1.3.1.1. Ngân hàng Trung ương Đức
Ngân hàng Trung uơng Đức (Deutsche Bundesbank) hoạt động theo Luật Ngân hàng. Cũng nhu các Ngân hàng Trung uơng khác, mục tiêu của Bundesbank là bảo vệ tính thống nhất, ổn định của đồng tiền bằng cách bình
32
ổn giá cả. Đồng thời với vai trò là Ngân hàng của các ngân hàng, Bundesbank là cơ quan duy nhất phát hành tiền, giữ và quản lý dự trữ chính thức của quốc gia, bao gồm cả vàng.
Vụ KTNB độc lập với Ban điều hành ngân hàng. Tổng số cán bộ KTNB là
147 nguời, bao gồm cả cán bộ KTNB của 9 chi nhánh khu vực. Các bộ phận KTNB của chi nhánh độc lập với Vụ KTNB ở Trung uơng. Do vậy, Vụ KTNB ở
Trung uơng có trách nhiệm phối hợp các hoạt động kiểm toán trong toàn hệ thống
Ngân hàng Trung uơng.
Kiểm toán nội bộ NHTW Đức thực hiện toàn diện việc quản lý và kiểm soát rủi ro cơ bản của Ngân hàng, nhiệm vụ của kiểm toán nội bộNHTW Đức bao gồm:
- Kiểm tra việc tuân thủ quy định chung và nội bộ;
- Kiểm toán các tài khoản năm, xác nhận độ tin cậy và chính xác của các báo cáo tài chính;
- Kiểm toán các công trình xây dựng cơ bản và các dự án đầu tu (từ giai đoạn lập kế hoạch đến khi hoàn thành);
- Kiểm toán hoạt động cho vay của Ngân hàng;
Quy trình kiểm toán nội bộ của NHTW Đức đuợc thực hiện nhu sau: - Trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, Truởng phòng kiểm toán và các KTV phải thu thập và nghiên cứu những thông tin cần thiết để xây dựng kế hoạch kiểm toán. Trong đó, phải xác định mục tiêu và trọng tâm kiểm toán. Vụ Kiểm toán nội bộ thực hiện lập kế hoạch dài hạn trên cơ sở đánh giá rủi ro.
- Giai đoạn thực hiện kiểm toán: Trên cơ sở kế hoạch kiểm toán, KTV phải chịu trách nhiệm kiểm toán đúng và đầy đủ các nội dung, quyết định các thủ tục kiểm toán và các buớc công việc, thực hiện ghi chép hồ sơ kiểm toán. KTV phải chú ý đến cả những vấn đề nằm ngoài đối tuợng và kế hoạch kiểm toán, nếu nó có ý nghĩa đối với việc hoàn thành nhiệm vụ. KTV phải báo cáo
33
kịp thời cho Trưởng đoàn kiểm toán về những phát hiện quan trọng và những thông tin thu thập được có khả năng làm thay đổi kế hoạch kiểm toán. Những thay đổi quan trọng so với kế hoạch kiểm toán phải do Trưởng đoàn quyết định. Trong quá trình kiểm toán, KTV phát hiện những sự việc vi phạm pháp luật phải báo cáo kịp thời cho Trưởng đoàn kiểm toán trước khi trao đổi với đơn vị được kiểm toán và cơ quan liên quan khác. Trưởng đoàn kiểm toán quyết định về các bước xử lý tiếp theo.
- Giai đoạn lập hồ sơ kiểm toán: Sau khi kết thúc giai đoạn thực hiện kiểm toán, KTV tiến hành soạn thảo hồ sơ kiểm toán - đó là hồ sơ ghi lại đối tượng, diễn biến và kết quả của cuộc kiểm toán. Nếu có nhiều KTV cùng tham gia dự thảo, thì phải ghi rõ ai chịu trách nhiệm phần nào của dự thảo hồ sơ kiểm toán. Hồ sơ kiểm toán bao gồm: Ghi nhớ kiểm toán, Thông báo kết quả kiểm toán và Công văn kèm theo.
- Kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán: KTNB NHTW Đức không thực hiện kiểm tra việc thực hiện kiến nghị kiểm toán đối với tất cả các đơn vị đã được kiểm toán, vì không có đủ người. Việc kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán thông qua các cuộc kiểm toán sau đó (kiểm toán phúc tra, kiểm toán trọng điểm,...). Thực tế, cũng có những đơn vị không thực hiện kiến nghị kiểm toán và vấn đề đó sẽ được KTNB báo cáo Ban điều hành NHTW thông qua báo cáo hàng năm hoặc báo cáo đặc biệt.
