THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TẠ

Một phần của tài liệu 0111 giải pháp mở rộng cho vay hộ kinh doanh cá thể tại NHTM CP dầu khí toàn cầu chi nhánh thăng long luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 57)

TẠI GP.BANK THĂNG LONG

2.2.1 Cơ chế cho vay đối với hộ kinh doanh tại GP.Bank Thăng Long

Hoạt động cho vay đối với HKD của Chi nhánh đang tuân thủ theo văn bản chỉ đạo, huớng dẫn cho vay hộ kinh doanh - Chính sách cấp tín dụng hộ kinh doanh theo Quyết định số: 2189/QĐ-HĐQT ngày 11/02/2010 của GP.Bank. Trong quy định này, trình tự cho vay hộ kinh doanh chính sách cấp tín dụng đối với từng nhóm

đối tượng hộ kinh doanh được quy định khá chặt chẽ, rõ ràng, đảm bảo an toàn, hiệu quả, thuận tiện và áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống. Trong đó, quy định và hướng dẫn cụ thể về chính sách về cấp tín dụng, chính sách tiếp thị khách hàng, chính sách về tài sản đảm bảo và chính sách định giá tiền vay, ...

- về chính sách tiếp thị khách hàng

Khách hàng vay vốn với mục đích kinh doanh: Chi nhánh tập trung tiếp thị đối với nhóm khách hàng thường xuyên có quan hệ tiền gửi, thanh toán tại GP.Bank; khách hàng sản xuất, kinh doanh thương mại, dịch vụ, vận tải, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, sản xuất chế biến lương thực quy mô lớn; đã có kinh nghiệm sản xuất kinh doanh.

- về chính sách cấp tín dụng

+ Người vay có đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc đăng ký KT3 tại nơi có đơn vị kinh doanh của Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu.

+ Người vay phải có điểm tín nhiệm từ 7 trở lên, ưu tiên lãi suất đối với người có điểm trên 8 điểm: giảm lãi suất tối đa 0,05%/tháng. Điểm tín nhiệm được chấm trên cơ sở các chỉ tiêu:

Tuổi: Chiếm 4% tổng số điểm. Tuổi được chia ra làm 5 khoảng tuổi từ 18 đến 60 tuổi, trong đó độ tuổi 30-50 tuổi được tính điểm cao nhất 9 điểm, không có thông tin tính là 0 điểm.

Trình độ học vấn: Chiếm 5% tổng số điểm, được chia ra các loại trình độ: Phổ thông, cao đẳng, đại học, trên đại học trong nước và trên đại học nước ngoài, số điểm cũng tăng tương ứng từ 5 đến 9 điểm.

Số người phụ thuộc: Chiếm 5% tổng số điểm, càng ít người phụ thuộc thì điểm càng cao.

Tình trạng hôn nhân: Chiếm 5% tổng số điểm, được chia ra thành độc thân, có gia đình, đã ly dị, không có thông tin. Tình trạng hôn nhân ổn định điểm tính càng cao, nó phản ánh trách nhiệm của người vay.

5 1

10 điểm, thuê nhà được tính 4 điểm. Đây là chỉ tiêu có thang điểm 10 và có tỷ trọng cao trong tổng số điểm, nó phản ánh sự tích lũy của khách hàng.

Thời gian ở địa chỉ hiện tại: Chiếm 3% tổng số điểm. Ở một chỗ lâu, trên 10 năm thì được tính là 10 điểm.

Thời gian làm việc hiện tại: Chiếm 4% tổng số điểm. Thời gian trên 6 tháng và làm việc càng lâu càng được cộng điểm.

Điều kiện làm việc: Chiếm 5% tổng số điểm. Căn cứ vào độ ổn định của công việc. Công việc ổn định, kinh doanh có đăng ký số điểm sẽ cao hơn.

Tham chiếu thẻ tín dụng: Chiếm 5 % tổng số điểm. Đánh giá khách hàng đã sử dụng loại thẻ này chưa, nếu dùng nhiều sẽ được tính điểm cao hơn.

