Tăng cường vai trò của phòng quản lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu 0079 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NH phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 97 - 102)

3.2.6.1 Nâng cao khả năng xác định nguy cơ rủi ro của cán bộ quản lý rủi ro đối với khách hàng trong việc cấp tín dụng

Có rất nhiều yếu tố có thể gây ra rủi ro đối với một doanh nghiệp. Tuy nhiên, một doanh nghiệp thường không gặp phải tất cả các nguy cơ rủi ro mà chỉ

có một số nguy cơ rủi ro chính. Vấn đề quan trọng là phải xác định được các nguy cơ rủi ro chính đó là gì?. Để xác định các nguy cơ rủi ro, CBTD phải áp dụng kỹ thuật phân tích tổng hợp tình hình doanh nghiệp như: Phân tích định

tính, phân tích chỉ số tài chính,phân tích dòng tiền... Khi đánh giá mức độ rủi ro

của doanh nghiệp, CBTD nên tham khảo các nguy cơ rủi ro và sử dụng các công

cụ để phát hiện chính xác rủi ro. Dưới đây là liệt kê những loại rủi ro mà một doanh nghiệp thường có thể gặp phải và các công cụ phân tích tương ứng để xác

định nguy cơ nào là có thực đối với một doanh nghiệp, cụ thể là: * Rủi ro hoạt động:

- Dấu hiệu phát hiện: Bộ máy quản lý không kiểm soát được kinh doanh gây thất thoát tài sản, gây lỗ; Tổ chức sản xuất, kinh doanh không hợp lý làm tăng chi phí, gây lỗ; Sự gián đoạn trong sản xuất do hỏng hóc về công nghệ, thiếu đầu vào (lao động, nguyên vật liệu, điện nước.); Hoạt động bán hàng không hiệu quả làm giảm doanh thu, gây lỗ.

- Công cụ phân tích để phát hiện rủi ro: Cần phải phân tích các thông tin định tính như: Trình độ, kinh nghiệm, đội ngũ quản lý; Cơ cấu tổ chức sản xuất, kinh doanh; Năng lực điều hành của doanh nghiệp; Đạo đức của doanh nghiệp; Các yếu tố về cơ sở hạ tầng, đầu vào.

* Rủi ro tài chính

- Dấu hiệu phát hiện: Vốn vay lớn với lãi suất thay đổi làm chi phí lãi vay có thể biến động lớn; Nghĩa vụ trả nợ không hợp lý (lớn hơn nguồn trả nợ); Rủi ro tỷ giá.

- Công cụ phân tích để phát hiện rủi ro: Phân tích các chỉ tiêu định lượng các số liệu tài chính, trong đó đặc biệt chú ý mức độ và sự biến động theo thời gian của: Hệ số đòn bẩy, các hệ số thanh khoản, hệ số lợi nhuận, cơ cấu nợ vay,

đặc thù kinh doanh (vay ngoại tệ nhưng doanh thu chỉ là tiền đồng). * Rủi ro quản lý

- Công cụ phân tích để phát hiện rủi ro: Phân tích các chỉ tiêu định lượng số liệu tài chính để đánh giá chất lượng quản lý của doanh nghiệp như : Dòng tiền; Các khoản phải thu, phải trả; Hệ số lợi nhuận.

* Rủi ro thị trường, ngành:

- Dấu hiệu phát hiện: Mức độ cạnh tranh cao làm doanh nghiệp có thể dễ dàng mất khách như: Ngành mới phát triển, chưa có vị trí ổn định, đặc thù của ngành là mức độ biến động cao.

- Công cụ phân tích để phát hiện rủi ro: Phân tích các chỉ tiêu định tính và định lượng: Tình hình cạnh tranh trong ngành (đối thủ cạnh tranh chính), phân tích bản chất của ngành, tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp (so với doanh nghiệp khác).

* Rủi ro chính sách

- Dấu hiệu phát hiện: Sự thay đổi chính sách có hại cho doanh nghiệp - Công cụ phân tích để phát hiện rủi ro: Phân tích các thông tin như môi trường chính sách tại địa bàn có ảnh hưởng đến doanh nghiệp, xu hướng các chính sách có tác động đến doanh nghiệp (như tự do hóa thương mại, các quy định về hải quan...)

* Kết thúc quá trình phân tích trên, CBTD cần phải trả lời được một số câu hỏi chính:

- Doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả hay không?

- So với kỳ trước, hiệu quả của doanh nghiệp tăng, giảm, hay ổn định? - Những yếu tố/ nguy cơ nào có thể gây rủi ro cho doanh nghiệp trong vòng của năm tiếp theo ( liệt kê các yếu tố đó)?

3.2.6.2 Để tăng cường vai trò của phòng Quản lý rủi ro cần tổ chức việc thu thập, lưu trữ và khai thác thông tin nhằm phục vụ cho việc phân tích, đánh giá và đo lường RRTD, tiến tới xây dựng hệ thống dữ liệu thống nhất về chất lượng TD của khách hàng (nhất là thông tin về rủi ro của khách hàng)..