Trong quy trình kiểm toán nội bộ NHTW Đức, Vụ KTNB chú trọng nhất việc thực hiện lập kế hoạch kiểm toán trong bước chuẩn bị kiểm toán. Tất cả các hệ thống, hoạt động của NHTW đều được đánh giá rủi ro trong kế hoạch kiểm toán dài hạn tám năm. Trong đó, các hoạt động có rủi ro cao nhất sẽ được kiểm toán hằng năm; hoạt động có rủi ro trung bình hoặc thấp sẽ thực hiện kiểm toán 2-3 năm một lần. Kiểm toán nội bộ có thể kiểm toán trước (tiền kiểm) và kiểm toán trong quá trình hoạt động diễn ra đối với một số lĩnh
34
vực có rủi ro cao như các dự án xây dựng, dự án về công nghệ thông tin... Do đó, có thể tập trung nguồn lực kiểm toán những lĩnh vực có rủi ro cao trong ngân hàng, vừa có thể nâng cao khả năng phát hiện sai phạm, tồn tại, đảm bảo cho Ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả, vừa đảm bảo tiết kiệm chi phí dành cho kiểm toán nội bộ.
Ngân hàng Trung ương Đức thực hiện kiểm toán trên cơ sở đánh giá rủi ro,
dựa trên các bảng biểu, câu hỏi kiểm soát nội bộ và các phần mềm kiểm toán tại
chỗ. Phần mềm kiểm toán giúp phân tích, đánh giá rủi ro, tổng hợp kết quả kiểm
toán và giúp lãnh đạo thường xuyên nắm bắt được tình hình, kết quả công việc của các kiểm toán viên trong quá trình thực hiện kiểm toán.
1.3.1.2. Ngân hàng Trung ương Singapore
Ngân hàng Trung ương Singapore (Monetary Authority of Singapore) là cơ quan của Chính phủ. Tại Ngân hàng Trung ương Singapore có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Ban điều hành, độc lập với Thống đốc trong hoạt động tác nghiệp. Ủy ban kiểm toán đề ra các quy định hướng dẫn công tác kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của các đơn vị trong Ngân hàng Trung ương Singapore. Ủy ban kiểm toán thường xuyên xem xét, s ử dụng các kết quả kiểm toán của kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập để báo cáo Ban điều hành trong việc chỉ đạo hoạt động của Ngân hàng Trung ương Singapore.
Vụ kiểm toán nội bộ trực thuộc Ủy ban kiểm toán, có vị trí độc lập với các Vụ, Cục khác tại Ngân hàng Trung ương Singapore trong quá trình thực hiện nghiệp vụ. Vụ Kiểm toán nội bộ thực hiện báo cáo kết quả hoạt động kiểm toán cho Ủy ban kiểm toán và đồng gửi 01 bản cho Thống đốc để phối hợp.
Các kiểm toán viên của Vụ đều là những chuyên gia trong các lĩnh vực kiểm toán. Nhiều kiểm toán viên được tuyển dụng từ các công ty kiểm toán
35
độc lập. Hàng năm, các kiểm toán viên đều được bố trí một khoảng thời gian và kinh phí dành cho việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ. Sau khi tham dự các khóa đào tạo, bồi dưỡng, các cán bộ tham dự có trách nhiệm phải phổ biến những nội dung đã thu được cho tất cả các kiểm toán viên khác để cùng tham khảo và trao đổi, nghiên cứu.
Về quy trình kiểm toán nội bộ của NHTW Singapore, Vụ KTNB cũng áp dụng quy trình kiểm toán giống NHTW Đức gồm: Chuẩn bị kiểm toán, thực hiện kiểm toán, lập báo cáo kiểm toán và theo dõi việc thực hiện kiến nghị kiểm toán. Tuy nhiên, quy trình kiểm toán nội bộ tại NHTW Singapore có một số đặc điểm như sau:
Vụ KTNB chú trọng việc lập kế hoạch kiểm toán trên cơ sở phân tích, đánh giá rủi ro. Hàng năm, Vụ sẽ cập nhật, tập hợp tất cả các hoạt động nghiệp vụ có thể tiến hành kiểm toán được và tiến hành phân tích, đánh giá rủi ro đối với từng hoạt động nghiệp vụ để xác định tần suất kiểm toán. Từ đó Vụ KTNB sẽ lập kế hoạch kiểm toán hàng năm, 3 năm, 5 năm.
Việc xếp hạng rủi ro đối với các hoạt động theo 3 nhân tố ảnh hưởng. Việc đánh giá các tác động và cho điểm các nhân tố sẽ do một Hội đồng thuộc Ban lãnh đạo của Vụ KTNB họp và quyết định. Ba nhân tố là: Sự tác động, ảnh hưởng, chiếm 50% (tác động, ảnh hưởng về tài chính; về danh tiếng, chức vụ, quyền lợi khác); Rủi ro nội tại, chiếm 30% (rủi ro phát sinh từ bản thân hoạt động nghiệp vụ đó); và Môi trường kiểm soát, chiếm 20% (kiểm soát nội bộ tại đơn vị thực hiện nghiệp vụ). Mỗi nhân tố rủi ro được thiết kế cho điểm theo thang điểm từ 1 - 5. Với mức độ rủi ro tác động lớn nhất cho điểm 1 còn tác động ít nhất cho điểm 5. Tổng số điểm được tính theo trọng số và điểm của từng nhân tố. Tổng số điểm thu được theo đánh giá rủi ro đối với từng hoạt động sẽ quyết định chu kỳ (tần suất) kiểm toán đối với các hoạt động nghiệp vụ hay hệ thống đó.
