùy từng đối tượng khách
hàng. Ngân hàng khi thỏa thuận về lãi suất cho vay phải tính đến sự ràng
buộc về
luật pháp, các ràng buộc của hiệp hội ngân hàng, lãi suất hòa vốn, tính cạnh tranh trong lãi suất,...
- Tài sản đảm bảo khoản vay: ngân hàng xác định điều kiện đảm bảo dựa
vào uy tín của khách hàng, những khoản vay của khách hàng truyền thống có độ
tin cậy cao thì ngân hàng có thể không yêu cầu đáp ứng đủ tài sản đảm bảo, trường hợp độ an toàn của khoản vay không đảm bảo thì khách hàng buộc phải
có tài sản đảm bảo thì ngân hàng mới thực hiện cho vay. Tài sản đảm bảo là nguồn thu nợ thứ hai khi khách hàng không trả nợ cho ngân hàng. Vì thế, khi cho khách hàng vay vốn, ngân hàng thực hiện việc đảm bảo khoản vay bằng hình
thức cầm cố, thế chấp, bão lãnh. Đối với mỗi khoản vay hoặc đối với từng đối tượng khách hàng thì ngân hàng sẽ có những chính sách về tài sản đảm bảo riêng
để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên vừa phù hợp với quy định của pháp luật. Chính sách tài sản đảm bảo gồm các quy định về các loại đảm bảo, cách định giá và quản lý tài sản đảm bảo. Ngân hàng thường cung cấp cho khách
hàng danh mục tài sản đảm bảo mà ngân hàng chấp nhận và các trường hợp vay
thường ngân hàng cho vay với một tỷ lệ thấp hơn giá trị tài sản được định giá, trong đó giá trị định giá ngân hàng đã tính đến các yếu tố như: tỷ lệ giảm giá so với giá thị trường, khấu hao, khả năng bán,.. .để đảm bảo trong trường hợp phải xử lý tài sản để thu hồi nợ thì giá trị tài sản phải lớn hơn giá trị khoản vay, lãi và các phí khác có liên quan. Tài sản đảm bảo có thể là một phần của khoản tài trợ, như: ký quỹ, số dư tối thiếu,.. .hoặc toàn bộ khoản tài trợ.
Chính sách cho vay HKD tác động mạnh mẽ đến hiệu quả việc mở rộng cho vay HKD của ngân hàng, việc cho vay chỉ đạt được hiệu quả tốt nhất khi ngân hàng xây dựng được cho mình một chính sách tín dụng phù hợp với đặc trưng của từng ngân hàng, từng thời kỳ cụ thể. Ngân hàng dựa vào chính sách đúng đắn để khai thác những mặt mạnh, những yếu tố tiềm năng, khắc phục những hạn chế để hoạt động cho vay mang lại lợi ích tốt nhất cho ngân hàng mình. Ngược lại, nếu ngân hàng xây dựng một chính sách cho vay không phù hợp với từng thời kì, thời điểm cụ thể sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cho vay.
b. Năng lực tài chính
Năng lực tài chính của NHTM không chỉ là nguồn lực tài chính đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của NHTM mà còn là khả năng khai thác, quản lý và sử dụng các nguồn lực đó phục vụ hiệu quả cho hoạt động kinh doanh.
Các ngân hàng có năng lực tài chính mạnh có điều kiện để nâng cao hiệu quả cho vay tốt hơn các ngân hàng có năng lực tài chính yếu kém. Với khả năng vốn lớn, tỷ trọng nợ quá hạn/tổng dư nợ thấp là điều kiện thuận lợi để ngân hàng lựa chọn được các khoản vay có chất lượng tốt. Ngân hàng có năng lực tài chính mạnh sẽ không phải bỏ qua những dự án tốt, quy mô vốn cao do thiếu vốn. Ngân hàng cũng sẽ san sẻ rủi ro do đa dạng hóa các khoản mục cho vay nhờ nguồn vốn lớn. Ngoài ra, ngân hàng có khả năng quản lý tốt sẽ giảm thiểu được các rủi ro xảy ra đối với khoản vay xuất phát từ phía ngân hàng.
c. Mạng lưới của ngân hàng
Để thuận lợi cho việc giao dịch giữa khách hàng với ngân hàng, các ngân hàng thường mở rộng các chi nhánh và các phòng giao dịch, nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng đối với ngân hàng. Các ngân hàng có càng nhiều chi nhánh, phòng giao dịch thì việc mở rộng cho vay đối với HKD càng trở nên thuận lợi, nhất là khi các chi nhánh, phòng giao dịch này đặt tại các khu dân cư có nhiều nhu cầu vay vốn. Tại đây ngân hàng dễ dàng đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng, đồng thời ngân hàng nắm bắt được thông tin từng khách hàng trên cơ sở đó tiến hành thẩm định, giải ngân và thu nợ. Do đó, việc mở rộng mạng lưới các chi nhánh, phòng giao dịch là nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vay HKD của một NHTM. Đặc biệt việc mở thêm các phòng giao dịch, chi nhánh tới các khu vực đông dân cư, làng nghề sản xuất kinh doanh sẽ giúp ngân hàng quảng bá thương hiệu tới các hộ kinh doanh hơn. Việc này sẽ thúc đẩy mở rộng cho vay vốn tới người kinh doanh.
