Định hướng hoạtđộng cho vay của Ngân hàng TMCP Sài Gòn-

Một phần của tài liệu Chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 77 - 79)

3.1. Định hướng hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - HàNội. Nội.

3.1.1. Định hướng phát triển của Ngành Ngân hàng.

Chính Phủ nhìn nhận: “Hệ thống ngân hàng, tiền tệ và hoạt động của TCTD như những mạch máu trong nền kinh tế, có vị trí vô cùng trọng yếu trong tổng thể hệ thống tài chính quốc gia”. Nhằm hướng tới phát triển bền vững và ổn định nền kinh tế vĩ mô thì đòi hỏi hoạt động của hệ thống các TCTD cũng phải được tiếp tục ở mức đảm bảo. Sự ổn định này cần được bảo đảm qua việc đồng bộ thực hiện và phối hợp hiệu quả giữa các chính sách: tiền tệ, tài khóa, cũng như một số chính sách kinh tế vĩ mô khác. Đồng thời cũng đòi hỏi sự phát triển cân đối, hài hòa giữa các khu vực tập trung vốn trong nền kinh tế: ngân hàng, bảo hiểm và chứng khoán. Trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng ngày càng yêu cầu mọi NHTM ở Việt Nam phải bền vững phát triển, hoạt động an toàn với mục tiêu cạnh tranh bình đẳng cùng những NHTM ở khu vực cũng như trên thế giới. Vì lý do đó, Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược phát triển Ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” hướng đến mục tiêu phát triển hệ thống các NHTM theo chiều: những TCTD trong nước giữ vị trí chủ lực; thực hiện bền vững, hiệu quả và an toàn, minh bạch, cạnh tranh; đa dạng cấu trúc, loại hình, quy mô sở hữu; lấy công nghệ làm nền tảng thực hiện quản trị ngân hàng tiên tiến, áp dụng theo tiêu chuẩn quốc tế trong hoạt động.

Một trong các mục tiêu của chiến lược này là hướng đến phát triển hệ thống các TCTD thích hợp, căn cứ theo thực trạng của hệ thống cùng thực trạng điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ:

Thời kỳ 2018 - 2020:

triệt để xử lý nợ xấu và những TCTD yếu kém bằng các phương án thích hợp theo cơ chế thị trường dựa vào nguyên tắc thận trọng, đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền đồng thời giữ vững sự an toàn, ổn định hệ thống; tiến hành giảm số lượng TCTD yếu kém để đạt số lượng các TCTD phù hợp, hoạt động lành mạnh;

+ Tiếp tục làm trong sạch, minh bạch tài chính, nâng cao khả năng về quản trị của TCTD, phù hợp với thông lệ quốc tế; xóa bỏ từng bước thực trạng sở hữu chéo, đầu tư chéo cũng như sở hữu mang tính chi phối, thao túng trong những TCTD liên quan; tích cực thoái vốn ngoài ngành của NHTM.

+ Mục tiêu đến cuối năm 2020:

Các NHTM đạt mức vốn tự có theo chuẩn mực Basel II, trong đó tối thiểu 12 - 15 NHTM tuân thủ Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn trở lên; tối thiểu một hoặc hai NHTM có tên ở danh sách 100 ngân hàng lớn nhất (xét theo tổng tài sản) ở khu vực châu Á;

Gia tăng tỷ trọng thu nhập từ các dịch vụ phi tín dụng trong tổng thu nhập của NHTM lên mức 12 - 13%; hoàn tất công tác niêm yết cổ phiếu của NHTM cổ phần lên thị trường chứng khoán Việt Nam; thực hiện điều chỉnh tăng số vốn pháp định với các quỹ tín dụng nhân dân;

Giảm tỷ lệ nợ xấu tại các TCTD (kể cả những món nợ đã được VAMC mua cũng như nợ đã sử dụng những biện pháp phân loại) xuống mức nhỏ hơn 3% (không gồm những NHTM yếu kém được Chính phủ phê duyệt phương án xử lý).

Thời kỳ 2021 - 2025:

+ Tiếp tục cải thiện năng lực cạnh tranh, nâng cao tính minh bạch và sự tuân thủ các chuẩn mực, thông lệ quốc tế trong thực hiện quản trị và hoạt động của các TCTD;

+ Mục tiêu đến cuối năm 2025:

Có tối thiểu từ hai đến ba NHTM có tên ở danh sách 100 ngân hàng lớn nhất (xét theo tổng tài sản) ở châu Á và ba đến năm ngân hàng thực hiện niêm yết cổ phiếu ở thị trường chứng khoán quốc tế;

nghiệm áp dụng Basel II theo phương pháp nâng cao ở một số NHTM Nhà nước có khả năng chi phối và NHTM cổ phần có chất lượng quản trị cao và đã thực hiện sử dụng Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn;

Gia tăng tỷ trọng thu nhập từ các hoạt động dịch vụ phi tín dụng trong tổng thu nhập của NHTM ở mức 16 - 17%;

Nợ xấu toàn hệ thống các TCTD tiếp tục duy trì dưới 3%.

Tăng hiệu quả bố trí nguồn vốn phục vụ yêu cầu đầu tư kinh tế - xã hội phát triển; khuyến khích tập trung “tín dụng xanh”; tập trung nguồn vốn cho vay NHTM đầu tư đến năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, những lĩnh vực ít CO2. Thực hiện đưa những nội dung phát triển bền vững, tăng trưởng xanh và hạn chế biến đổi khí hậu vào trong những dự án, chương trình, sản phẩm cho vay ở NHTM.

Một phần của tài liệu Chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w