Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu 0079 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NH phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 39)

1.3.2.1 Nhân tố từ phía khách hàng

Là một nhân tố chính ảnh hưởng đến RRTD. Đối với khách hàng là cá nhân nguồn trả nợ là thu nhập ổn định của người vay, do đó bất cứ một sự mất

ổn định nào của ngưòi vay có thể do mất việc làm, ốm đau, hoặc cố tình trì hoãn trả nợ vay... dẫn đến không đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng, làm ảnh hưởng trực tiếp đến rủi ro tín dụng. Đối với khách hàng là doanh nghiệp, có thể do sản phẩm sản xuất ra kém phẩm chất làm giảm doanh thu, lợi nhuận thấp thậm chí thua lỗ, làm giảm hoặc mất khả năng trả nợ, hoặc do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích do đó mất vốn hoặc hiệu quả kinh doanh kém ... làm giảm khả năng trả nợ dẫn đến rủi ro tín dụng.

1.3.1.2 Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế không thuận lợi: Ví dụ như quá trình tự do hoá tài chính, hội nhập quốc tế, môi trường cạnh tranh gay gắt dẫn đến những hệ quả tất yếu làm cho nợ xấu gia tăng khiến hầu hết các doanh nghiệp, những khách hàng thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường. Bên cạnh đó, sự tấn công của hàng nhập lậu làm điêu đứng các doanh nghệp sản xuất kinh doanh trong nước và các ngân hàng đầu tư vốn vào các doanh nghiệp này. Sự tràn lan của hàng nhập lậu tại các thành phố lớn với các mặt hàng kim khí điện máy, gạch men, đường cát, vải, quần áo, mỹ phẩm.. .là những ví dụ tiêu biểu cho tình hình hàng lậu ở nước ta.

Ngoài ra, sự thiếu quy hoạch, phân bổ đầu tư một cách hợp lý, công khai đã dẫn đến khủng hoảng thừa về đầu tư trong một số ngành do đó làm cho một số các doanh nghiệp khó khăn thua lỗ, mất khả năng trả nợ.

1.3.1.3 Môi trường pháp lý

Sự ảnh hưởng của pháp luật đối với hoạt động TD của các NHTM thể hiện ở các luật, văn bản luật, các thông tư hướng dẫn. việc thực thi luật, sự tuân thủ của các chủ thể kinh doanh. Khi các bộ luật còn chồng chéo, không nhất quán, hay thay đổi làm cho các chủ thể trong nền kinh tế có phần khó

khăn, có thể gặp rủi ro dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật như nhập hàng lậu, trốn thuế... làm giảm khả năng trả nợ ngân hàng.

1.3.1.4 Môi trường tự nhiên, chính trị - xã hội

Những thảm hoạ tự nhiên như: động đất, núi lửa, dịch bênh.. .là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động kinh doanh ngân hang nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng.

Nói chung môi trường tự nhiên không tác dụng trực tiếp tới hoạt động tín dụng của ngân hàng mà vai trò của nó thể hiện qua sự tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp mà hoạt động của chúng phụ thuộc vào môi trường tự nhiên như các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nông nghiệp, ngư nghiệp, dich vụ. Điều kiện tự nhiên diễn biến thuận lợi hay bất lợi sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do đó ảnh hưởng tới khả năng trả nợ cho ngân hàng.

Sự bất ổn về chính trị là một tác nhân cực kỳ quan trọng đến rủi ro tín dụng. Nền chính trị quốc gia ổn định là điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Ngược lại môi trường chính trị kém ổn định, xảy ra xung đột, chiến tranh. tất yếu dẫn đến sản xuất đình trệ, không có khả năng trả nợ. Tuy nhiên nền chính trị Việt Nam tương đối ổn định, mặt khác hoạt động dưới sự giám sát của nhà nước, nhiều khoản cấp tín dụng được nhà nước can thiệp, điều đó tạo điều kiện hạn chế bớt rủi ro cho hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam.

Nhân tố xã hội cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng. Đạo đức xã hội có liên quan tới rủi ro tín dụng, trong trường hợp lợi dụng lòng tin để chiếm đoạt, lừa đảo hoặc do trình độ dân trí thấp, kinh doanh kém hiệu quả gây tổn thất cho ngân hàng, hoặc do sự thay đổi yếu tố tâm lý xã hội cũng có khả năng hạn chế việc trả nợ của người đi vay.

