Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng

Một phần của tài liệu 0079 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NH phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 46 - 48)

2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn

Là chi nhánh đầu tiên của hệ thống MHB ở phía bắc, MHB Hà Nội đã gặp rất nhiều khó khăn. Chính thức đi vào hoạt động từ ngày 16/10/2003, với 5 tỷ đồng vốn do hội sở điều chuyển ngay từ khi được thành lập, sau 6 năm hoạt động từ đó đến nay công tác huy động vốn của Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long Chi nhánh Hà nội tăng trưởng liên tục qua các năm, năm sau cao hơn năm trước, MHB Hà Nội đã hoàn toàn chủ động được nguồn vốn của mình, đến 31/12/2009 tổng nguồn vốn của MHB Hà Nội đã đạt được 3358,1 tỷ đ.

Biểu đồ 2.1: Tổng nguồn vốn MHB Hà nội từ 2005-2009

Đơn vị: Tỷ VNĐ

STT Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 ĩ Tổng TN 171.2 205. 3 225.8 180.1 198.1 a Thu lãi 155,2 182, 5 203,1 167,2 180,2 b Thu khác 16 22,8 22,7 12,9 17,9 ĩĩ Tổng CP 155.7 183. 8 190.8 122.1 136.1 ĩĩĩ Lợi nhuận trước thuế 15.5 21.5 35 58 62

2.1.3.2 Hoạt động cho vay

Với thế mạnh của một NHTM đa năng chuyên sâu trong lĩnh vực cho vay xây dựng, sửa chữa nhà ở, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, MHB Hà Nội đã xác định đối tượng khách hàng mục tiêu và có những chính sách, những sản phẩm tín dụng phù hợp. Nhờ đó, vốn tín dụng của MHB Hà Nội đã đến được với rất nhiều tầng lớp dân cư và các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế.

Với mục tiêu tăng trưởng dư nợ ổn định đảm bảo an toàn vốn, dư nợ tín dụng của MHB Hà Nội đều đạt kế hoạch đặt ra, năm sau cao hơn năm trước.

Biểu đồ 2.2: Tổng dư nợ tại MHB Hà nội 2006-2009

Đơn vị: Tỷ VNĐ

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động MHB Hà Nội 2006-2009) 2.1.3.3 Kết quả kinh doanh.

Công tác quản lý và sử dụng vốn của Chi nhánh được thực hiện theo phương châm an toàn và hiệu quả nhằm vừa đảm bảo khả năng sinh lời vừa đảm bảo khả năng thanh khoản cho đồng vốn của ngân hàng.

Với mục tiêu là một NHTM hoạt động đa năng, hoạt động của MHB Hà Nội trong thời gian qua đã có nhiều thành công trong triển khai cơ cấu lại hệ thống lành mạnh hoá tài chính, đa dạng hoá các dịch vụ ngân hàng. Đóng góp vào những thành tựu đó MHB Hà Nội đã đạt được một số kết quả thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của MHB Hà Nội 2005-2009 Đơn vị: tỷ đồng

8 3 1 3 8 2 Trung

hạn 880.0 2 67. 0 820. 9 51. 803.5 7 46. 8 810. 8 43. Tổng .21,310 0 100. 3 1,580. 0 100. 1,720.0 0 100. 6 1,850. 100.0

(Nguồn: Phòng kế toán Ngân quỹ - MHB Hà Nội)

Năm 2009, tổng doanh thu của MHB Hà Nội cao nhất hệ thống MHB, lợi nhuận trước thuế của MHB Hà Nội đạt 62,03 tỷ đồng, đứng thứ nhất toàn hệ thống. Chỉ tiêu lợi nhuận bình quân đầu người đạt 375 triệu đồng/người/năm, đứng thứ nhất toàn hệ thống.

Với những kết quả đạt được MHB Hà Nội đã và đang nỗ lực phát triển mạng lưới khách hàng để mở rộng và đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về đầu tư, phát triển nhà ở và các lĩnh vực khác trên địa bàn Thủ đô.

2.2 Thực trạng hạn chế RRTD tại Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằngSông Cửu Long - chi nhánh Hà Nội trong thời gian qua

Một phần của tài liệu 0079 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NH phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w