Tham chiếu ngân hàng: Chiếm 5% tổng số điểm. Đánh giá khách hàng đã sử dụng các dịch vụ của GP.Bank chưa, nếu đã sử dụng thì được ưu tiên hơn về điểm tín nhiệm, ngân hàng có nhiều thông tin về khách hàng hơn.

Quan hệ với ngân hàng: Chiếm 4% tổng số điểm. Khách hàng quan hệ ít ngân hàng điểm sẽ được cộng cao hơn.

Thu nhập thường xuyên: Chiếm 35% tổng số điểm. Thu nhập được tính từ 2 triệu đồng trở lên, trên 8 triệu đồng được điểm tối đa là 9 điểm. Chỉ tiêu thu nhập được coi trọng nhất trong tổng số điểm.

Số tiền trả ngân hàng: Chiếm 5% tổng số điểm. Số tiền trả ngân hàng càng ít thì được cộng thêm điểm, do nguồn tài chính khách hàng sẽ ổn định hơn.

Đối với việc chấm điểm chi tiết khách hàng theo các tiêu chí và thang điểm như trên giúp hệ thống quản lý, thẩm định khách hàng nhanh chóng và chính xác. Quy định chặt chẽ dựa vào hệ thống, để có thể cho vay chi nhánh cần chọn lựa những khách hàng tốt nhất để giảm thiểu rủi ro.

- về chính sách lãi suất cho vay

Nguyên tắc xác định lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay được tính bằng tổng các mục sau: (1) Lãi suất huy động bình quân đầu vào; (2) Chi phí vốn mang tính chất lãi (dự trữ bắt buộc, dự trữ tiền mặt và bảo hiểm tiền gửi); (3) Chi phí quản lý

kinh doanh cho hoạt động tín dụng; (4) Chi phí trích dự phòng rủi ro tín dụng + Lợi nhuận mong muốn cho tín dụng.

Cơ chế điều hành lãi suất cho vay: Căn cứ trên cơ chế điều hành lãi suất trong từng thời kỳ của Ngân hàng Nhà nuớc Việt nam và của GP.Bank.

- về chính sách về tài sản bảo đảm

Các khoản vay cá nhân đều phải có tài sản đảm bảo trừ một số sản phẩm có quy định khác nhu trong sản phẩm cho vay đối với Ban điều hành, Cho vay cán bộ công nhân viên. Chi nhánh uu tiên nhận tài sản tại các khu dân cu gần đuờng chính, có khả năng thanh khoản cao; tài sản của chính chủ hoặc nguời thân trong gia đình, không nhận tài sản của nguời ngoài không cùng huyết thống. Hiện nay, GP.Bank có văn bản xếp loại tài sản theo các mức A, B, C... đây là các mức để định giá tài sản làm căn cứ cho vay và xác định tỷ lệ cho vay trên tài sản đó. Tỷ lệ cho vay trên giá trị từng loại tài sản bảo đảm đuợc thực hiện theo quy định tại từng sản phẩm tín dụng và các quy định có liên quan của GP.Bank trong từng thời kỳ, các mức này thể hiện khả năng thanh khoản của tài sản, có thể bán dễ dàng khi xử lý tài sản không.

2.2.2 Tình hình mở rộng hoạt động cho vay hộ kinh doanh cá thể tại GP.Bank chi nhánh Thăng Long

a. Các chỉ tiêu phản ánh doanh số cho vay, thu nợ và dư nợ đối với hộ kinh doanh cá thể

Bảng 2.4: Số liệu phản ánh doanh số cho vay và thu nợHKD tại chi nhánh

Dư nợ HKD thực tế 936,391 839,19

(Tỷ đồng) (Tỷ đồng) (%) Năm 2011 936,39 1 Năm 2012 839,19 5 (97,196) (W Năm 2013 935,96 0 96,765 12^

(Nguồn: Báo cáo phòng HTTD- GP.Bank Thăng Long năm 2011-2013)

