2.3.2.1. Những hạn chế, tồn tại trong quy trình kiểm toán nội bộ củaNgân hàng Nhà nước Việt Nam
Mặc dù đạt được những kết quả đáng kể, song quy trình kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước cũng còn bộc lộ nhiều hạn chế, cần phải có những giải pháp để xây dựng và phát triển trong thời gian tới, đó là:
Thứ nhất, hạn chế trong bước chuẩn bị kiểm toán:
- Chưa thực hiện việc đánh giá và xác định rủi ro kiểm toán, chưa xây dựng được hồ sơ danh mục rủi ro đối với từng mặt hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước để đưa ra quyết định nên tập trung nguồn lực kiểm toán những đơn vị nào, trong đó nên tập trung vào kiểm toán nghiệp vụ, lĩnh vực nào của đơn vị đó với những phương pháp kiểm toán phù hợp. Hạn chế này có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ. Việc xác định đúng trọng tâm, trọng điểm các đơn vị, các lĩnh vực nghiệp vụ có mức độ rủi ro cao (rủi ro trọng yếu) cần tập trung thực hiện kiểm toán, sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm toán nội bộ. Vì sẽ rút ngắn được thời gian thực hiện kiểm toán tại đơn vị, do không thực hiện kiểm toán dàn trải tất cả các mặt nghiệp vụ, các mặt hoạt động của đơn vị mà tập trung thực hiện kiểm toán những lĩnh vực được đánh giá là rủi ro.
78
- Việc lập kế hoạch kiểm toán hàng năm hiện tại của Vụ Kiểm toán nội bộ chưa được thực hiện trên cơ sở mức độ rủi ro của từng đơn vị. Trong bước lập kế hoạch KTNB chỉ được lập theo từng năm mà chưa có kế hoạch chiến lược trong vòng 3-5 năm theo các mục tiêu của NHNN, theo hướng hạn chế các rủi ro trong từng giai đoạn nhất định. Kế hoạch KTNB hàng năm chủ yếu được thực hiện dựa trên tần suất kiểm toán các đơn vị (trong 3 năm gần nhất), gần như theo chu kỳ mà chưa thực hiện lập kế hoạch trên cơ sở đánh giá, xếp hạng rủi ro của các đơn vị thuộc NHNN. Điều này dẫn đến chất lượng công tác kiểm toán chưa cao. Bên cạnh đó, việc lập kế hoach kiểm toán hàng năm tổng hợp trên cơ sở các phòng chuyên đề tại Vụ Kiểm toán nội bộ lập nên khi Phòng Kiểm toán I tổng hợp kế hoạch kiểm toán cho từng chuyên đề còn có sự chồng chéo, khó kết hợp các chuyên đề kiểm toán khác nhau, dẫn đến ảnh hưởng tới chi phí một cuộc kiểm toán.
Thứ hai,hạn chế trong quá trình thực hiện kiểm toán:
Quy trình kiểm toán tại Vụ KTNB chủ yếu kiểm tra tính tuân thủ, từ việc kiểm tra tài liệu, phỏng vấn đến việc ghi chép kết quả kiểm toán. Do đó mà giá trị của hoạt động KTNB do quy trình hiện tại là không cao do chưa xem xét đầy đủ các rủi ro tiềm tàng, cố hữu trong hoạt động của đơn vị được kiểm toán.
Khi tiến hành kiểm toán, các Đoàn kiểm toán đã sử dụng phương pháp chọn mẫu để kiểm tra các chứng từ, tài liệu, hồ sơ nghiệp vụ thay cho việc tiến hành kiểm tra tất cả hồ sơ. Việc tiến hành chọn mẫu kiểm toán đã làm cho thời gian tiến hành kiểm toán được rút ngắn. Tuy nhiên, việc tiến hành chọn mẫu chủ yếu dựa trên đánh giá định tính chủ quan của từng kiểm toán viên và các kiểm toán viên có trình độ cũng khác nhau nên đôi khi việc chọn mẫu kiểm toán không khái quát, đánh giá được hiệu quả của việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.
