Tăng trưởng hoạtđộng cho vay ổn định

Một phần của tài liệu Chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 85 - 87)

Tăng trưởng cho vay phải hướng tới phương châm an toàn, ổn định cùng tiến đến mục tiêu phát triển bền vững. Dựa vào những dự báo kinh tế vĩ mô, dễ nhận định rằng nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới sẽ gặp nhiều khó khăn. Bắt đầu từ 2019, phần trăm dùng vốn kỳ hạn ngắn cho vay kỳ hạn lớn hơn một năm sẽ được điều chỉnh hạ tới mức 40%, SHB sẽ cần thực hiện cơ cấu lại kỳ hạn các nguồn vốn giải ngân nhằm tuân thủ tỷ lệ an toàn vốn. Bên cạnh đó, trong hoàn cảnh hiện nay, nghiệp vụ huy động vốn với kỳ hạn lớn hơn một năm vẫn còn khó khăn, lãi suất có nhiều áp lực. Ngoài ra, nguồn vốn từ vay ngoại tệ hoặc được tài trợ thương mại của những định chế tài chính quốc tế của SHB sẽ đối mặt với chi phí vốn ngoại tệ biến động, bị thay đổi tăng lên. Không những thế, hệ số rủi ro của các khoản vay kinh doanh bất động sản cũng được điều chỉnh tăng từ mức 200% lên đến 250%, điều này ảnh hưởng làm các NHTM khác cũng như SHB càng giảm thiểu rót vốn giải ngân lĩnh vực này. Thực hiện áp dụng hệ số CAR theo tiêu chuẩn Basel II bắt đầu từ năm 2020, SHB muốn thúc đẩy tăng trưởng hoạt động cho vay thì lượng vốn tự có gia tăng phải bảo đảm ở mức tương ứng. Trong điều kiện đó, SHB nên triển khai một vài giải phải cải thiện như:

3.2.5.1. Đẩy mạnh cạnh tranh về sản phẩm cho vay.

các nhà băng đều áp dụng những chính sách sản phẩm hấp dẫn nhằm lôi kéo khách hàng. Trong hoàn cảnh như vậy việc hình thành sản phẩm cho vay thích hợp là rất cần thiết để mang lại ưu thế cạnh tranh lớn với SHB. Trong thực tế ngành ngân hàng hiện nay, những sản phẩm triển khai đều tương đối giống nhau về hình thức, thiếu đi những đột phá để phục vụ nhu cầu đa dạng của khách vay nhưng vẫn giữ được sự an toàn cần thiết. Những yếu tố xây dựng nên một sản phẩm cho vay tốt đó là sự tập trung, tính khác biệt và khẩu hiệu.

Sản phẩm ngân hàng đều tồn tại rất nhiều yếu tố cạnh tranh có thể đem ra so sánh. Thay vì phân tán nguồn lực của mình cho tất cả các yếu tố, sản phẩm của SHB nên chỉ tập trung vào một vài yếu tố để mang lại giá trị cao nhất. SHB nên thực hiện ban hành những sản phẩm chuyên biệt với từng nhóm khách hàng cùng những ưu đãi riêng biệt cho từng nhóm này - đây chính là sự khác biệt trong sản phẩm mà SHB muốn khách hàng được hưởng lợi. Song song với nó thì cần phải đa dạng những sản phẩm về phương pháp đầu tư và lĩnh vực hoạt động nhằm cung cấp tới khách hàng nhiều tiện ích nhất có thể. Đồng thời, triển khai kết nối tới những tổ chức, doanh nghiệp, công ty không còn bó buộc trong vị thế người cho vay mà như một đối tác để tiến hành cho vay với bên thứ ba.

3.2.5.2. Cấu trúc lại danh mục cho vay đồng thời tăng cường hoạt động dịch vụ.

Hiện tại, phần trăm cho vay các khoản có kỳ hạn trên một năm của SHB đang ở mức cao do đó nên thực hiện cấu trúc lại danh mục cho vay để hạn chế rủi ro. Những biện pháp có thể thực hiện để cấu trúc lại HĐCV gồm:

- Tăng cường chất lượng cho vay ở lĩnh vực chính, hạn chế các lĩnh vực kém hiệu quả, nhiều rủi ro;

- Thúc đẩy cho vay trong những lĩnh vực sản xuất cũng như những lĩnh vực được nhà nước ưu tiên;

- Cân đối lại kỳ hạn huy động và kỳ hạn cho vay, giảm tỷ lệ dư nợ cho vay so với huy động vốn...

Để những giải pháp này được triển khai, SHB nên triển khai mở rộng phạm vi đối tượng khách hàng. Việc giải ngân với một tập đa dạng khách hàng mục tiêu

giúp SHB phát triển cho vay trên những danh mục không giống nhau đồng thời phân tán được rủi ro. SHB nên dừng tập trung ưu tiên các món cho vay Trung - dài hạn đặc biệt đối với những khoản vay của Doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn, Tổng công ty nhà nước. Những khoản vay đó ban đầu có mang lại biên lợi nhuận lớn, nhưng thời gian càng dài, rủi ro càng lớn, đặc biệt là rủi ro thanh khoản. Để tăng cường nguồn vốn trung - dài hạn, song song với công tác huy động tiền gửi tiết kiệm từ dân cư, tổ chức, SHB cần chú trọng, phát huy nhờ vào ưu thế khi là NHTM được tiếp cận các nguồn vốn ODA từ những tổ chức tài chính nước ngoài, đồng thời tăng cường huy động vốn qua những định chế tài chính trong và ngoài nước mà chi phí hợp lý với kỳ hạn trên một năm.

Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh tại SHB cần phải đa dạng hóa nhằm hướng đến tăng cường dịch vụ để hạn chế sự phụ thuộc từ thu nhập cho vay. Đa số mọi nhà băng hiện nay đều đã có kế hoạch nhằm đa dạng hoá nguồn thu, tăng thu từ dịch vụ, giảm dần gánh nặng thu tín dụng, tạo tỷ lệ hợp lý giữa phi tín dụng và tín dụng. Tăng nguồn thu từ dịch vụ là xu hướng đúng đắn trong hoàn cảnh các NHTM đang từng bước nỗ lực đáp ứng chuẩn Basel II, bởi muốn thu lãi từ hoạt động cho vay thì các ngân hàng đều phải tính toán tới việc tăng vốn chủ sở hữu. Đồng thời, gia tăng nguồn thu từ các dịch vụ phi tín dụng góp phần giảm thiểu rủi ro, tạo tiền đề cho lợi nhuận tăng trưởng bền vững. Gia tăng nguồn thu từ dịch vụ cũng thể hiện SHB đang trong quá trình số hoá những dịch vụ, làm đa dạng hoá nguồn thu của SHB, đặc biệt trong bối cảnh tín dụng khó có cơ hội tăng trưởng cao như những năm trước.

Một phần của tài liệu Chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w