d. Công nghệ và trang thiết bị của ngân hàng
Công nghệ và trang thiết bị hiện đại là điều kiện để đơn giản hoá các thủ tục, đem lại sự tiện lợi tối đa cho cả khách hàng và ngân hàng. Công nghệ thông tin phát triển là công cụ hữu hiệu trong việc phân tích và quản lý các khoản cho vay nói chung và cho vay đối với HKD nói riêng. Ngoài ra, công nghệ ngân hàng cũng tăng khả năng cạnh tranh của các ngân hàng, từ đó ảnh hưởng đến việc thu hút khách hàng, mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng.
e. Nguồn nhân lực
Giống như bất cứ hoạt động nào trong xã hội, con người mà đặc biệt ở đây là các cán bộ tín dụng luôn là trung tâm, là yếu tố hàng đầu quyết định đến sự thành công hay thất bại của trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại. Các cán bộ tín dụng sẽ là những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, là cầu nối giữa khách hàng với ngân hàng và cũng chính họ sẽ là người tạo lập các mối quan hệ với khách hàng. Do đó, trình độ nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và kinh nghiệm của các cán bộ tín dụng là những yếu tố hết sức quan trọng, ảnh hưởng
trực tiếp đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Để có được một đội ngũ cán bộ nhân viên tốt công tác tuyển chọn và đào tạo các cán bộ công nhân viên trở thành một công tác quan trọng trong các ngân hàng.
1.2.4.2 Nhân tố khách quan
a. Nhóm nhân tố thuộc về khách hàng
Khách hàng là người lựa chọn và ra các quyết định vay vốn từ ngân hàng nên các yếu tố thuộc về bản thân khách hàng có tác động rất lớn đến khả năng mở rộng cho vay HKD của ngân hàng. Khi quy mô về nhu cầu vay của khách hàng tăng thì ngân hàng mới có điều kiện mở rộng cho vay đối với HKD.
- Đạo đức khách hàng: Các Ngân hàng sẽ quyết định cho vay sau khi đã
phân tích cẩn thận yếu tố liên quan đến tính chân thật của khách hàng trong việc
trả nợ. Trong quan hệ tín dụng, tư cách đạo đức của khách hàng quyết định đến
thiện chí trả nợ và hành động trả nợ của khách hàng. Nhưng trong một số trường
hợp, tính chân thật và khả năng chi trả của khách hàng có thể thay đổi sau khi khoản vay đã được thực hiện. Rủi ro xảy ra khi khách hàng sử dụng vốn sai mục
đích. Điều này ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của ngân hàng.
- Năng lực tài chính: Năng lực tài chính của khách hàng là khả năng về vốn
và tài sản của khách hàng đáp ứng cho sản xuất kinh doanh cũng như khả năng
trả nợ. Năng lực tài chính của khách hàng là một trong những nhân tố quan trọng
nhất đảm bảo cho khoản vay của khách hàng. Vì cho vay HKD thường là vay trả
định kỳ và có thời hạn ngắn, nguồn trả nợ dựa trên thu nhập từ doanh thu và lợi
hàng sẽ được đáp ứng nhu cầu vay.
b. Nhóm nhân tố thuộc về môi trường hoạt động của ngân hàng
Có thể hiểu đây là nhóm các nhân tố thuộc về môi trường hoạt động của ngân hàng. Môi trường hoạt động của ngân hàng cũng gây ra các tác động lớn đến mở rộng cho vay đối với khách hàng nói chung và đối với HKD nói riêng. Bao gồm: môi trường kinh tế, môi trường luật pháp, môi trường văn hoá - xã hội, biến động giá cả thị trường....
- Môi trường kinh tế: ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính quan
trọng nhất đối với nền kinh tế. Vì vậy, bất kỳ sự biến động của nền kinh tế đều ảnh hưởng đến các hoạt động cho vay của ngân hàng trong đó đặc biệt đối
với việc cho vay tới các hộ kinh doanh. Khi nền kinh tế ổn định và tăng trưởng
cao, hoạt động cho vay HKD có xu hướng tăng lên bởi vì thu nhập và mức sống
của người dân được cải thiện, nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao. Điều
đó sẽ
làm gia tăng doanh số bán hàng tại các hộ kinh doanh hơn, sẽ tạo điều kiện
mở rộng
cho vay HKD một cách có hiệu quả. Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng
suy thoái, mất ổn định, khiến thu nhập trong tương lai của người tiêu dùng trở nên
bấp bênh, người dân sẽ lựa chọn tiết kiệm hơn, làm giảm sức mua và các hộ kinh
doanh sản xuất sẽ không mạo hiểm mở rộng quy mô kinh doanh, từ đó sẽ hạn chế
việc mở rộng cho vay HKD của ngân hàng.
hợp tác giữa ngân hàng với khách hàng.
- Môi trường văn hóa - xã hội: những yếu tố của môi trường văn hoá xã hội
như: lối sống, thói quen, tập quán xã hội, thị hiếu,... ảnh hưởng rất lớn đến việc đưa ra các hình thức cho vay đối với HKD của ngân hàng. Ở những nơi mà có thói quen chi tiêu nhiều hơn tiết kiệm thì họ thường có xu hướng vay tiêu dùng và vay phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh nhiều hơn các nơi khác. Chẳng hạn, ở nước ta người dân ở miền Bắc thường tích luỹ, tiết kiệm nhiều hơn so với người dân ở miền Nam, do vậy việc mở rộng cho vay HKD sẽ khó khăn hơn so với miền Nam.