Tóm lại: nhìn dưới góc độ của các nhà quản lý thì vấn đề rủi ro luôn là một trong những đặc trưng của hoạt động tín dụng ngân hàng, để đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của một NHTM thì việc phòng ngừa, hạn chế RRTD luôn là một nội dung quan trọng trong quản lý RRTD của NHTM. Để việc quản trị rủi ro đạt hiệu quả thì việc hiểu biết các những vấn đề mang tính lý luận trên đây là rất cần thiết để vận dụng vào việc quản lý RRTD nhằm hạn chế RRTD. Để tránh những ảnh hưởng xấu do RRTD gây ra, các NHTM đã sử dụng nhiều biện pháp để phòng ngừa và hạn chế RRTD. Mỗi biện pháp được áp dụng ra sao và mang lại hiệu quả như thế náo còn phụ thuộc vào khả năng và điều kiện, thực trạng hoạt động của mỗi ngân hàng, và đây cũng là nội dung chủ yếu được đề cập đến trong chương 2: Nghiên cứu thực trạng hạn chế rủi ro tại MHB Hà Nội.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐÒNG BẰNG

SÔNG CỬU LONG - CHI NHÁNH HÀ NỘI

2.1 Khái quát về Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long - Chi nhánh Hà Nội

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng phát triển nhà Đồngbằng Sông Cửu Long - chi nhánh Hà Nội bằng Sông Cửu Long - chi nhánh Hà Nội

Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB) là NHTM nhà nước được thành lập theo Quyết định số 769-TTg ngày 18 tháng 9 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ, vốn điều lệ là 800 tỷ đồng. Với mục tiêu là một NHTM hoạt động đa năng, vận hành theo cơ chế thị trường, Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long được huy động mọi nguồn vốn, thực hiện tất cả các dịch vụ ngân hàng theo quy định của pháp luật, và đầu tư chuyên sâu vào lĩnh vực tín dụng trung, dài hạn, đặc biệt là đầu tư xây dựng, phát triển nhà ở và xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

Bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 4 năm 1998, tính đến 31/12/2008 Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long đã một hệ thống mạng lưới rộng và trả dài từ Lào cai đến huyện đảo Phú Quốc, trụ sở chính đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh và hệ thống mạng lưới gồm 1 sở giao dịch tại Thành phố Hồ Chí Minh, 1 văn phòng đại diện tại Hà Nội, 1 trung tâm thẻ, 1 công ty cổ phần chứng khoán MHBS, 01 công ty cổ phần Bất động sản và xây dựng nhà Mekong (MHBR) và hơn 162 chi nhánh và phòng giao dịch tại các vùng kinh tế trọng điểm ở 32 tỉnh thành trên khắp cả nước. Tổng tài sản của MHB đạt trên 35.000 tỷ đ (tưoơg đương với 2 tỷ USD), tăng 117 lần so với ngày

đầu thành lập, bình quân mỗi năm tăng 50%. MHB nằm trong top 10 ngân hàng dẫn đầu về tổng tài sản và mạng lưới chi nhánh tại Việt Nam.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập, thực hiện đề án cơ cấu lại Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long, MHB đã xây dựng kế hoạch mở rộng mạng lưới hoạt động ra khu vực phía Bắc, trong đó trọng tâm là thủ đô Hà Nội.

Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long - Chi nhánh Hà Nội được thành lập từ ngày 4 tháng 7 năm 2003 và chính thức khai trương hoạt động

ngày 16 tháng 10 năm 2003. Việc thành lập MHB Chi nhánh Hà Nội đã tạo thêm một kênh cung ứng các dịch vụ ngân hàng, tài chính cho các doanh nghiệp,

các cơ quan đơn vị và các tầng lớp dân cư thủ đô, góp phần phát triển kinh tế, ổn

định xã hội và thực hiện các nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển của

Thủ đô Hà Nội, đồng thời nâng cao vị thế MHB ở khu vực phía Bắc.