36
Trong quá trình kiểm toán, hầu hết công việc kiểm toán đều đuợc thực hiện trên máy tính. Hiện tại, Vụ KTNB sử dụng một số phần mềm hỗ trợ kiểm toán nhu: AUDIT TRAX, TEAMMATE, TIME TRAX...
1.3.1.3. Ngân hàng Trung ương Pháp
Tổ chức của NHTW Pháp gồm các Hội đồng, Uỷ ban chuyên môn và các Vụ tham muu cho Thống đốc về các lĩnh vực hoạt động cụ thể của NHTW; ngoài ra còn các nhà máy, doanh nghiệp trực thuộc để sản xuất, in tiền giấy và tiền kim loại. NHTW Pháp có 211 Chi nhánh tại các tỉnh, khu vực của nuớc Pháp với tổng số cán bộ khoảng 15000 nguời và 2 Trung tâm điều hành và xử lý dữ liệu điện tử.
Tổng kiểm soát truởng tham muu giúp Thống đốc trong việc thực hiện KTNB các đơn vị của NHTW, đảm bảo cho hệ thống kiểm soát nội bộ thiết lập đầy đủ và hoạt động hiệu quả tại các lĩnh vực hoạt động của NHTW. Tổng kiểm soát truởng phụ trách Tổng kiểm soát và Vụ Quản lý rủi ro.
Vụ kiểm toán nội bộ thuộc Tổng kiểm soát, gồm 04 Phòng: Phòng kiểm toán tổng hợp, Phòng kiểm toán tin học, Phòng kiểm toán kế toán và tài chính, Phòng kiểm toán an toàn tài sản.
37
Sơ đồ 1.1: Tổ chức kiểm toán nội bộ ngân hàng Trung ương Pháp
Quy trình kiểm toán nội bộ NHTW Pháp cũng bao gồm bốn bước: Chuẩn bị kiểm toán, thực hiện kiểm toán, lập báo cáo kiểm toán, theo dõi việc thực hiện kiến nghị kiểm toán. Điều đặc biệt là trong bước chuẩn bị kiểm toán, Vụ Kiểm toán nội bộ xây dựng kế hoạch kiểm toán trên cơ sở kết quả phân tích, đánh giá rủi ro của Vụ Quản lý rủi ro.
38
+ Bảo mật thông tin: Đưa ra những quy định, chế tài về bảo mật thông tin cũng như những công cụ đảm bảo tính bảo mật, an toàn của hệ thống.
+ Phân tích, tổng hợp đưa ra các biện pháp phòng ngừa rủi ro; hỗ trợ phân tích rủi ro các đơn vị NHTW; trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp quản trị rủi ro.
NHTW Pháp đã từng bước tiếp cận phương pháp kiểm soát rủi ro thay cho phương pháp truyền thống, đó là: phương pháp tiếp cận toàn diện, coi rủi ro tồn tại ở tất cả các hoạt động, các phòng, ban nghiệp vụ và cần phải được xem xét, đánh giá trên một cơ sở liên tục; mọi nhân viên đều cần xem quản lý rủi ro là một phần công việc của mình chứ không phải chỉ là việc của bộ phận kiểm soát chuyên trách.
Để nhận biết, đánh giá và lượng hoá các rủi ro hoạt động, KTNB sử dụng nhiều phương pháp toán học khác nhau như xây dựng ma trận rủi ro, sử dụng một phần mềm chuyên nghiệp (ORCAS) để đưa ra được các chỉ số nhận biết và lượng hoá rủi ro. Các Phòng, Ban nghiệp vụ nhận dạng và phân tích những rủi ro trong hoạt động tại đơn vị mình, gửi báo cáo lên Vụ Quản lý rủi ro. Căn cứ vào báo cáo của các đơn vị, Vụ Quản lý rủi ro sẽ tổng hợp để trình lên Tổng kiểm soát trưởng. Vụ Quản lý rủi ro chịu trách nhiệm đưa ra phương pháp quản trị rủi ro; tập hợp những số liệu, dữ liệu rủi ro nghiệp vụ, quản lý hệ thống tin học kiểm tra rủi ro nghiệp vụ... và lập báo cáo tổng hợp trình Thống đốc. Việc phân tích rủi ro được thực hiện theo định kỳ thông thường là 3 tháng/lần.