- Chỉ thị 01/CTNHNN về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ đảm
T vực Quy mô
2.2.4.3 Quản lý khả năng thanh khoản
Bảng 2.12: Khả năng thanh khoản của PGBANK
dư nợ/huy động vốn giảm dần nhờ mức độ tăng nhanh huy động tiền gửi của khách hàng. Điều này phù hợp với chiến lược phát triển nguồn vốn cơ bản của ngân hàng. Chỉ số tài sản thanh khoản (tiền và các khoản tương đương tiền tại quỹ, tiền gửi tại NHNN, tiền gửi thanh tốn tại các TCTD khác)/Tổng nợ phải trả có xu hướng được cải thiện qua các năm.
Công tác quản lý thanh khoản của ngân hàng đang được cải thiện, đặc trưng là việc thiết lập cơ chế kiểm soát và theo dõi hợp lý tình trạng thanh khoản hàng ngày và dài hạn. PGBANK luôn tuân thủ đúng quy định của NHNN về dự
trữ bắt buộc, tỷ lệ khả năng chi trả, quản lý tốt dòng tiền vào ra của hệ thống theo kỳ đáo hạn để chủ động xử lý nguồn vốn thanh khoản khi thiếu hụt hoặc thặng dư. Năm 2010, do tăng trưởng nóng về tín dụng, trong khi vốn huy động trên thị trường 1 không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng vốn (tăng trưởng dư nợ 74%) trong khi tăng trưởng tiền gửi 57.66%, PGBANK đã chủ động áp dụng các chính sách huy động vốn linh hoạt để tăng trưởng huy động vốn trên thị trường 1 đảm bảo nguồn vốn ổn đinh, đồng thời kết hợp huy động vốn trên thị trường 2 để đảm bảo khả năng thanh khoản. Chỉ số thanh khoản được cải thiện dần qua các năm 2011, 2012, 2013. Nguyên nhân dẫn đến thanh đổi thanh khoản là do mức tăng trưởng tín dụng năm 2012 chậm dần và đến năm 2013 chỉ còn 11%, thấp hơn mức tăng trưởng tín dụng tồn ngành ngân hàng ở mức 12.5%. Trước khó khăn chung của thi trường tiền tệ PGBANK đã chủ động kiểm soát tốc độ tăng trưởng huy động vốn phù hợp với tăng trưởng tín dụng, tích cực thúc đẩy huy động ngoại tệ để cân đối nguồn cho vay, chủ động điều chỉnh lãi suất đảm bảo số dư huy động VND ở mức phù hợp và hiệu quả từng thời kỳ.