Một chương trình kiểm toán hoàn thiện phải là một chương trình kiểm toán đúng, tuân thủ đầy đủ các quy định, phù hợp với chế độ và chuẩn mực kiểm toán hiện hành. Thực tế quy trình đánh giá rủi ro NHNN Việt Nam là một quy trình mới đòi hỏi phải có cán bộ am hiểu nghiệp vụ, các KTV giàu kinh nghiệm thực hiện vì thế ngoài việc đưa ra các phương hướng hoàn thiện nhằm nâng cao chất lượng cho cuộc kiểm toán thì phải xét đến tính khả thi. Có nghĩa là phải tính đến trình độ của người thực hiện nó như thế nào mà vẫn thực hiện được cuộc kiểm toán hoàn tất một cách có hiệu quả với chi phí kiểm toán thấp nhất. Hay nói cách khác hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ chịu tác động ảnh hưởng rất lớn bởi yếu tố con người, năng lực, tinh thần trách nhiệm, sáng tạo của các KTV. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cán bộ thực hiện KTNB tại NHNN gồm:
3.2.4.1. Giải pháp về đào tạo
Không ngừng củng cố đào tạo, nâng cao trình độ của KTV bằng cách thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo trong nước và nước ngoài đối với KTV đặc biệt là các cán bộ mới được tuyển dụng, có sự luân chuyển cán bộ từ Vụ Kiểm toán nội bộ xuống các Vụ, Cục chức năng để tham gia tác nghiệp tiếp cận với các nghiệp vụ NHTW sau đó luân chuyển trở lại làm công tác kiểm toán. Cử tham gia đào tạo tập huấn tại nước ngoài thu thập những kiến thức mới về kiểm toán trên cơ sở đánh giá rủi ro và kinh nghiệm thực tế tại các nước. Tranh thủ sự hỗ trợ của các dự án quốc tế như dự án
100
CIDA, Dự án hiện đại hóa ngân hàng (FSMIMS) trong cấu phần đào tạo một cách có hiệu quả.
Vì vậy, cần thiết phải xây dựng một chương trình đào tạo, bồi dưỡng để khắc phục những bất cập, nâng cao trình độ cán bộ của Vụ kiểm toán nội bộ. Chương trình đào tạo phải được thiết kế từ thấp đến cao, trang bị những kiến thức cơ bản về kiểm toán và kiểm toán nội bộ. Đồng thời phải bao gồm cả những khoá học mang tính thực tiễn, đề cập những quy trình và những tình huống kiểm toán. Tăng cường các chương trình đào tạo cơ bản và đào tạo chuyên sâu nhằm hình thành đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực KTNB. Đối với các chương trình đào tạo cơ bản có thể tiến hành tại chỗ theo nhiều hình thức như mời các chuyên gia trong nước hoặc các chuyên gia nước ngoài giảng dạy. Đối với những kiến thức mang tính chuyên sâu, nhất là những kiến thức về quản lý hoạt động kiểm toán, kiến thức mang tính chuyên sâu về xác định, đánh giá rủi ro; phương pháp kiểm toán trên cơ sở rủi ro theo chuẩn mực kiểm toán nội bộ quốc tế có thể tổ chức đào tạo ở nước ngoài để khảo sát và học tập ở nước ngoài để học tập kinh nghiệm thực tế của KTNB của NHTW các nước.
Phối hợp với các tổ chức quốc tế, các dự án tổ chức các buổi hội thảo về KSNB và KTNB NHTW với sự tham gia của các Vụ, Cục nhằm nâng cao nhận
thức, trách nhiệm của đơn vị, đặc biệt là trách nhiệm tự đánh giá rủi ro và thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro trong phạm vi hoạt động của đơn vị mình.
3.2.4.2. Giải pháp về tuyển dụng, luân chuyển cán bộ
Đề xuất cơ chế điều động và tuyển dụng cán bộ đặc thù đối Vụ Kiểm toán nội bộ; thực hiện tuyển dụng các cán bộ có kinh nghiệm tại các Vụ, Cục NHTW đã kinh qua các nghiệp vụ thực tế. Mặt khác cần luân chuyển các cán bộ của Vụ Kiểm toán nội bộ đến các Vụ, Cục tại trụ sở chính để tạo điều kiện
101
cho cán bộ làm công tác kiểm toán có cơ hội đi thực tế, tiếp cận và cập nhật kiến thức một cách toàn diện.
3.2.4.3. Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ theo các tiêu chuẩn
Thực hiện chuyển ngạch Kiểm soát viên NHNN sang ngạch Kiểm toán viên NHNN theo đúng nghĩa đồng thời cũng quy định các tiêu chuẩn đối với KTV về mặt trình độ, phẩm chất cụ thể: KTV NHNN phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:
-Về trình độ, kiến thức: Phải có trình độ Đại học trở lên với các chuyên ngành đào tạo phù hợp công việc như tài chính ngân hàng, kế toán, kiểm toán, tin học, xây dựng, kiến trúc... phải có các chứng chỉ tin học và ngoại ngữ thành thạo trong giao tiếp xử lý công việc với chuyên gia nước ngoài. Kiến thức càng rộng và càng sâu thì càng giúp KTV phát hiện rủi ro, đánh giá rủi ro và có biện pháp ngăn ngừa rủi ro hợp lý nhất, hợp lý được hiểu là có thể thực hiện được, chi phí có thể chấp nhận được và ngăn ngừa được rủi ro.
- Về kinh nghiệm: Phải thành thạo nghiệp vụ là yếu tố quyết định hiệu quả kiểm toán. Thành thạo nghiệp vụ còn giúp cho kiểm toán viên tự tin trong khi thực hiện kiểm toán, tính khách quan trong kiểm toán được đảm bảo,có khả năng vận dụng thành thạo những kiến thức của mình vào tình huống thực tế và xử lý linh hoạt các tình huống đó. Vì vậy, thành thạo nghiệp vụ phải là một tiêu chuẩn hàng đầu đối với KTV. Hạn chế lớn nhất của kiểm soát viên Vụ kiểm toán nội bộ là còn thiếu nhiều kiến thức và kỹ năng thực hành kiểm toán. Việc tuyển dụng và tiếp nhận cán bộ mới phần nào chưa đáp ứng được các yêu cầu của công tác KTNB.
- Về kỹ năng: Phải biết lắng nghe, tìm hiểu: Khi làm việc tại Vụ Kiểm toán nội bộ, KTV cần thu thập được nhiều thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, sau đó cần sàng lọc thông tin. Việc có nhiều thông tin, thông tin càng
102
nhanh thì giúp KTV phản ứng và ngăn ngừa rủi ro càng nhanh, giúp so sánh đối chiếu để sàng lọc thông tin nào đáng tin cậy.
- Biết cách đặt câu hỏi, có khả năng thuyết phục.
KTV thường xuyên phải tìm hiểu nguyên nhân của mọi vấn đề tồn tại; chỉ khi biết được nguyên nhân, KTV mới đưa ra được phương án xử lý, đưa ra được các đề xuất kiến nghị có tính khả thi và hợp lý.