Qua nghiên cứu mô hình KTNB NHTW một số nước, chúng ta có thể rút ra được một số bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống Kiểm toán nội bộ NHNN Việt Nam, đó là:
39
1.3.2.1. Về xây dựng kế hoạch kiểm toán
Kiểm toán nội bộ thường chuẩn bị kế hoạch kiểm toán nhiều năm và từng năm trên cơ sở đánh giá, xếp loại mức độ rủi ro các hoạt động của Ngân hàng Trung ương. Khi thực hiện các cuộc kiểm toán, kiểm toán nội bộ đều áp dụng quy trình theo chuẩn mực kiểm toán nội bộ, gồm lập kế hoạch kiểm toán - thực hiện kiểm toán - lập báo cáo kiểm toán - đảm bảo chất lượng kiểm toán. Điều đáng chú ý là nhìn chung các nước đều đã áp dụng phương pháp kiểm toán dựa trên cơ sở đánh giá rủi ro với sự hỗ trợ tích cực của công nghệ thông tin. Việc phân tích, đánh giá các rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng Trung ương từ đó tập trung vào kiểm toán, phát hiện, ngăn chặn rủi ro xảy ra vừa nâng cao được hiệu quả hoạt động của Kiểm toán nội bộ, vừa phù hợp với các tiêu chuẩn kiểm toán nội bộ và thông lệ quốc tế.
1.3.2.2. về mô hình quản lý rủi ro
Công tác quản trị rủi ro luôn nhận được sự ủng hộ quan tâm từ các cấp lãnh đạo NHTW. Bên cạnh Vụ Kiểm toán nội bộ thường có một bộ phận phụ trách về công tác đánh giá rủi ro và quản lý rủi ro NHTW (có thể là Vụ Quản lý rủi ro hoặc bộ phận quản lý, phân tích đánh giá rủi ro...). Có sự phối hợp giữa hai cơ quan này trong việc phân tích, đánh giá rủi ro của NHTW.
1.3.2.3. Về phương pháp đánh giá rủi ro
Hầu hết các NHTW thường áp dụng việc phân loại, đánh giá rủi ro trên cơ sở thang điểm đưa ra các phương pháp quản trị rủi ro từ cấp lãnh đạo xuống bên dưới hoặc phương pháp quản trị rủi ro từ dưới lên, sử dụng sơ đồ nhiệt rủi ro để nhận diện và giám sát các rủi ro.
40
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, luận văn đã hệ thống hoá một cách khá đầy đủ lý luận cơ bản về quy trình kiểm toán nội bộ Ngân hàng Trung ương. Trong đó đã đi sâu phân tích các nội dung chủ yếu như: sự cần thiết của kiểm toán nội bộ Ngân hàng Trung ương; khái niệm, bản chất, chức năng, nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ; phạm vi và các loại hình kiểm toán nội bộ Ngân hàng Trung ương.Đồng thời, các vấn đề cơ bản về quy trình kiểm toán nội bộ Ngân hàng Trung ương cũng được đề cập, phân tích một cách rõ ràng, cụ thể, chi tiết các bước như sau: chuẩn bị kiểm toán, thực hiện kiểm toán, lập và gửi báo cáo kiểm toán, theo dõi việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán. Bên cạnh đó, trong chương này luận văn cũng nghiên cứu, tham khảo về một số đặc điểm về quy trình kiểm toán nội bộ Ngân hàng Trung ương Đức, Ngân hàng Trung ương Pháp và Ngân hàng Trung ương Singapore. Trên cơ sở đó, rút ra những bài học kinh nghiệm đối với quy trình kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
41
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN NỘI BỘ