Bài học kinh nghiệm đối với Ngânhàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt

Một phần của tài liệu 0102 giải pháp marketing nhằm mở rộng huy động vốn tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 40 - 79)

triến Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh

Từ việc nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng marketing huy động vốn của một số ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh có thể rút ra những bài học kinh nghiệm đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh:

Thứ nhất, việc phổ cập kiến thức marketing cho toàn thể đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng và đào tạo đội ngũ marketing ngân hàng được xem là công việc đầu tiên, quan trọng mà các ngân hàng sử dụng để mở rộng hoạt động huy động vốn ngân hàng.

Thứ hai, Tạo ra nhiều sản phẩm huy động vốn mới có tính khác biệt, cạnh tranh cao

để nắm bắt kịp thời nhu cầu của khách hàng; vận dụng linh hoạt các loại hình sản phẩm

huy động vốn phù hợp với từng nhóm khách hàng, từng giai đoạn trên cơ sở nguồn lực

sẵn có của ngân hàng; ngân hàng phải xác định rõ thị trường huy động vốn mục tiêu của

động vốn của ngân hàng, luôn bám sát các nhu cầu thực tế từ phía khách hàng. Qua đó,

cung ứng các danh mục sản phẩm huy động vốn kịp thời, có tính cạnh tranh cao. Dịch vụ tư vấn tài chính cần đặc biệt được quan tâm vì đây là một trong những loại hình dịch

vụ mới trên địa bàn, thu hút nhiều khách hàng tiềm năng cho ngân hàng. Nó làm tăng sự

hiểu biết của khách hàng về tiết kiệm, đầu tư... qua đó, họ sẽ quan tâm hon nữa đến các

sản phẩm huy động vốn khác của ngân hàng.

Thứ tư, các ngân hàng thường kết hợp hài hòa các kênh phân phối để tạo nên chất

lượng dịch vụ hoàn hảo: nhanh chóng, chính xác, ít rủi ro và nhiều tiện ích. Tập trung cải

thiện vị trí, địa thế của các kênh phân phối truyền thống ( các PGD, quỹ tiết kiệm); kết

hợp với việc đầu tư công nghệ để mở rộng các kênh phân phối hiện đại, qua đó giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng trên đoạn thị trường huy động vốn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chưong 1 của luận văn đã hoàn thành một số nội dung chủ yếu sau: Luận văn đã phân tích và làm rõ co sở lý luận của marketing ngân hàng, nội dung của hoạt động huy động vốn ngân hàng, cùng các biện pháp sử dụng marketing trong mở rộng huy động vốn. Phân tích và làm rõ tính tất yếu khách quan của marketing huy động vốn là hoạt động không thể thiếu được trong kinh doanh ngân hàng nói

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG MARKETING TRONG MỞ RỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ

PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẮC NINH

2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN

VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẮC NINH

2.1.1 Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (Trước đây là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam) được thành lập theo quyết định số 177/TTg ngày 26 tháng 04 năm 1957 của Thủ tướng Chính phủ, tổ chức và hoạt động theo Quyết định số 54/QĐ- HĐQT ngày 12/08/2002 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam và được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chuẩn y tại Quyết định số 936/2002/QĐ-NHNN ngày 03/09/2002.

Trải qua hơn 55 năm hoạt động và trưởng thành, qua những giai đoạn phát triển của đất nước với những nhiệm vụ khác nhau tên gọi của ngân hàng cũng khác nhau qua các thời kỳ: Ngân hàng kiến thiết Việt nam từ ngày 26/04/1957; Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt nam từ ngày 26/06/1981; Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt nam từ ngày 14/11/1990 và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt nam từ ngày 01/05/2012. Từ khi thành lập đến nay hoạt động của Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam luôn gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế đất nước qua từng thời kỳ. Với việc cung ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt nam đã góp phần đưa vào sử dụng nhiều công trình lớn, làm tăng năng lực sản xuất của nhiều ngành kinh tế.

