Tổ chức và hoạt động của Vụ Kiểm toán nội bộNgân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu 0048 giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán nội bộ tại NH nhà nước việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 57)

nước Việt Nam

2.1.2.1. Sự hình thành và phát triển của hoạt động Kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước

Thực hiện điều 16 Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1990, Vụ Tổng kiểm soát (nay là Vụ Kiểm toán nội bộ) được thành lập trên cơ sở tách bộ phận Tổng kiểm soát từ Vụ kế toán và Tổng kiểm soát theo quyết định số 115/NH-QĐ ngày 27/12/1990 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Tổ chức bộ máy kiểm soát nội bộ Ngân hàng Nhà nước mang tính hệ thống, bao gồm:

- Vụ Tổng kiểm soát tại ngân hàng Trung ương thực hiện nhiệm vụ kiểm soát tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước và hướng dẫn nghiệp vụ kiểm soát tại các đơn vị.

- Phòng/Bộ phận kiểm soát nội bộ tại một số Vụ, Cục, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố thực hiện chương trình, kế hoạch công tác định kỳ và hướng dẫn nghiệp vụ của Vụ Tổng kiểm soát.

Năm 1997, thực hiện Luật Ngân hàng Nhà nước, mô hình tổ chức bộ máy kiểm soát, kiểm toán nội bộ đã có sự thay đổi cơ bản so với giai đoạn thực hiện theo Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước. Bộ máy kiểm soát nội bộ không tổ chức theo hệ thống từ Trung ương đến địa phương. Theo đó, Vụ Kiểm toán nội bộ là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Trung ương, thực hiện chức năng kiểm toán nội bộ và hướng dẫn nghiệp vụ kiểm soát, kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước; Phòng/bộ phận kiểm soát nội bộ thuộc cơ cấu tổ chức của Vụ, Cục, chi nhánh thực hiện nhiệm vụ kiểm soát theo chỉ đạo của Thủ trưởng đơn vị và hướng dẫn nghiệp vụ của Vụ Kiểm toán nội bộ. Cụ thể như sau:

47

* Phòng/ bộ phận kiểm soát nội bộ:

- Phòng/bộ phận kiểm soát thuộc cơ cấu tổ chức, bộ máy của đơn vị, chi nhánh, có nhiệm vụ kiểm soát mọi hoạt động và chịu sự chỉ đạo điều hành của Thủ truởng đơn vị.

- Đến tháng 01/2009 theo quyết định 3169/QĐ-NHNN ngày 22/12/2008 của Thống đốc về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nuớc chi nhánh tỉnh, thành phố quy định trong cơ cấu tổ chức của chi nhánh không còn bộ phận kiểm soát (trừ Ngân hàng Nhà nuớc chi nhánh Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh). Các cán bộ làm công tác kiểm soát nội bộ đuợc điều động sang Phòng kế toán - thanh toán. Từ tháng 5/2009 đến nay, cán bộ kiểm soát nội bộ tại Phòng Kế toán - thanh toán tại các Ngân hàng Nhà nuớc chi nhánh tỉnh, thành phố đuợc điều động sang Phòng Nghiên cứu tổng hợp.

* Vụ kiểm toán nội bộ:

- Quá trình triển khai thực hiện công tác kiểm soát, kiểm toán nội bộ theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nuớc năm 1997 đã từng buớc làm rõ hơn chức năng, nhiệm vụ kiểm toán của Vụ Kiểm toán nội bộ và nhiệm vụ kiểm soát nội bộ tại mỗi đơn vị.

- Để phù hợp với quy định về trách nhiệm trong công tác kiểm soát nội bộ của Thủ truởng đơn vị, một số nhiệm vụ truớc đây do Vụ Kiểm toán nội bộ thực hiện đuợc chuyển sang các đơn vị (việc giám sát trực tiếp quy trình đấu thầu, đàm phán, ký hợp đồng, nhập kho nguyên liệu chính, thiết bị công nghệ in tiền tại Nhà máy in tiền; giám sát an toàn tài sản tại Kho tiền Trung uơng,...).

2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Vụ kiểm toán nội bộ

48

toán mọi hoạt động của NHNN. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức đuợc quy định tại Quyết định 310/QĐ-NHNN ngày 26/02/2014 của Thống đốc. Cụ thể nhu sau:

- Chức năng tham muu, giúp Thống đốc thực hiện kiểm toán nội bộ và kiểm soát nội bộ hoạt động của các đơn vị thuộc NHNN.