Tính đến cuối năm 2009, MHB Chi nhánh Hà Nội đã có một mạng lưới hoạt động trên hầu hết các quân nội thành như Hoàn Kiếm, Đống Đa, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Ba Đình, Long Biên với 1 chi nhánh cấp 1 và 17 phòng giao dịch.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng Sông CửuLong - chi nhánh Hà Nội Long - chi nhánh Hà Nội

MHB Hà Nội được tổ chức thành các phòng ban trực thuộc. Mỗi phòng ban có chức năng và nhiệm vụ được quy định cụ thể, rõ ràng trong quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh: phòng kế toán ngân quỹ; Phòng kinh doanh; Phòng quản lý rủi ro, Phòng hỗ trợ kinh doanh; Phòng nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp; Phòng hành chính nhân sự; Phòng kiểm tra nội bộ; Các phong giao dịch. Có thể thông qua sơ đồ sau:

Sơ đô 2.1: Cơ câu tô chức bộ máy hiện nay của MHB Hà Nội

GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC (PHỤ TRÁCH TÀI CHÍNH) PHÒNG KIỂM- TRA NỘI BỘ PHÒNG PHÒNG KẾ TOÁN KẾ NGÂN QUỸ PHÒNG PHÒNG HÀNH CHÍNH

PHÓ GIÁM ĐỐC (PHỤ PHÒNG KINH DOANH PHÒNG HỖ TRỢ TRÁCH KINH DOANH) KINH DOANH PHÒNG QUẢN LÝ RR CÁC PHÒNG GIAO DỊCH

2.1.3 Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằngSông Cửu Long - chi nhánh Hà Nội Sông Cửu Long - chi nhánh Hà Nội

2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn

Là chi nhánh đầu tiên của hệ thống MHB ở phía bắc, MHB Hà Nội đã gặp rất nhiều khó khăn. Chính thức đi vào hoạt động từ ngày 16/10/2003, với 5 tỷ đồng vốn do hội sở điều chuyển ngay từ khi được thành lập, sau 6 năm hoạt động từ đó đến nay công tác huy động vốn của Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long Chi nhánh Hà nội tăng trưởng liên tục qua các năm, năm sau cao hơn năm trước, MHB Hà Nội đã hoàn toàn chủ động được nguồn vốn của mình, đến 31/12/2009 tổng nguồn vốn của MHB Hà Nội đã đạt được 3358,1 tỷ đ.

Biểu đồ 2.1: Tổng nguồn vốn MHB Hà nội từ 2005-2009

Đơn vị: Tỷ VNĐ

STT Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 ĩ Tổng TN 171.2 205. 3 225.8 180.1 198.1 a Thu lãi 155,2 182, 5 203,1 167,2 180,2 b Thu khác 16 22,8 22,7 12,9 17,9 ĩĩ Tổng CP 155.7 183. 8 190.8 122.1 136.1 ĩĩĩ Lợi nhuận trước thuế 15.5 21.5 35 58 62

2.1.3.2 Hoạt động cho vay

Với thế mạnh của một NHTM đa năng chuyên sâu trong lĩnh vực cho vay xây dựng, sửa chữa nhà ở, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, MHB Hà Nội đã xác định đối tượng khách hàng mục tiêu và có những chính sách, những sản phẩm tín dụng phù hợp. Nhờ đó, vốn tín dụng của MHB Hà Nội đã đến được với rất nhiều tầng lớp dân cư và các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế.

Với mục tiêu tăng trưởng dư nợ ổn định đảm bảo an toàn vốn, dư nợ tín dụng của MHB Hà Nội đều đạt kế hoạch đặt ra, năm sau cao hơn năm trước.

Biểu đồ 2.2: Tổng dư nợ tại MHB Hà nội 2006-2009

Đơn vị: Tỷ VNĐ

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động MHB Hà Nội 2006-2009) 2.1.3.3 Kết quả kinh doanh.

Công tác quản lý và sử dụng vốn của Chi nhánh được thực hiện theo phương châm an toàn và hiệu quả nhằm vừa đảm bảo khả năng sinh lời vừa đảm bảo khả năng thanh khoản cho đồng vốn của ngân hàng.

Với mục tiêu là một NHTM hoạt động đa năng, hoạt động của MHB Hà Nội trong thời gian qua đã có nhiều thành công trong triển khai cơ cấu lại hệ thống lành mạnh hoá tài chính, đa dạng hoá các dịch vụ ngân hàng. Đóng góp vào những thành tựu đó MHB Hà Nội đã đạt được một số kết quả thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của MHB Hà Nội 2005-2009 Đơn vị: tỷ đồng

8 3 1 3 8 2 Trung

hạn 880.0 2 67. 0 820. 9 51. 803.5 7 46. 8 810. 8 43. Tổng .21,310 0 100. 3 1,580. 0 100. 1,720.0 0 100. 6 1,850. 100.0

(Nguồn: Phòng kế toán Ngân quỹ - MHB Hà Nội)

Năm 2009, tổng doanh thu của MHB Hà Nội cao nhất hệ thống MHB, lợi nhuận trước thuế của MHB Hà Nội đạt 62,03 tỷ đồng, đứng thứ nhất toàn hệ thống. Chỉ tiêu lợi nhuận bình quân đầu người đạt 375 triệu đồng/người/năm, đứng thứ nhất toàn hệ thống.