Thông qua bảng số liệu trên, ta có thể thấy Doanh số thu nợ đối với khách hàng là Hộ kinh doanh tại ngân hàng duy trì ổn định qua các năm 2011 đến 2013 nhung về doanh số cho vay lại có sự thay đổi lớn. Đặc biệt là năm 2012 doanh số cho vay sụt giảm mạnh so với năm 2011 là 138,95 tỷ đồng, điều này là do năm 2012 ngân hàng nhà nuớc đã có những quy định về việc ngừng giải ngân những món vay trung, dài hạn đối với ngân hàng, làm ảnh huởng lớn tới sự tăng truởng doanh số cho vay và du nợ của ngân hàng. Sang đến cuối năm 2013 ngân hàng nhà nuớc đã có những thay đổi về những qui định cho vay đối với ngân hàng GP.Bank, cho phép mở rộng cho vay trung dài hạn nên hoạt động tín dụng của ngân hàng đã đuợc duy trì trở lại với những món vay trung dài hạn. Khi đó du nợ tín dụng đuợc đẩy mạnh hơn.

-Phản ánh tăng trưởng về dư nợ cho vay hộ kinh doanh cá thể

Bảng 2.5: Tăng trưởng về tổng dư nợ cho vay HKD cá thể

Dư nợ ngắn hạn

HKD/Tổng dư nợ HKD

714.245 76,28 685.201 81,6

5 822.010 87,83 Dư nợ trung, dài hạn

HKD/Tổng dư nợ HKD

222.146 23,72 153.994 18,3

5 113.950 12,17

(Nguôn: Báo cáo phòng HTTD- GP.Bank Thăng Long năm 2011-2013)

Nhìn vào bảng tăng truởng trên ta thấy, nếu nhu năm 201 1 con số du nợ là ~936,4 tỷ đồng thì đến năm 2012 du nợ cho vay HKD của GP.Bank Thăng Long đã giảm xuống còn 839,96 tỷ đồng (giảm ~97 tỷ đồng, tuơng đuơng 10% so với năm 2011). Đến năm 2013 là ~936 tỷ đồng, tăng 96,7 tỷ đồng, tuơng đuơng 0,64% so với năm 2011. Sự tăng truởng về du nợ này đuợc thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.5: Dư nợ cho vay HKD qua các năm 2011, 2012, 2013

Đvt: tỷ đồng

So với năm 2011 thì tăng trưởng tín dụng cho vay HKD năm 2012 bị giảm đi nhiều do chính sách tạm ngưng chính sách ưu đãi hỗ trợ kinh doanh của

ngân hàng, điều này đã làm ảnh hưởng khá lớn tới hoạt động cho vay của ngân hàng đối với các hộ kinh doanh cá thể. Nhưng đến cuối năm 2012, khi nền kinh tế đang dần được hồi phục, ngân hàng đã áp dụng mở rộng các ưu đãi hỗ trợ cho

vay tới các cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh cá thể với lãi suất ưu đãi, hạn mức cấp tín dụng cao. Do vậy, đến năm 2013 dư nợ cho vay hộ kinh doanh cá

thể đã dần hồi phục trở lại với mức dư nợ là 935,96 tỷ đồng.

- Cơ cấu tỷ trọng cho vay hộ kinh doanh theo kỳ hạn

Cơ cấu tỷ trọng cho vay HKD theo kỳ hạn được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 2.6: Cơ cấu tỷ trọng dư nợ cho vay HKD theo kỳ hạn

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số lượng Số lượng Tăng trưởng % Số lượng Tăng trưởng % Hồ sơ giải ngân cho HKD Hồ sơ mới 2 12 1 98 (6,6) 2 30 16,1 6 Hồ sơ tái cấp 1 75 2 43 38,86 2 75 13,1 7