- Tham muu, giúp Thống đốc trình các cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, quy định, quy trình liên quan đến công tác kiểm toán nội bộ.

- Phân tích, đánh giá rủi ro, xây dựng và trình Thống đốc phê duyệt kế hoạch kiểm toán hàng năm.

- Thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động đối với các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nuớc.

- Tham gia Hội đồng kiểm kê tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá định kỳ tại Kho tiền Trung uơng.

- Chủ trì, tham muu, giúp Thống đốc triển khai nhiệm vụ giám sát công tác tiêu hủy tiền không đủ tiêu chuẩn luu thông, tiền đình chỉ luu hành, tiền in hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng theo quy định của Thống đốc. Phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi, quản lý công tác giám sát hoạt động gia công vàng miếng SJC từ nguồn vàng nguyên liệu của Ngân hàng Nhà nuớc.

- Tổng hợp báo cáo Thống đốc về hoạt động kiểm soát nội bộ của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nuớc, kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nuớc theo quy định. Kiến nghị Thống đốc sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát, kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nuớc.

49

kết quả kiểm toán cho các cơ quan khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nuớc và pháp luật.

- Làm đầu mối, phối hợp với các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nuớc giúp Thống đốc xử lý các vấn đề liên quan đến hoạt động Kiểm toán Nhà nuớc tại Ngân hàng Nhà nuớc; Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ trong việc xem xét, trình Thống đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm, thi nâng ngạch kiểm soát viên, kiểm toán viên Ngân hàng Nhà nuớc.

- Đuợc quyền yêu cầu các đơn vị đuợc kiểm toán và tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, tài liệu phục vụ cho việc kiểm toán và báo cáo kết quả thực hiện các kết luận, kiến nghị của Vụ Kiểm toán nội bộ. Kiến nghị với Thống đốc xử lý theo quy định của pháp luật đối với tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở đơn vị kiểm toán hoặc cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật cho đơn vị kiểm toán.

- Thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo quy định của Ngân hàng Nhà nuớc.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thống đốc giao.

2.1.2.3. Cơ cấu tổ chức của Vụ Kiểm toán nội bộ

Cơ cấu tổ chức của Vụ kiểm toán nội bộ đuợc quy định tại điều 3 Quyết định 310/QĐ-NHNN ngày 26/02/2014 của Thống đốc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ kiểm toán nội bộ.

Vụ Kiểm toán nội bộ NHNN Việt Nam bao gồm 5 phòng chuyên đề chịu trách nhiệm quản lý theo lĩnh vực chuyên đề kiểm toán nhu: Báo cáo tài chính, dự án đầu tu, tuân thủ, hoạt động, kho quỹ, tin học, ngoại hối...(Xem Sơ đồ 2.2. Cơ cấu tổ chức của Vụ Kiểm toán nội bộ)

50

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức của Vụ Kiểm toán nội bộ

- Phòng Xây dựng chương trình và thẩm định báo cáo kiểm toán (Phòng Kiểm toán I)

Nhiệm vụ chính của phòng là chịu trách nhiệm điều phối việc lập kế hoạch kiểm toán hàng năm và thẩm định đánh giá chất lượng của báo cáo kiểm toán, chịu trách nhiệm về hành chính, quản trị và tổ chức của Vụ. Tổng hợp báo cáo kết quả tình hình thực hiện nhiệm vụ và kế hoạch công tác của Vụ, tổng hợp kết quả thực hiện các kiến nghị của các đoàn kiểm toán nội bộ, làm đầu mối tham mưu cho lãnh đạo Vụ, Thống đốc trong việc cung cấp tài liệu và tổng hợp tham gia ý kiến đối với Kiểm toán Nhà nước hàng năm thực hiện kiểm toán ngân sách tiền và tài sản Nhà nước tại NHNN Việt Nam.

- Phòng kiểm toán Báo cáo tài chính và các dự án đầu tư (Phòng Kiểm toán II)

Nhiệm vụ chính là kiểm toán BCTC và kiểm toán các dự án đầu tư; Phân tích đánh giá các rủi ro liên quan đến BCTC và dự án đầu tư. Nội dung

51

kiểm toán tập trung vào việc đánh giá tính trung thực, hợp lý của BCTC của các đơn vị NHNN và của toàn hệ thống; Đối với các dự án đầu tu kiểm toán tậ trung vào việc đánh giá tính tuân thủ quy trình thực hiện dự án, hệ thống văn bản pháp lý của dự án, tiến độ thực hiện, và giá trị quyết toán của dự án.

