Việc đo lường hiệu quả sử dụng Marketing trong mở rộng huy động vốn là công việc khó khăn đối với các nhà Quản trị ngân hàng. Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại thường đo lường hiệu quả sử dụng Marketing trong mở rộng huy động vốn theo 2 nhóm tiêu chí sau:
1.3.3.1. Nhóm tiêu chí định tính
Tiêu chí định tính là những chỉ tiêu đo lường không lượng hóa được bằng con số mà chỉ thể hiện đặc điểm, tính chất của đối tượng nghiên cứu. Nhóm chỉ tiêu định tính đo lường hiệu quả sử dụng Marketing trong mở rộng huy động vốn bao gồm các tiêu chí sau:
Các chính sách hoạt động marketing là tập hợp các quy định, các nguyên tắc, điều kiện để thực hiện chiến lược Marketing trong nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng nói chung và nâng cao khả năng huy động vốn nói riêng. Chính sách Marketing huy động vốn được xây dựng trên cơ sở chính sách hoạt động của Ngân hàng, chịu sự quản lý của NHNN. Xem xét tiêu chí này cần phải quan tâm đến tính tuân thủ, đánh giá xem các chiến lược Marketing huy động vốn của ngân hàng có đúng với các văn bản pháp luật, các quy định hiện hành về hoạt động huy động vốn của các cấp quản lý hay không.
Mức độ đáp ứng nhu cầu và làm hài lòng của khách hàng gửi tiền:
Đây là chỉ tiêu mang tính tổng hợp nhất và có thể nói là quan trọng nhất đối với hoạt động marketing huy động vốn của ngân hàng. Nó phản ánh mức độ hài lòng và sự trung thành của khách hàng đối với ngân hàng. Tuy nhiên, chỉ tiêu này mang đậm tính chủ quan của khách hàng nên việc xác định là vô cùng khó khăn. Có 5 khía cạnh cơ bản để ngân hàng đánh giá hiệu quả sử dụng marketing trong mở rộng huy động vốn thông qua mức độ cảm nhận của khách hàng:
+ Mức độ tin tưởng: mức độ tin tưởng của khách hàng đối với hoạt động huy động vốn của ngân hàng có thể hiện qua: khi khách hàng tiền gửi gặp trở ngại về tài chính, ngân hàng có quan tâm giải quyết vấn đề đó? Ngân hàng có cung cấp các sản phẩm huy động vốn đem lại lợi ích tối đa cho khách hàng hay không? Các sản phẩm huy động vốn của ngân hàng đã thực sự thu hút được khách hàng hay chưa?...
+ Mức độ đảm bảo: Thể hiện ở kiến thức và tác phong của người cung cấp dịch vụ, cũng như khả năng gây lòng tin và sự tín nhiệm của họ. Một số câu hỏi đặt ra để khảo sát mức độ đảm bảo khi ngân hàng cung cấp dịch vụ như: Nhân viên ngân hàng có đủ kiến thức chuyên môn để tư vấn cho khách hàng hay không? Khách hàng có cảm thấy an toàn khi giao dịch với ngân hàng không? Nhân viên ngân hàng có lịch sự, niềm nở với khách hàng không?
+ Yếu tố hữu hình: Thể hiện ở điều kiện vật chất, trang thiết bị hỗ trợ và hình thức bên ngoài của người cung cấp dịch vụ. Ngân hàng có được trang bị hiện đại, được bố trí bắt mắt không? Trang phục nhân viên ngân hàng có gọn gàng, trang
nhã? Các tài liệu liên quan đến sản phẩm huy động vốn có được thiết kế đẹp, dễ đọc, dễ hiểu và hấp dẫn không?
+ Sự thấu hiểu: Thể hiện sự quan tâm, lưu ý của ngân hàng đến nhu cầu của khách hàng. Khách hàng tiền gửi đôi khi vì nhiều lý do cần bổ sung năng lực tài chính, khi đó ngân hàng có quan tâm giúp đỡ khách hàng hay không? Đối với các yêu cầu về lãi suất, về kì hạn hay về phong cách phục vụ của nhân viên đã được ngân hàng quan tâm đúng mức hay chưa, đã đáp ứng được yêu cầu, mong muốn của khách hàng?
+ Khả năng đáp ứng: Thể hiện sự sẵn sàng phục vụ khách hàng, cung cấp vụ mau chóng. Ngân hàng có sẵn sàng phục vụ khách hàng tại nhà? Có sẵn sàng thu tiền, chi trả tiền tại nhà cho khách hàng tiền gửi?Ngân hàng có khả năng cung ứng các sản phẩm huy động vốn đem lại lợi ích cao nhất cho khách hàng tiền gửi?
Chỉ số hài lòng của khách hàng thu thập trên cơ sở điều tra khách hàng sử dụng sản phẩm huy động vốn của ngân hàng. Nó cung cấp thông tin chi tiết về các yếu tố cấu thành chất lượng tạo ra sự hài lòng của khách hàng đối với những sản phẩm dịch vụ ngân hàng nói chung và sản phẩm huy động vốn của ngân hàng nói riêng.