Tiếp tục thực hiện chuyển đổi mô hình hoạt động theo tiêu chí ngân hàng hiện đại tiên tiến để hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và nâng cao sức cạnh tranh. Theo đó, BIDV đã chuyển đổi toàn diện, đồng bộ từ mô hình ngân hàng thương mại hiện đại, đa năng theo hướng mở rộng hoạt động ngân hàng bán lẻ. Xác lập mô hình kinh doanh hướng tới khách hàng, thực hiện quản lý tập trung theo khối

chức năng chuyên sâu từ Hội sở chính đến các đơn vị thành viên, theo dòng sản phẩm, theo chiều dọc, triển khai quản lý vốn tập trung, khai thác hiệu quả các tiềm lực phục vụ cho chiến lược mở rộng phát triển kinh doanh và quản trị rủi ro theo mô hình của một ngân hàng hiện đại; xây dựng hệ thống quản trị chuyên nghiệp phù hợp với thông lệ quốc tế. Đặc biệt, đã tập trung đẩy mạnh chuyển đổi hoạt động ngân hàng bán lẻ một cách đồng bộ và toàn diện từ chiến lược, định hướng cơ chế, chính sách, mô hình đến triển khai hoạt động.

Tiếp tục minh bạch công khai các hoạt động kinh doanh theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế. 15 năm liên tục thực hiện kiểm toán quốc tế độc lập và công bố kết quả báo cáo tài chính theo cả hai chuẩn mực VAS và IFRS. Là ngân hàng đầu tiên chủ động thực hiện xếp hạng tín nhiệm theo tiêu chuẩn quốc tế kể từ năm 2006. BIDV cũng là ngân hàng thương mại tiên phong trong việc triển khai xây dựng và áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và thực hiện phân loại nợ theo điều 7 Quyết định 493/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN Việt Nam phù hợp với chuẩn mực quốc tế, được NHNN công nhận.

Hệ thống cơ sở vật chất được chú trọng đầu tư, xây dựng, chuẩn hoá nhận diện thương hiệu, đáp ứng kịp thời hoạt động kinh doanh ngân hàng, điển hình là việc xây dựng chuỗi tháp BIDV theo tiêu chuẩn quốc tế tại các trung tâm kinh tế chính trị lớn của đất nước. Đến năm 2012, số lượng tài sản cố định đã tăng gấp 4 lần, giá trị TSCĐ tăng khoảng 7,5 lần so với năm 2006.

Hệ thống công nghệ thông tin đồng bộ, hiện đại, an toàn, hiệu quả, được triển khai áp dụng trong các lĩnh vực quản trị ngân hàng, kiểm soát rủi ro, phát triển dịch vụ hiện đại, tiện ích. Phát triển các hệ thống thông tin như: ATM, POS, Internet Banking, Mobile banking, Contact Center, Core banking...

Tiếp tục mở rộng và khẳng định vị thế, uy tín trong quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế, mở rộng đại lý, thanh toán với gần 1.600 định chế tài chính trong nước và quốc tế lớn như World Bank, ADB, JBIC, NIB... Đặc biệt, triển khai thành công Dự án Tài chính nông thôn 1 và 2, được đánh giá là dự án được quản lý tốt nhất trong số các dự án nông thôn của World Bank tài trợ trên toàn thế giới.

Có những bước đi chủ động, chắc chắn để thâm nhập vào thị trường tài chính các nước như: Lào, Campuchia, Myanmar, Nga, Séc. Đặc biệt là các đối tác như Lào, Campuchia.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã định hình dần mô hình tổ chức theo hướng tập đoàn tài chính. Mạng lưới tổ chức hoạt động rộng khắp trên toàn quốc và đã bước đầu hoạt động đầu tư sang thị trường nước ngoài như Lào, Campuchia, Myanma.

Những kết quả trên đã góp phần nâng cao uy tín, năng lực và kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, là nền tảng và tiền đề quan trọng để bước vào giai đoạn phát triển mới.

Hiện nay, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam hoạt động theo mô hình như một tập đoàn tài chính với phạm vi hoạt động rộng khắp, hợp tác đa dạng, đa lĩnh vực của ngân hàng thương mại.

2.1.2. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của BIDV Bắc Ninh

Tiền thân của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh hiện nay là Ngân hàng kiến thiết tỉnh Hà Bắc, được thành lập từ năm 1958, lúc đầu chỉ là một phòng cấp phát trực thuộc Ty tài chính Hà Bắc. Đến năm 1963 được thành lập là Chi nhánh Ngân hàng kiến thiết với nhiệm vụ cấp phát vốn cho các công trình xây dựng thuộc vốn ngân sách Trung ương và vốn ngân sách địa phương. Đến năm 1981 được đổi tên là Ngân hàng Đầu tư và xây dựng, vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ cấp phát. Năm 1988 toàn hệ thống là Ngân hàng hai cấp. Từ năm 1990 hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng được đổi tên là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Lúc này Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Hà Bắc có tên gọi là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Bắc.