Theo dõi và phúc tra việc chỉnh sửa tồn tại và thực hiện kiến nghị sau kiểm toán liên quan đến chuyên đề kiểm toán BCTC và dự án đầu tu.

- Phòng kiểm toán tuân thủ và hoạt động ( Phòng Kiểm toán III)

Nhiệm vụ chính là tiến hành kiểm toán tuân thủ và hoạt động đối với các chi nhánh tỉnh, thành phố.

Kiểm toán tuân thủ và hoạt động đối với các Vụ, Cục tại Trụ sở chính NHTW.

Nội dung kiểm toán tập trung vào việc đánh giá công tác tổ chức điều hành và sử dụng nguồn lực, việc thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn theo chức năng nhiệm vụ đuợc giao, đánh giá hệ thống KSNB, tính hiệu quả trong hoạt động của đơn vị đuơc kiểm toán.

Theo dõi và phúc tra việc chỉnh sửa tồn tại và thực hiện kiến nghị sau kiểm toán liên quan đến chuyên đề kiểm toán tuân thủ và hoạt động.

- Phòng kiểm toán tin học và ngoại hối (Phòng Kiểm toán IV)

Nhiệm vụ chính là chịu trách nhiệm kiểm toán nghiệp vụ dự trữ ngoại hối nhà nuớc và kiểm toán hoạt động tin học của NHNN. Hoạt động kiểm toán nghiệp vụ quản lý dự trữ ngoại hối nhà nuớc bao gồm: Kiểm toán việc xây dựng chính sách quản lý dự trữ ngoại hối nhà nuớc nhu tham muu xây dựng hạn mức dự trũ ngoại hối nhà nuớc trình Thủ tuớng Chính phủ phê duyệt hàng năm, việc tham muu xây dựng tiêu chuẩn, hạn mức đầu tu dự trữ ngoại hối, cơ cấu quỹ dự trữ ngoại hối, quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng, tham muu cho Thống đốc quyết định các phuơng án can thiệp thị truờng ngoại hối khi cần thiết.

52

Giám sát việc thực hiện quản lý dự trữ ngoại hối Sở Giao dịch thông qua phần mềm giao dịch, kiểm tra việc thực hiện nghiệp vụ đầu tu, kinh doanh ngoại hối đảm bảo tuân thủ các quy định về hạn mức, phân quyền giao dịch, đối tác, tỷ giá, lãi suất ...

Hoạt động kiểm toán tin học tập trung vào kiểm toán trang bị hạ tầng công nghệ thông tin, an toàn vật lý, bảo trì, bảo duỡng hệ thống tin học, chế độ kiểm soát truy cập, việc tuân thủ quy trình vận hành phần mềm, khôi phục, sao luu dữ liệu và hệ thống tin học dự phòng.

- Phòng kiểm toán nghiệp vụ phát hành tiền và hoạt động kho quỹ (Phòng Kiểm toán V)

Nhiệm vụ chính là kiểm toán nghiệp vụ phát hành tiền của NHNN; đánh giá việc xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch in đúc tiền, xem xét đánh giá mức độ hợp lý đối với tỷ lệ, cơ cấu mệnh giá tiền phát hành. Việc điều hòa và luu thông tiền mặt giữa các đơn vị Chi nhánh với Trung uơng, giữa các vùng miền trong toàn quốc.

Kiểm toán đánh giá việc chấp hành các quy định liên quan đến an toàn kho, quỹ tại NHNN bao gồm các chi nhánh và các Kho tiền Trung uơng.

Giám sát công tác tiêu hủy tiền và sản phẩm hỏng tại Kho tiền Trung uơng và Nhà máy in tiền Quốc gia.

Giám sát qua mạng các báo cáo về công tác kho quỹ.

