Thực hiện phân loại nợ nghiêm túc và trích lập dự phòng đi kèm với đó là

Một phần của tài liệu Chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 87 - 89)

đó là tăng cường hiệu quả xử lý nợ xấu.

SHB phải nghiêm túc thực hiện sắp xếp nhóm nợ, không để xảy ra việc vì lợi nhuận nên triển khai không chính xác công tác sắp xếp và trích lập dự phòng các nhóm nợ. SHB phải chủ động dựa vào tính chất để phân loại, xem xét tính khả thi trong việc thu hồi của món vay, nghiêm túc sắp xếp nhóm nợ với những trường hợp quá hạn, không tuân thủ hợp đồng tín dụng, đồng thời, trích lập đầy đủ dự phòng

nhằm giảm thiểu tổn hại có thể có.

Nợ quá hạn, nợ xấu giống như một yếu tố tự nhiên tồn tại ở mọi Ngân hàng, do đó phải hình thành một cơ chế hiệu quả xử lý nợ. Tuy nhiên, việc xử lý đòi hỏi phải gắn liền với triển khai các biện pháp hạn chế, phòng ngừa nợ mới phát sinh và bảo đảm phần trăm nợ xấu duy trì ở ngưỡng an toàn. Phải phân công chức năng, nhiệm vụ rõ ràng cho những bộ phận liên quan, và xây dựng một bộ máy được tổ chức có năng lực, có sức mạnh nhằm giải quyết những khó khăn phát sinh trong triển khai xử lý nợ.

Hiện nay SHB đã có “Ban quản lý và xử lý nợ có vấn đề” dưới quyền trực tiếp Tổng giám đốc với nhiệm vụ chuyên trách thực hiện về giải quyết và thu hồi các món nợ vay có vấn đề (gồm các món vay đang theo dõi nội bảng và ngoại bảng). Tuy nhiên, công tác xử lý nợ phải được thực hiện theo tuần tự và thận trọng, tránh nóng vội, cụ thể:

- Cần tìm hiểu chi tiết tình hình kinh doanh, TSBĐ, sự tích cực từ phía khách hàng: đánh giá cơ hội hồi phục hoạt động SXKD; tiềm năng thanh toán gốc, lãi khoản vay; thiện chí của bên đi vay, tình trạng TSBĐ và khả năng xử lý.

- Cần có phương án hợp lý, uyển chuyển khi xử lý căn cứ theo đặc trưng của khách hàng, tiềm lực chi nhánh hiện có và bảo đảm hiệu quả cao nhưng thích hợp về mặt chi phí: dùng hình thức thanh lý hay hình thức khai thác.

Để khắc phục được tình trạng nợ xấu kéo dài, giảm thiểu nợ xấu mới phát sính, SHB cần hành động theo các biện pháp cụ thể sau:

- Thiết lập và hoàn thiện quy trình xử lý nợ: làm rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân tham gia xử lý nợ có vấn đề. Quy trình cũng nên đưa cơ chế đánh giá chất lượng xử lý của từng cán bộ tham gia.

- Xây dựng cơ chế thưởng khi thực hiện hoàn thiện xử lý nợ xấu nhằm khích lệ, tạo động lực tích cực đối với các chuyên viên xử lý nợ.

- Tổ chức những buổi tập huấn, khóa học chuyên sâu nhằm bồi đắp, củng cố trình độ cũng như kinh nghiệm chuyên viên trong bộ phận xử lý nợ do đặc thù của

hoạt động xử lý nợ khác với cho vay hay thẩm định đơn thuần. SHB nên chú trọng trang bị cho các chuyên viên này trình độ về luật chuyên sâu, khả năng thuyết phục và phân tích ngoài những yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ.

- Trong quản lý sau vay, định kỳ theo tháng, Ban quản lý và xử lý nợ có vấn đề

nên tiếp nhận những thông tin có liên quan đến nhóm nợ hiện tại trong toàn hệ thống của SHB. Các món vay bị chuyển thành nợ xấu, nợ quá hạn chuyên viên tín dụng cần

nêu rõ lý do quá hạn, thời hạn khách hàng cam kết cùng ý kiến xử lý của ĐVKD. Việc

theo dõi ngay từ đầu những diễn biến nợ quá hạn sẽ giúp cho Ban quản lý và xử lý nợ

có vấn đề hình thành xong kho lưu trữ dữ liệu riêng về khách hàng, qua đó sẽ đề xuất

biện pháp quản lý, thúc giục nhắc nhở và xử lý khác nhau với từng chủ thể.

Một phần của tài liệu Chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 87 - 89)