Thông tin đầy đủ, chính xác về khách hàng, về thị trường, có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng cho vay, hạn chế rủi ro, Nhìn chung, để có thể có đủ những thông tin cần thiết để đánh giá khách hàng, trước tiên Chi nhánh cần thiết lập hệ thống thông tin đa dạng từ nhiều nguồn khác nhau, không chỉ bó hẹp từ một số nguồn như hiện nay, cụ thể cần phải thực hiện tốt như sau:

- Nguồn thông tin do khách hàng cung cấp

Để có thể thu thập thông tin phục vụ cho việc thẩm định, phân tích tín dụng cả về trước mắt và lâu dài, cán bộ đánh giá cần đề nghị khách hàng cung cấp những thông tin, tài liệu có liên quan đến phương án, dự án vay vốn của mình. Có thể nói đây là nguồn thông tin lớn nhất mà cán bộ thẩm định, cán bộ đánh giá có được, dĩ nhiên đôi khi có khách hàng cố tình che dấu các thông tin không tốt về mình. Trên cơ sở những thông tin mà khách hàng cung cấp, cán bộ đánh giá có thể đánh giá lại những vấn đề mà mình quan tâm thông qua việc phỏng vấn trực tiếp, điều này cũng đòi hỏi sự khéo léo và tinh tế của người phỏng vấn mới có thể phát hiện được có thông tin là không chuẩn xác. Từ đó cán bộ đánh giá cần dành thời gian để tìm hiểu, khảo sát thực tế để có thể phát hiện những thông tin không trung thực.

- Nguồn thông tin từ bên ngoài: Đây là nguồn cung cấp thông tin hết sức phong phú, khách quan giúp cho việc nâng cao chất lượng thông tin thẩm định,

phân tích. Nguồn thông tin từ bên ngoài có thể khai thác từ các kênh sau: + Từ khách hàng có quan hệ giao dịch với Chi nhánh: Có thể có những khách hàng của Chi nhánh đã, đang và sẽ hợp tác kinh doanh với khách hàng mà

mình cần khai thác thông tin. Họ cũng có thể có những thông tin về khách hàng

này. Vì thế, CBTD cần phải có nghệ thuật khai thác thêm thông tin từ những khách hàng đó. Tuy nhiên cũng cần phải nhanh nhạy mới có thể khai thác được

kết quả như mong muốn nếu không rất dễ có thể nhận những thông tin sai sự thật.

+ Từ các NHTM trên địa bàn, từ hệ thống MHB và Ngân hàng Nhà nước. Đây cũng được xem là một kênh cung cấp thông tin có chất lượng, Chi nhánh cần tiếp tục phát huy thêm.

+ Từ thị trường: chủ yếu qua các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí. Chi nhánh có thể tìm hiểu thêm khách hàng của mình qua các kênh này.

+ Từ các cơ quan liên quan: Ví dụ từ các cơ quan thuế, công an, kiểm toán. vì đây là kênh thông tin có độ tin cậy cao.

- Sau khi đã thu thập các nguồn thông tin, cán bộ phân tích phải biết sàng lọc thông tin từ đó sẽ đánh giá khách hàng vay được chính xác, trên cơ sở đó mới có thể ra quyết định cho vay sang suốt, nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.

- Bên cạnh đó để hỗ trợ cho bộ phận phân tích đạt hiệu quả cao, chi nhánh cần phải có một hệ thống thông tin thu thập lưu trữ và áp dụng các kỹ thuật phân tích có khả năng đo lường được rủi ro trong hoạt động TD. Tuy nhiên, hiện tại việc lưu trữ thông tin của khách hàng vay vốn của Chi nhánh thông qua hệ thống máy tính còn quá ít ỏi, do đó, Chi nhánh cần quan tâm hơn nữa đến công tác thu thập, lưu trữ và khai thác thông tin khách hàng. Đồng thời những thông tin của khách hàng cũng cần phải được cập nhật thường xuyên và lưu trữ một cách có hệ thống trên phần mềm riêng.

Trước mắt, đối với những khách hàng cũ thì Chi nhánh cần tiếp tục cập nhật, khai thác thêm thông tin về khách hàng, có thể từ các nguồn như tình hình vay, trả nợ gốc và trả lãi của khách hàng, từ phía đối tác của khách hàng đó, từ các cơ quan quản lý có liên quan. Đối với những khách hàng mới khi có nhu cầu vay vốn dù là xem xét đánh giá khách hàng theo phương nào đi chăng nữa thì khi quyết định từ chối hay chấp nhận cho vay, Chi nhánh cũng nên lưu trữ thông tin của khách hàng đó để giúp các cán bộ sau này mất ít thời gian hơn khi đánh giá khách hàng nếu họ lại tiếp tục có nhu cầu vay vốn trong tương lai.

Nhìn chung, để tiến tới xây dựng một hệ thống dữ liệu thống nhất và khoa

học, Chi nhánh cần đẩy nhanh quá trình ứng dụng công nghệ thông tin, thiết lập

phần mềm để quản lý khách hàng, thống kê, nghiên cứu, lưu trữ thông tin từ

đó bổ

sung cho việc phân tích, đánh giá khách hàng từ các lần vay sau.

3.2.6.3 Nâng cao chất lượng thẩm định

Qui mô TD ngày càng mở rộng, các ngành nghề cho vay ngày càng đa dạng hơn, thị trường diễn biến thất thường hơn, tính cạnh tranh ngày càng cao hơn. Do đó công tác thẩm định lại càng quan trọng trước khi quyết định cho vay. Việc thẩm định dự án, phương án sản xuất kinh doanh chính là việc đưa ra những nhận định về khả năng trả nợ của dự án, phương án đó. Để chất lượng thẩm định dự án, phương án đạt chát lượng cao cần bố trí những cán bộ có trình độ, kinh nghiệm trong nghiệp vụ TD.

Một phần của tài liệu 0079 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NH phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 97 - 102)