2.2. THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI NGÂN

HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

2.2.1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Hiện tại cơ sở pháp lý để thực hiện công tác kiểm toán nội bộ NHNN bao gồm:

53

16/6/2010 đã dành riêng Chương VI quy định về Kiểm toán nội bộ điều này được xem là một bước tiến quan trọng trong việc tạo hành lang pháp lý cho công tác kiểm toán nội bộ. Luật Ngân hàng Nhà nước khẳng định lại 4 vấn đề đó là:

i) Khẳng định lại Kiểm toán nội bộ là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của NHNN;

ii) Xác định chức năng, nhiệm vụ của KTNB là thực hiện kiểm toán tất cả các đơn vị thuộc hệ thống NHNN phù hợp với kế hoạch kiểm toán đã được phê duyệt hoặc theo yêu cầu của Thống đốc;

iii) Xác định mục tiêu của KTNB là đánh giá về hiệu quả hoạt động KSNB nhằm bảo đảm độ tin cậy của BCTC, hiệu lực của các hoạt động, tuân thủ pháp luật, quy định, quy trình của NHNN, bảo đảm an toàn tài sản.

iv) Nguyên tắc hoạt động của KTNB là tuân thủ pháp luật, quy định, quy trình, kế hoạch đã được Thống đốc phê duyệt, bảo đảm tính độc lập, trung thực, khách quan, giữ bí mật nhà nước và bí mật của đơn vị được kiểm toán; không làm cản trở hoạt động bình thường của đơn vị được kiểm toán; theo đó KTNB được tiếp cận tài liệu, hồ sơ, giao dịch và các tài liệu cần thiết khác của đối tượng kiểm toán để thực hiện mục tiêu kiểm toán.

- Thông tư số 16/2011/TT-NHNN ngày 17/8/2011 của NHNN quy định về kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ.

Thực hiện Luật Ngân hàng Nhà nước số 46/2010/QH12, ngày 17/8/2011 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký ban hành Thông tư số 16/2011/TT-NHNN quy định về KSNB và KTNB Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thông tư này thay thế các quy định về hoạt động kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ ban hành theo quyết định 486/2003/QĐ-NHNN ngày 19/5/2003. Theo đó, thông tư đã quy định cụ thể:

54

vị; trách nhiệm của Vụ Kiểm toán nội bộ đối với hoạt động kiểm soát, KTNB trong hệ thống NHNN.

Quy định về nguyên tắc hoạt động kiểm soát nội bộ và KTNB.

Quy định tiêu chuẩn Truởng đoàn kiểm toán; nhiệm vụ, quyền hạn đối với

Truởng đoàn kiểm toán, thành viên đoàn kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán. - Quy chế Kiểm soát viên NHNN ban hành kèm theo Quyết định số 15/2000/QĐ-NHNN4 ngày 11/01/2000 của Thống đốc; trong đó quy định về điều kiện, tiêu chuẩn cán bộ để bổ nhiệm vào ngạch Kiểm soát viên NHNN; đồng thời cũng quy định nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn, quyền lợi của kiểm soát viên.

- Về các quy trình kiểm toán: Trên cơ sở các quy định vị trí chức năng nhiệm vụ của Kiểm toán nội bộ, Thống đốc NHNN đã ban hành một số quy trình KTNB huớng dẫn Kiểm soát viên thực hiện kiểm toán các lĩnh vực, chuyên đề cụ thể bổ sung, chỉnh sửa các quy trình nghiệp vụ đã ban hành truớc đây không còn phù hợp.Quá trình xây dựng các quy trình kiểm toán đã dựa trên quy định trong các văn bản pháp luật của Nhà nuớc và của NHNN, có sự kết hợp với tham khảo các quy định của NHTW một số nuớc trên thế giới đang áp dụng. Về cơ bản, các quy trình kiểm toán đuợc xây dựng trên nguyên tắc quy định đầy đủ các buớc của quy trình kiểm toán theo thông lệ chung tạo hành lang thuận lợi cho việc chỉ đạo và triển khai thực hiện kiểm toán tại các đơn vị thuộc NHNN. Các quy trình kiểm toán đã đuợc nghiên cứu, xây dựng và ban hành bao gồm:

+ Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính NHNN số 1342/NHNN-KTNB ngày 21/02/2011 của Thống đốc NHNN.

+ Quy trình kiểm toán dự án đầu tu số 2725/QyĐ-NHNN ngày 7/5/2012 của Thống đốc NHNN.

55

thông tin số 4918/QyĐ-NHNN ngày 7/8/2012 của Thống đốc NHNN.

+ Quy trình kiểm toán tuân thủ và hoạt động đối với NHNN Chi nhánh tỉnh, thành phố số 1343/NHNN-KTNB ngày 21/2/2011 của Thống đốc

Một phần của tài liệu 0048 giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán nội bộ tại NH nhà nước việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w