Tông hồ sơ giải ngân HKD 3

87 41 4 13,95 05 5 1 14,5

Thông qua bảng 2.5, ta có thể thấy dư nợ ngắn hạn cho vay hộ kinh doanh của ngân hàng GP.Bank Thăng Long chiếm tỉ trọng cao trong tổng dư nợ. Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn năm 2011 là 76,28%, năm 2012 là 81,65 %, năm 2013 là 87,83 %. Điều đó cho thấy khách hàng vẫn tập trung vay vốn ngắn hạn để phục vụ cho sản xuất kinh doanh và dễ dàng cho việc thay đổi kế hoạch đầu tư. Mặt khác, với bất kỳ một NHTM nào, yếu tố vay vốn nhanh là cần thiết, tỷ trọng cho vay ngắn hạn cao là tốt, nhu cầu thị trường ngày càng phong phú đa dạng nên cho phép các khách hàng có thể thực hiện được đồng thời nhiều kế hoạch đầu tư. Từ đó cung cấp nhiều sản phẩm cùng lúc cho thị trường, vì thế dư nợ cho vay ngắn hạn với khách hàng luôn tăng qua các năm. Ngược lại, dư nợ trung và dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trên tổng dư nợ cá nhân. Năm 2010, 2011 và 2012 lần lượt chiếm 23,72%, 18,35% và 12,17%. Do cơ cấu nguồn vốn của GP.Bank Thăng Long, chủ yếu là vốn ngắn hạn, đồng thời do tình hình kinh doanh những năm gần đây nên việc mở rộng vốn trung dài hạn gặp nhiều khó khăn. Điều này cũng ảnh hưởng phần nào đến hoạt động tín dụng trung dài hạn của GP.Bank Thăng Long.

Biểu đồ 2.6: Cơ cấu tỷ trọng cho vay hộ kinh doanh theo kỳ hạn

ĐVT: %

(Nguồn: Báo cáo phòng HTTD - GP.Bank Thăng Long năm 2011-2013)

b. Các chỉ tiêu phản ánh về khách hàng là hộ kinh doanh cá thể

- về số lượng hồ sơ giải ngân

Bảng 2.7: Số lượng hồ sơ giải ngân cho khách hàng là HKD từ 2011-2013

⅜VPBank 0.5 5.3 5.3 5.4 5.8 6.1 6.7 7.2 7.2 7.4 ∕X3BΛΛJK<ph>p Mhtn 0.8 4.9 5 5 5.7 5.7 6.9 6.9 6.9 6.9 GP.Bank -CN Thăng Long VP.Bank - Trần Duy Hưng An Bình Bank- CN Láng Hạ Năm 2011 21 2 325^ 26 4^ Năm 2012 19 8 364^ 28 7^ Năm 2013 23 0^ 3ÕT 32 5^

(Nguồn: Báo cáo phòng HTTD - GP.Bank Thăng Long năm 2011-2013)

Theo bảng thống kê số lượng hồ sơ giải ngâncho HKD tại ngân hàng GP.Bank- Thăng Long ở trên, ta thấy số lượng hồ sơ giải ngân đối với đối tượng là HKD tăng dần qua các năm với năm 2011 là 387 bộ, năm 2012 là 441 bộ, năm 2013 là 505 bộ. Mặc dù số lượng hồ sơ giải ngân tăng nhưng trong đó lượng bộ hồ sơ giải ngân mới vẫn không chỉ duy trì ở mức vừa phải. Năm 2012 số bộ hồ sơ giải ngân mới cho các HKD là 198 bộ hồ sơ, thấp hơn so với năm 2011 là 14 bộ hồ sơ. Sang năm 2013 số lượng hồ sơ giải ngân mới cho HKD đã tăng hơn năm 2012 là 32 bộ hồ sơ. Nhìn chung, số bộ hồ sơ giải ngân mới cho các hộ kinh doanh, cá thể kinh doanh của GP.Bank Thăng Long vẫn chưa nhiều so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Điều này là do lãi suất cho vay của GP.Bank -Thăng Long vẫn chưa thực sự cạnh tranh được với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Theo nguồn www.vietbao.vn thì mức lãi suất huy động trung bình của GP.Bank năm 2014 so với các ngân hàng TMCP khác trên địa bàn vẫn khá cao. Vì vậy, lãi suất cho vay ra sẽ gặp khó khăn khi cạnh tranh cho vay v ới các ngân hàng khác trên địa bàn như VP.Bank, An Bình Bank...