Đầu năm 1995 toàn hệ thống BIDV thực hiện Quyết định của Chính phủ chuyển toàn bộ nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp, vốn tín dụng ưu đãi sang Cục đầu tư, lúc này BIDV thực sự trở thành một Ngân hàng thương mại.

Đến năm 1997, thực hiện Nghị quyết kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá 9 về việc phân lại địa giới hành chính, Tỉnh Hà Bắc được chia tách thành 2 tỉnh Bắc Ninh và

Bắc Giang. BIDV Bắc Ninh được tái lập từ ngày 01 tháng 01 năm 1997. Trụ sở chính hiện nay của BIDV Bắc Ninh đặt tại số 01 đường Nguyễn Đăng Đạo - Phường Suối Hoa - TP.Bắc Ninh - Tỉnh Bắc Ninh với 164 cán bộ công nhân viên.

Là một chi nhánh mới được thành lập nhưng sau 15 năm hoạt động không ngừng phấn đấu, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, chi nhánh đã được một số kết quả khả quan và chứng tỏ được vị thế của mình trong sự phát triển chung của Tỉnh Bắc Ninh.

Cơ cầu tổ chức của BIDV Bắc Ninh:

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tiền Số tiền Tỷ lệ tăng trưởng (%) Số tiền Tỷ lệ tăng trưởng (%) Tổng thu nhập 131,7 9 223,9 %69,9 3 243,9 % 8,9 Thu từ lãi cho vay 122,1

9

208, 4

223 Thu phí lãi + TN từ hoạt

động bán vốn

4,6 83 16,1

3

Hiện nay, cơ cấu tổ chức của BIDV Bắc Ninh gồm có: Ban lãnh đạo, Phòng giao dịch khách hàng doanh nghiệp, Phòng giao dịch khách hàng cá nhân, Phòng tài chính kế toán, Phòng kế hoạch tổng hợp, Phòng Quan hệ KH doanh nghiệp, Phòng Quan hệ KH cá nhân, Phòng quản trị tín dụng, Phòng Quản lý Rủi ro, Phòng Tổ chức hành chính, Phòng dịch vụ và quản lý kho quỹ, 5 phòng giao dịch là Quế Võ, Tiên Sơn, Gia Bình, Yên Phong, Thuận Thành, 5 Quỹ tiết kiệm. Tổng số lao động tại chi nhánh là 164 cán bộ, nhân viên trong đó có: 1 Tiến sỹ, 5 thạc sỹ, 118 cử nhân, 22 cao đẳng, 18 trung cấp và nguồn khác với tuổi đời bình quân là 30. Như vậy tuổi lao động của chi nhánh còn rất trẻ năng động và nhanh nhậy trong việc tiếp thu công nghệ mới đặc biệt là công nghệ thông tin phù hợp với yêu cầu hiện đại hoá ngân hàng. Tuy vậy do tuổi đời còn trẻ, trình độ lao động của chi nhánh vẫn chưa đồng đều nên cần phải tiếp tục đào tạo và đào tạo lại.

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ

phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh

Từ khi thành lập cho đến nay, trước những khó khăn của thời kỳ mới, BIDV Bắc Ninh đã xây dựng được khả năng tài chính vững mạnh, hoạt động kinh doanh liên tục tăng trưởng cả về tín dụng, dịch vụ và trên nhiều mặt.

Trong giai đoạn (từ 2010 đến nay), trước những diễn biến phức tạp của môi trường kinh doanh nhưng chi nhánh luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo chặt chẽ và sát sao của Tỉnh và của BIDV Việt Nam, NHNN tỉnh trong việc thực hiện kế hoạch kinh doanh. Cùng với sự ủng hộ tích cực của các doanh nghiệp, bạn hàng, cùng với sự sáng tạo, trách nhiệm của CBCNV trong chi nhánh hoạt động kinh doanh của chi nhánh 3 năm qua đã đạt được kết quả đáng khích lệ sau:

