- Thứ nhất, ngân hàng nhà nước phải tiếp túc bổ sung và hoàn thiện các văn bản pháp quy cho hệ thống ngân hàng nói chung và cho hoạt động cho vay cá nhân
nói riêng.
- Thứ hai, có các chính sách lãi suất phù hợp với các đối tượng vay khách hàng cá nhân, tạo điều kiện cho vay cá nhân được phát triển về một số mảng như vay tiêu dùng, phục vụ sản xuất kinh doanh.
- Thứ ba, ngân hàng nhà nước cần tăng thêm tính tự chủ cho các NHTM, bên cạnh đó có những cuộc hội thảo giữa các NHTM về kinh nghiệm cho vay và mở rộng cho vay cá nhân.
3.3.3. Đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam
- Cần có chính sách phát triển cho vay cá nhân phù hợp, không mở rộng cho vay cá nhân một cách ồ ạt và sẽ tạo sức ép về chỉ tiêu cho vay cá nhân gây ra rủi ro cho vay trong toàn hệ thống.
- Khi giao chỉ tiêu tín dụng phải hợp lý, phù hợp với khả năng kinh doanh của từng Chi nhánh, trách gây ra sức ép về chỉ tiêu dẫn tới những áp lực trong quá trình xử lý cho vay.
- Xây dựng chính sách tín dụng cá nhân ổn định và hạn mức tín dụng hợp lý cho Chi nhánh, tránh trường hợp thay đổi đột ngột gây ra khó khăn cho kế hoạch kinh doanh của từng Chi nhánh và khách hàng vay.
- Nâng cao công tác dự báo kinh tế nói chung, công tác tín dụng nói riêng. Đặc biệt là HSTW với tư cách là đơn vị quản lý đối với toàn hệ thống cần có những cảnh báo tín dụng đối với các ngành nghề, các khách hàng cho Chi nhánh một cách kịp thời.
- Cần có công tác định hướng cho vay đối với các chi nhánh trong các thời điểm kịp thời, xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp: chiến lược về khách hàng, về ngành hàng và về thị phần và thị trường.
- Cần tăng cường đào tạo đội ngũ làm công tác tín dụng để đảm bảo tính chuyên nghiệp nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn trong xử lý nghiệp vụ, Đối với đội ngũ cán bộ quản lý cần có các chương trình đào tạo cao cấp về nghiệp vụ và cả kỹ năng quản lý.
- Tăng cường đổi mới bổ sung thêm các sản phẩm cho vay cá nhân mới để đáp ứng với tất cả đối tượng khách hàng, các sản phẩm cho vay đưa ra phải linh hoạt, nhanh và thực tế đối với người vay.
- Cần phải cải thiện quy trình xử lý nghiệp vụ cho vay, mô hình tín dụng phải tổ chức chuyên nghiệp và đảm bảo được an toàn trong công tác tín dụng .
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3, Luận văn đã trình bày định hướng hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong năm 2012 và phương hướng kinh doanh cụ thể nói chung và định hướng hoạt động cho vay cá nhân nói riêng, từ đó để đưa ra một số giải pháp mở rộng cho vay cá nhân. Ngoài ra luận văn đã đưa ra một số kiến nghị đối với hoạt động cho vay cá nhân đối với Chính phủ, Ngân hàng nhà nước, ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam.
KẾT LUẬN
Quá trình hội nhập nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới ngày càng diễn ra sâu rộng và đem lại những cơ hộ và thách thức cho các NHTM , cùng với đó là sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam và đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Bên cạnh những cơ hội của các NHTM Việt Nam thì có sự cạnh tranh gay gắt của ngân hàng nước ngoài. Trong hoạt động của NHTM thì hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay cá nhân nói riêng là nguồn lợi nhuận chiếm nhiều nhất trong tổng lợi nhuận ngân hàng thu về. Trong những năm gần đây các NHTM Việt Nam đã chú trọng hơn về mảng phát triển tín dụng cá nhân, tuy nhiên bước đầu chưa phát huy để sử dụng hết tiềm năng mà nguồn lực của gần 90 triệu người dân Việt Nam đem lại. Do đó, để cạnh tranh được với các Ngân hàng nước ngoài yêu cầu các NHTM Việt Nam phải có sự đầu từ đúng hướng về nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, khoa học công nghệ, và các hoạt động phù trợ khác nhằm đem lại kết quả cao trọng việc mở rộng các sản phẩm dịch vụ cho vay cá nhân.
Cùng với xu hướng phát triển của các NHTM thì EximBank đang ngày càng hướng đến là ngân hàng đa năng, chuyên về bán buôn và bán lẻ. Việc xây dựng mô hình này đang được thực hiện trong các phòng ban và đến từng Chi nhánh của EximBank trên toàn hệ thống. Cùng với định hướng như vậy, Luận Văn đã đi vào nghiên cứu lý luận và thực tiễn tại Chi nhánh EximBank Long Biên để thấy rõ thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại chi nhánh diễn ra như thế nào. Việc nghiên cứu được lấy kết quả hoạt động tín dụng cá nhân của chi nhánh trong ba năm 2010, 2011 và năm 2012 về doanh số cho vay, chất lượng cho vay để tìm ra các vấn đề còn tồn tại và để từ đó đưa ra các Giải pháp cũng như một số kiến nghị nhằm phát triển hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam - Chi nhánh Long Biên
trong thời gian tới.
Do thời gian nghiên cứu của Luận văn còn ngắn, do đó sự tìm hiểu chuyên sâu còn gặp những hạn chế và khó khăn nhất định nên Luận văn không tránh khỏi nhiều sai sót. Vì vậy Luận văn rất mong nhận được sự quan tâm, góp ý của các thầy cô, của Ban lãnh đạo EximBank - Chi nhánh Long Biên, cũng như những người quan tâm đến hoạt động tín dụng cá nhân để cho Luận văn được hoàn chỉnh và có ý nghĩa hơn trong thực tế khi đưa vào áp dụng tại ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam - Chi nhánh Long Biên.
Em xin chân thành cảm ơn: TS. Trần Văn Hân đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt quá trình thực hiện Luận văn cũng như cảm ơn Ban lãnh đạo EximBank - Chi nhánh Long Biên đã tạo điều kiện thuận lợi để em có được những tài liệu cần thiết hoàn thành Luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại - Học viện Ngân hàng. 2. Tạp chí ngân hàng tháng 7, 8, 9, 10, 11 năm 2012.
3. Giáo trình Tín dụng Ngân hàng của trường Học Viện Ngân Hàng. 4. Các báo cáo kết quả kinh doanh, huy động vốn, dư nợ, doanh số cho
vay... của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam - CN Long Biên. 5. T.S Tô Kim Ngọc (2008) - Giáo trình tiền tệ Ngân hàng.
6. PGS.TS Nguyễn Duệ (2003) - Giáo trình Ngân hàng Trung Ương. 7. T.S Phan Đình Thế, PGS.TS Ngô Hướng (2002) - Giáo trình Quản trị
và kinh doanh Ngân hàng.
8. Giáo trình Ngân hàng Thương mại - Học Viện Tài Chính
9. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến (2009 ) - Giáo trình Tài chính - Tiền tệ 10.PGS.TS Nguyễn Văn Tiến ( 2011 ) - Giáo trình Ngân hàng Thương mại 11.PGS.TS Nguyễn Thị Mùi (2005) - Lý thuyết Tiền tệ và Ngân hàng. 12.Peter S. Rose và M.University (2001), Quản trị Ngân hàng Thương mại.