Sự gia tăng uy tín và hình ảnh ngân hàng:
Đây là chỉ tiêu ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng huy động vốn của ngân hàng. Chỉ tiêu này do các tổ chức có uy tín hoặc do khách hàng đánh giá dựa trên các tiêu chí đặc trưng của hoạt động huy động vốn ngân hàng như: Chất lượng sản phẩm huy động, khả năng an toàn vốn, năng lực, thị phần...Sự gia tăng về uy tín, hình ảnh thể hiện ở sự biến đổi vị trí trong danh sách xếp hạng, sự biến đổi mức độ tín nhiệm của ngân hàng do các tổ chức có uy tín xếp hạng hoặc do khách hàng bình chọn như: Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Standard&poor, Moody’s (Mỹ), Fast500(Việt Nam)...
1.3.3.2. Nhóm tiêu chí định lượng
Chỉ tiêu định lượng là những chỉ tiêu đo lường được lượng hóa bằng con số cụ thể, các chỉ tiêu định lượng phản ánh chính xác vấn đề Marketing huy động vốn cần nghiên cứu. Nhóm chỉ tiêu định lượng đo lường hiệu quả sử dụng Marketing trong mở rộng huy động vốn của ngân hàng bao gồm các tiêu chí sau:
+ Tăng trưởng doanh số huy động
∑DS1 - ∑DS0
Tỷ lệ tăng trưởng doanh số huy động = --- x100% ∑ DS0
Tỷ lệ tăng trưởng doanh số huy động ngoài việc thể hiện mức độ gia tăng quy mô nguồn vốn của ngân hàng, nó còn thể hiện hiệu quả của hoạt động marketing mở rộng huy động vốn của ngân hàng. Chỉ tiêu tăng trưởng doanh số huy động hàng kỳ, hàng năm hay sau một thời gian triển khai chiến lược marketing huy động vốn là thước đo giúp ngân hàng đánh giá hiệu quả triển khai marketing mở rộng huy động vốn.
+ Sự gia tăng số lượng khách hàng
∑KH1-∑KH0
Tỷ lệ tăng trưởng số lượng khách hàng = --- x100% ∑KH0
Sự tăng số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm huy động vốn của ngân hàng phản ánh sự mở rộng về quy mô, phạm vi, uy tín của ngân hàng nói chung và mở rộng huy động vốn nói riêng. Thể hiện quy mô của hoạt động huy động vốn của ngân hàng có được mở rộng hay không, cho thấy hiệu quả của hoạt động này đối với ngân hàng. Ngân hàng có nhiều đối tác, khách hàng thân thiết không, đồng thời với khả năng, uy tín, thương hiệu cuả ngân hàng đã được khách hàng biết đến nhiều chưa? Ngoài ra, số lượng khách hàng đến gửi tiền cũng cho thấy chiến lược marketing huy động vốn của ngân hàng đã có hiệu quả chưa, chính sách thu hút khách hàng đã hợp lý chưa?
+ Sự hợp lý của cơ cấu nguồn vốn huy động
Tỷ trọng từng loại tiền = Số dư từng loại ". ề " g ? x100% Tổng nguồn vốn huy động
dân cư(tổ chức)
Tỷ trọng vốn huy động từ = --- x100% dân cư (tổ chức) Tổng nguồn vốn huy động
Tổng số vốn huy động theo
Tỷ trọng vốn huy động từng kì hạn x100%
theo từng kì hạn λ Ấ
Tổng nguồn vốn huy động
Chỉ tiêu này dùng để xác định kết cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng theo từng thời kì, từng loại tiền huy động và theo từng nguồn huy động từ đó phát hiện những ưu điểm của ngân hàng trong công tác huy động vốn, giúp ngân hàng xác định đoạn thị trường mục tiêu cho công tác huy động vốn.
+ Sự đa dạng của danh mục sản phẩm huy động vốn
Sự đa dạng của danh mục sản phẩm huy động vốn có thể chia theo các tiêu chí: Kì hạn: không kì hạn, có kì hạn; ngắn hạn, dài hạn...
Đối tượng khách hàng: Cá nhân, tổ chức kinh tế; tiết kiệm cho trẻ em, cho người già, tiết kiệm online, tiết kiệm cho người đi lao động suất khẩu...
+ Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn:
Vốn huy động
Tỷ lệ vốn huy động trên tổng dư nợ = ---x100% Tổng dư nợ
Chỉ tiêu này cho phép so sánh khả năng cho vay với khả năng huy động vốn, cho biết khả năng đáp ứng nhu cầu vốn, từ đó đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng.
+ Lãi suất huy động:
Chi phí trả lãi
Lãi suất huy động = ---x100% Tổng vốn huy động bình quân