Bảng 2.1: Bảng KQKD giai đoạn 2010 - 2012 của BIDV Bắc Ninh

Chi phí trả lãi 87,

6~ 2 168, 1 181,

Chi phí phi lãi 0,5

6 ÕT OdT

Chi phí hoạt động 863 9,8 14

Trích dự phòng rủi ro 12^ 9,2 6

Lợi nhuận trước thuế 23 36,6 59,1

TN

CP

LN

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ thu nhập - chi phí - lợi nhuận giai đoạn 2010 - 2012 của BIDV Bắc Ninh

Qua bảng 2.1 cho thấy: Lợi nhuận trước thuế của BIDV Bắc Ninh liên tục tăng trưởng qua các năm qua, cụ thể như sau: năm 2010 lợi nhuận trước thuế đạt 23 tỷ đồng, năm 2011 đạt 36,6 tỷ đồng tăng 13,6 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 59,1%. Đến năm 2012 lợi nhuận sau thuế của Chi nhánh đạt 42,7 tỷ đồng, tăng 6,1 tỷ đồng so với năm 2011, chiếm tỷ trọng 16,7%. Đi sâu phân tích các kết quả kinh doanh tại chi nhánh cho ta thấy.

- Ve thu nhập: tổng thu tăng chủ yếu là nguồn thu từ hoạt động tín dụng, đặc biệt là thu từ lãi cho vay. Thu từ hoạt động tín dụng thường xuyên chiếm trên 90% trong tổng thu nhập của ngân hàng. Nguồn thu bất thường là các khoản thu từ các khoản nợ đã xử lý rủi ro, tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng đây là nguồn thu có ý nghĩa vô cùng quan trọng trọng việc nâng cao chất lượng tín dụng. Nguồn vốn phi lãi và thu từ hoạt động bán vốn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập song liên tục tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước.

- Về chi phí: tổng chi có tăng lên nhưng chậm hơn tốc độ tăng thu. Chi phí hoạt động tăng theo tiến độ tăng quy mô hoạt động. Khoản chi giảm nhiều nhất là khoản trích lập dự phòng rủi ro. Đạt được điều đó là do chi nhánh đã làm tốt công tác phòng ngừa rủi ro, đã giúp giảm bớt được các khoản chi trích lập quỹ dự phòng rủi ro theo quy định.

2.2. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG

TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẮC NINH

2.2.1. Quy mô, tốc độ tăng trưởng và hiệu quả hoạt động huy động vốn

Từ khi thành lập đến nay, qua nhiều năm hoạt động, Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh đã tạo được uy tín lớn trong dân cư và có quan hệ mật thiết đối với các doanh nghiệp. Hoạt động huy động vốn luôn

quyết định sự tồn tại, phát triển của ngân hàng. Trên thực tế, với việc mở rộng các hình thức huy động với nhiều loại hình tiền gửi cả nội tệ và ngoại tệ, phong phú về thời hạn, cạnh tranh về lãi suất, ngân hàng đã triệt để khai thác nguồn vốn từ những khoản tiết kiệm nhỏ của dân cư cho đến các khoản tiền gửi thanh toán của những doanh nghiệp lớn, kết hợp với nhiều giải pháp và chính sách thích hợp tạo điều kiện khơi tăng nguồn vốn huy động; đặc biệt là nguồn vốn có thời hạn dài nhằm phục vụ kinh doanh, đầu tư dự án. Nhờ vậy, nguồn vốn của BIDV Bắc Ninh tăng trưởng liên tục qua các năm.

Đơn vị tính: tỷ đồng

Biểu đồ 2.2. Nguồn vốn huy động cuối kỳ của BIDV Bắc Ninh từ năm 2010 đến năm 2012

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012 của BIDVBắc Ninh)

Năm 2012, BIDV Bắc Ninh phát triển các sản phẩm tiền gửi theo hướng dẫn của BIDV Việt Nam và hoàn thiện các sản phẩm, chính sách tiền gửi trên cơ sở hấp dẫn hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng; qua đó giữ vững và tăng cường huy động nguồn vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. Mặc dù trong năm 2012, BIDV Bắc Ninh phải đối mặt với những áp lực không nhỏ về huy động vốn với những biến động phức tạp của thị trường, lãi suất,

Một phần của tài liệu 0102 giải pháp marketing nhằm mở rộng huy động vốn tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 40 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w