Với những kết quả đạt được MHB Hà Nội đã và đang nỗ lực phát triển mạng lưới khách hàng để mở rộng và đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về đầu tư, phát triển nhà ở và các lĩnh vực khác trên địa bàn Thủ đô.

2.2 Thực trạng hạn chế RRTD tại Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằngSông Cửu Long - chi nhánh Hà Nội trong thời gian qua Sông Cửu Long - chi nhánh Hà Nội trong thời gian qua

2.2.1 Hoạt động tín dụng của Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng SôngCửu Long - chi nhánh Hà Nội Cửu Long - chi nhánh Hà Nội

Nhìn chung mức dư nợ TD của chi nhánh trong thời gian qua tăng trưởng ổn định. Căn cứ vào định hướng, kế hoạch kinh doanh do Ngân hàng cấp trên giao kết hợp với chương trình phát triển kinh tế Thủ đô, chi nhánh đã thực sự chủ động tìm kiếm khách hàng tiềm năng, các dự án, các phương án sản xuất kinh doanh khả thi, tạo điều kiện hỗ trợ kịp thời nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

2.2.1.1 Cơ cấu nợ tín dụng theo thời hạn.

Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thời hạn của MHB Hà Nội 2006- 2009

I Tu ■ DNNQD 1 nhân 805.0 I ¥43.3 51% J 47% í DNNN I0 Fu 1% ■ ≡ nhân 730.4 DNNQD 39% 1102.2 J 60%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của MHB Hà Nội 2006-2009)

Qua bảng trên trên thấy, cơ cấu dư nợ thay đổi theo hướng tỷ trọng cho vay ngắn hạn tăng lên, cho vay trung và dài hạn giảm đi. Ngoài việc cho vay bằng nội tệ, MHB Hà Nội không ngừng tăng cho vay bằng ngoại tệ cả NH và TDH góp một phần đáng kể giúp cho các doanh nghiệp mua sắm, đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ.

2.2.1.2 Cơ cấu tín dụng theo loại hình doanh nghiệp

Trước đây, trong hoạt động cho vay của MHB Hà nội chủ yếu về lĩnh vực xây dựng sửa chữa nhà ở, nhưng nay với chiến lược chuyển dịch cơ cấu, cung cấp các dịch vụ đa dạng cho các đối tượng khách hàng thể nhân cũng

như pháp nhân, cho vay bán buôn đồng thời mở rộng bán lẻ, đẩy mạnh quan hệ với khối doanh nghiệp vừa và nhỏ, đa dạng hóa thành phần khách hàng, phân tán rủi ro, mở ra hướng kinh doanh ổn định lâu dài, nên cơ cấu dư nợ tại chi nhánh đã dần được dịch chuyển.

Biểu đồ 2.3 Cơ cấu cho vay theo loại hình kinh tế 2006 - 2009.

Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2006 Năm 2007 DNNN 30.0 ■■ Tu nhân FLFL DNNQD 610.2 670∙0 47% 51% Năm 2008 Năm 2009

sửa chữa nhà ở___________ 920.2 50. 3 950.7 50. 1 890.2 46. 6 978.3 46. 3 + Thương nghiệp 302.0 16. 5 310.0 16. 4 340.6 17. 8 456.8 21. 6 + Khách sạn và nhà hàng 57. 3 3. 1 57. 3 3. 0 55. 7 2. 9 52. 6 2. 5 + Vận tải kho

bãi thông tin liên lạc 61. 0 3. 3 68. 0 3. 6 71. 3 3. 7 69. 0 3. 3 + Hoạt động dịch vụ tại hộ gia đình______ 75. 0 4. 1 75. 0 4. 0 86. 0 4. 5 96. 8 4.6 +Hoạt động phục vụ cá nhân và công 363.6 19. 9 371.0 19. 6 381.2 20. 0 287.9 13. 6 + Ngành nghề tự do 0 10. 0. 5 0 13. 0. 7 0 15. 0. 8 17. 3 0.8 + Hoạt động tài chính 0 8. 0. 4 0 10. 0. 5 8.3 4 0. 9.2 0.4

Một phần của tài liệu 0079 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NH phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w