Bảng 2.8 Lãi suất huy động trung bình của GP.Bank và một số ngân hàng thời điểm 3 tháng cuối 2014

(Nguồn: www.Vietbao.vn)

Theo bảng thống kê số lượng khách hàng hộ kinh doanh cá thể vay vốn tại các ngân hàng GP.Bank -CN Thăng Long, VP.Bank- CN Trần Duy Hưng và An Bình Bank- CN Láng Hạ qua các năm như sau:

Bảng 2.9: Số lượng hồ sơ giải ngân cho vay hộ kinh doanh cá thể tại một số chi nhánh ngân hàng

- về đánh giá chấm điểm của khách hàng về ngân hàng

Theo khảo sát đối với 300 khách hàng là hộ kinh doanh vay vốn tại ngân hàng qua các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động cho vay và so sánh với các ngân hàng khác cùng quy mô trên địa bàn GP.Bank Thăng Long như An Bình Bank- CN Láng Hạ , VP.Bank- CN Trần Duy Hưng tại phụ lục 01 ta thấy mức độ hài lòng của khách hàng về GP.Bank Thăng Long vẫn ở mức trung bình so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn như An Bình Bank, VP.Bank. Theo

Tổng dư nợ HKD 936.391 839.195 935.96 0

kết quả chấm điểm qua các tiêu chí ở trên theo thang điểm 3 thì GP.Bank đạt 2,07 điểm, An Bình Bank đạt 2,07 điểm và cao nhất trong 3 ngân hàng là VP.Bank đạt 2,3 điểm.

Ngoài ra, theo khảo sát thực tế 300 khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh cá thể có nhu cầu vay vốn kinh doanh tại GP.Bank Thăng Long theo các tiêu chí đánh giá mức độ quảng bá thông tin và tiếp thị các sản phẩm cho vay hộ kinh doanh cá thể của GP.Bank tới khách hàng theo phụ lục 02 thì ta có thể thấy, mức độ quảng bá của GP.Bank Thăng Long và toàn hệ thống Gp.Bank vẫn còn hạn chế, thông tin của khách hàng biết đến GP.Bank vẫn hạn hẹp, công tác tuyên truyền qua các mạng luới truyền thông, internet chua thực sự mạnh. Do vậy, đã phần khách hàng đến vay vốn kinh doanh tại GP.Bank Thăng Long hầu hết là những khách hàng vãng lai, hoặc thông qua bạn bè giới thiệu. Công tác chăm sóc khách hàng và tiếp thị khách hàng vẫn còn nhiều bất cập và cần đẩy mạnh hơn nữa các thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian hoàn thiện hồ sơ hơn nữa. Tóm lại, qua bảng khảo sát khách hàng vay vốn kinh doanh của các khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh cá thể tại GP.Bank Thăng Long, ta có thể nắm bắt đuợc thêm những thông tin và phản ánh của khách hàng về hoạt động cho vay hộ kinh doanh cá thể tại ngân hàng. Từ đó để chi nhánh có thể đua ra những chiến luợc nhằm mở rộng quy mô hoạt động cho vay bổ sung vốn kinh doanh tới các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn và thu hút khách hàng ở các làng nghề kinh doanh.

c. Các chỉ tiêu phản ánh về chất lượng cho vay hộ kinh doanh cá thể

- Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn cho vay hộ kinh doanh

Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, tăng truởng tín dụng và chất luợng tín dụng là những mục tiêu cần đạt đuợc một cách đồng thời bởi vì nếu tăng truởng nhanh mà chất luợng tín dụng không tốt, nhiều khoản không thu đuợc nợ, tỷ lệ nợ quá hạn cao sẽ dẫn tới rủi ro cho ngân hàng. Nợ quá hạn của

Một phần của tài liệu 0111 giải pháp mở rộng cho vay hộ kinh doanh cá thể tại NHTM CP dầu khí toàn cầu chi nhánh thăng long luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w