79
Kết quả kiểm toán tập trung chủ yếu vào tính chính xác về mặt số học còn tốn khá nhiều thời gian vào việc kiểm tra đối chiếu mà không tập trung vào đánh giá quá trình kiểm soát nội bộ. Ví dụ, khi kiểm toán, Kiểm toán viên phát hiện có những khoản chi hạch toán sai tài khoản, chi sai chế độ thì chỉ yêu cầu chỉnh sửa về mặt số học. Trong khi đó trách nhiệm của Kiểm toán viên là phải đánh giá rằng các nguyên tắc kiểm soát nội bộ đã không đuợc thực hiện nghiêm túc, hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động không hiệu quả. Trong truờng hợp đó, Kiểm toán viên phải đánh giá việc thực hiện chức năng nhiệm vụ và thẩm quyền của từng cá nhân liên quan đến giao dịch.
Hơn nữa, hiện nay vẫn chua có một danh mục câu hỏi đuợc thiết lập để sử dụng trong hoạt động kiểm toán của Vụ Kiểm toán nội bộ nhằm chuẩn bị những điểm quan trọng cần đi vào những vấn đề trọng tâm, đúng vấn đề mình cần làm. Việc thu thập hồ sơ đơn vị, luu trữ hồ sơ sau kiểm toán còn tuỳ tiện, chua khoa học, chua giúp nhiều cho công tác thực hiện kiểm toán.
2.3.2.2. Nguyên nhân
- Do những bất cập trong cơ cấu tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ Ngân hàng Trung uơng: Chua xây dựng và thành lập bộ phận đánh giá rủi ro riêng biệt; hầu hết các đơn vị Chi nhánh chua xác định đuợc các rủi ro của mình, NHNN chua xây dựng đuợc khung rủi ro chung.
- Cơ sở để tiến hành kiểm toán là các văn bản pháp quy của Nhà nuớc, của NHNN và các Bộ, Ngành có liên quan. Vì vậy, công tác kiểm toán gặp khó khăn, vuớng mắc nhất định khi hệ thống các văn bản pháp luật thiếu đồng bộ, bất cập với thực tiễn, chậm đuợc ban hành, sửa đổi, bổ sung. Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến chất luợng của hoạt động KTNB NHNN chua cao.
- Đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm toán còn nhiều bất cập nhu: + Số luợng ít, trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm kiểm tra, kiểm soát còn
80
yếu, chưa có cái nhìn tổng quát, đánh giá toàn diện về hoạt động của từng đơn
vị nói riêng và hệ thống NHNN nói chung, chất lượng kiểm toán chưa cao, chủ yếu phát hiện ra các sai sót mà việc thực hiện tư vấn cho các đơn vị được
kiểm tra, kiểm soát chưa chưa đạt được hiệu quả tối ưu để từ đó hướng dẫn, điều chỉnh hoạt động của các đơn vị.
+ Phạm vi KTNB bao gồm toàn bộ các nghiệp vụ của NHTW, do đó đòi hỏi cán bộ làm công tác kiểm tra, kiểm soát phải am hiểu về các nghiệp vụ, chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị của NHNN. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm toán tại Vụ Kiểm toán nội bộ, ít được tham gia các buổi hội thảo, tham gia các lớp đào tạo và đào tạo lại về hoạt động kiểm soát, KTNB NHNN, các khóa đào tạo về các nghiệp vụ NHTW nhất là các nghiệp vụ mới như hệ thống thanh toán liên ngân hàng, công nghệ tin học ngân hàng, quản lý dự trữ ngoại hối.... Cán bộ làm công tác KTNB tại Vụ Kiểm toán nội bộ chưa được tham gia các khóa đào tạo về chứng chỉ kiểm toán trong nước và quốc tế.
+ Các kỹ năng mềm như khả năng giao tiếp, thuyết trình. ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kiểm tra, kiểm soát nhưng cán bộ làm công tác kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộ chưa được đào tạo bài bản. Kiểm soát viên Vụ Kiểm toán nội bộ chưa có mối quan hệ với các tổ chức Kiểm toán nội bộ bên ngoài nên ít có cơ hội để trao đổi, thảo luận, học hỏi và trau dồi các kỹ năng lập kế hoạch, thực hành kiểm tra, kiểm toán nội bộ, kỹ năng giao tiếp.
81
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2, luận văn đã phân tích phản ánh thực trạng quy trình KTNB của NHNN thông qua chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Vụ Kiểm toán nội bộ, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật và quy trình kiểm toán nội bộ. Đồng thời, luận văn đã nêu ra những mặt còn hạn chế, tồn tại trongquy trình KTNB của NHNN trong thời gian qua.Từ những đánh giá này, đề tài sẽ đưa ra các biện pháp hoàn thiện hoạt động KTNB trong chương tiếp theo.
82
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM