Khái niệm về trách nhiệm xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công bố thông tin về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong ngành vận tải niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 25 - 30)

6. Kết cấu luận văn

1.2.1. Khái niệm về trách nhiệm xã hội

Trong cuốn sách Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, tác giả Michel Capron và Francoise Quairel - Lanoizelee cho rằng trách nhiệm được hiểu là điều kiện quy trách (imputability) những hành động cho chủ thể nào đó. Theo quan niệm này, trách nhiệm là cơ sở để đánh giá và quy trách nhiệm. Phải chăng, hiểu ở nghĩa này, khái niệm trách nhiệm chỉ được sử dụng khi có hành vi gây hậu quả. Cũng trong cuốn sách trên, các tác giả đã chỉ rõ, về mặt từ nguyên học, thuật ngữ “trách nhiệm” - “respondere” có nguồn gốc từ tiếng Latinh, có nghĩa là “bảo đảm cho”, “sự đáp lại”.

Kế thừa một số cách nhìn về trách nhiệm nêu trên, tác giả luận văn cho rằng,

trách nhiệm là phạm trù phản ánh sự nhận thức và hành động của một chủ thể xã hội theo bổn phận vốn có của mình trong xã hội. Trong khái niệm này, có một số điểm cần được nhấn mạnh như sau:

Trách nhiệm được thể hiện trong quan hệ giữa cá thể này với cá thể khác và với cộng đồng, cũng như với môi trường sống xung quanh.

+ Thái độ của chủ thể và hành động biểu thị thái độ đó luôn được qui định bởi bổn phận của chủ thể khi vận động trong xã hội.

+ Thái độ của chủ thể khi được thể hiện chính là kết quả của nhận thức về bổn phận và cùng với hành động thực thi thái độ ấy phản ánh chiều hướng tác động

12

qua lại với xã hội theo hai véctơ tích cực hoặc tiêu cực.

+ Do chỗ là một chủ thể hành động trong một xã hội cụ thể, cho nên trách nhiệm luôn mang tính xã hội, tính lịch sử, tính thời đại và có đầy đủ tư cách để được xem là một hiện tượng xã hội trong đời sống của con người.

Dựa vào chiều hướng, mức độ thực thi trách nhiệm của các chủ thể, có thể phân loại các trách nhiệm theo đặc trưng giá trị, tức xét theo giá trị đóng góp, theo đó, có thể phân loại thành trách nhiệm mang tính tích cực và hay tính tiêu cực. Theo đặc trưng chủ thể, chúng ta có sự phân chia trách nhiệm thành TNXH hay trách nhiệm cá nhân. Dựa vào tính chất, thì lại có trách nhiệm bồi thường, xử lý hậu quả; trách nhiệm dự báo về hậu quả có thể xảy ra do hành vi của chủ thể, mang tính đề phòng.

Khái niệm trách nhiệm xã hội:

TNXH đòi hỏi khả năng nhìn thấy trước và nhận về mình những hậu quả của hành vi. Theo Đỗ Hoài Nam: “TNXH là sự ý thức của mọi chủ thể về nghĩa vụ, bổn phận của mình đối với xã hội, với cộng đồng và với người khác; được biểu hiện thông qua nhận thức và hành động cụ thể trong mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên. Về thực chất, TNXH được hình thành từ quyền và nghĩa vụ của cá nhân đối với xã hội cũng như của xã hội đối với cá nhân”.

Cách hiểu trên đã đề cập đến sự nhận thức về bổn phận của chủ thể đối với xã hội trong mối liên hệ với các chủ thể khác theo lợi ích, nhưng chưa thấy nhận thức và hành động thực thi TNXH là một quá trình. Quá trình ấy có những chiều hướng phát triển khác nhau, có khi đối lập nhau.

Với sự phân tích quan niệm về TNXH nêu trên, tác giả luận văn cho rằng:

Trách nhiệm xã hội là phạm trù phản ánh sự nhận thức và hành động vì mục tiêu lợi ích, giá trị xã hội của một chủ thể xã hội theo bổn phận là một thành viên xã hội.

TNXH là một nghĩa vụ của nhiều chủ thể trong xã hội. Trong nền kinh tế thị trường, các chủ thể có thể được phân chia theo ba khu vực: Khu vực nhà nước (public sector), khu vực tư nhân (private sector), khu vực xã hội (social sector - tổ chức thuộc xã hội dân sự, tổ chức phi chính phủ...). Mỗi một chủ thể có TNXH theo góc

13

độ riêng, không lấn sang nhau. Trách nhiệm đó không phải do mỗi cá nhân, mỗi tổ chức tùy tiện đặt ra, mà do sự tồn tại và phát triển của xã hội quy định. Sự tồn tại và phát triển của xã hội đòi hỏi mỗi chủ thể phải hoàn thành trách nhiệm do xã hội quy định cho mình.

Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp:

Năm 1953, Howad R. Bowen là người đầu tiên đưa ra khái niệm TNXH của DN trong công bố Social Responsibility of the businessman (TNXH của giới kinh doanh) (Harper and Row, New York): “Nghĩa vụ của doanh nghiệp để theo đuổi những chính sách, thực hiện những quyết định, hoặc có chuỗi những hành động được mong đợi phù hợp với mục tiêu và các giá trị của xã hội của chúng ta” (“It refers to the obligation of businessmen to pursue those polices, to make those

decisions, or to follow those lines of action which are desirable in terms of the objective and values of our society”). Do đó, Bowen được coi là “người khai sinh” khái niệm TNXH của DN. Michel Capron và Francoise Quairel - Lanoizelee đánh giá về quan niệm này như sau: “Đây là một quan niệm nhấn mạnh đến lòng từ thiện với tư cách hệ luận của nguyên tắc trách nhiệm cá nhân nhằm mục tiêu sửa chữa khuyết điểm của hệ thống và bồi hoàn cho những sự lạm dụng và vi phạm hơn là ngăn ngừa hay dự liệu nhằm tránh những thiệt hại do hoạt động của doanh nghiệp gây ra. Mặt khác, quan niệm này cũng phù hợp với những đặc trưng xã hội, văn hóa và thiết chế của Mỹ. Theo đó, cá nhân là trung tâm của tất cả mọi thứ, trách nhiệm chủ yếu thuộc về cá nhân. Một cách tổng quát, có thể tóm tắt quan niệm ở Mỹ về TNXH của DN qua công thức “lợi nhuận trước, bác ái sau”.

Khái niệm TNXH của DN mà Bowen xây dựng, thực chất nhấn mạnh đến trách nhiệm sửa chữa những sai lầm của doanh nghiệp hơn là trách nhiệm dự báo và có ý thức phòng tránh những thiệt hại có thể xảy ra do tác động và ảnh hưởng của doanh nghiệp tới xã hội.

Caroll là người đầu tiên chia TNXH của DN thành các lớp khác nhau làm cho khái niệm TNXH của DN vượt ra khỏi phạm vi kinh tế vươn tới phạm vi đạo đức. Tuy nhiên, trong khái niệm của mình, ông không đề cập quá trình nhận thức

14

của doanh nghiệp về TNXH của DN và mục tiêu TNXH của DN hướng tới lợi ích xã hội như thế nào. Bên cạnh đó, ông cũng chưa đề cập trách nhiệm bảo vệ môi trường sống của con người.

sự đóng góp của doanh nghiệp vào sự phát triển bền vững, không chỉ là trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc đảm bảo thu nhập cho các cổ đông, lương cho người lao động, sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng mà còn là trách nhiệm đối với các giá trị của xã hội và của môi trường.

Cách hiểu này nhấn mạnh, TNXH của DN là sự cam kết đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững trong mối quan hệ với người lao động vì lời ích các chủ thể liên quan và lợi cho cả doanh nghiệp lẫn xã hội. Cốt lõi của khái niệm này là doanh nghiệp tự quyết định việc thực hiện TNXH của mình. Ưu điểm của khái niệm này là đã cho thấy sự nhận thức (cam kết) của doanh nghiệp về TNXH của mình và hướng tới mục tiêu lợi ích xã hội, nhưng nó lại chưa chỉ ra quá trình nhận thức đó tự nguyện hay do sức ép từ phía xã hội. Giới hạn TNXH của DN dường như được mở rộng, không chỉ trong phạm vi quốc gia mà phạm vi toàn cầu, ví dụ như vấn đề đối phó với biến đổi khí hậu... Khái niệm TNXH của DN của nhóm tác giả này nhanh chóng được sử dụng phổ biến trong nhiều quốc gia.

Các nghiên cứu về TNXH của DN làm cho quan niệm về nó được mở rộng phù hợp với điều kiện thực tiễn. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn có nhiều tranh luận liên quan đến quan niệm này. TNXH của DN được hiểu như thế nào cho đúng vẫn đang là một câu hỏi chưa có lời giải đáp thống nhất. Trên cơ sở phân tích, kế thừa những quan điểm về TNXH của DN của các tác giả, xuất phát từ phân tích khái niệm trách nhiệm và TNXH, tác giả luận văn cho rằng:

Tóm lại, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được xem như một thuật ngữ rộng, nên một sự toàn diện hoặc định nghĩa thống nhất vẫn còn là một câu hỏi. Hầu hết các nỗ lực xác định CSR chỉ giải quyết một khía cạnh của nó. Với bất kì một nghiên cứu nào về CSR cũng không thể vận dụng đơn độc một khái niệm nhất định

cụ thể nào. Mà để đánh giá hoạt động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cần tích 15

hợp các khái niệm và trọng tâm dựa trên việc lựa chọn cách tiếp cận nào, lăng kính nào của người nghiên cứu sẽ được trình bày cụ thể trong đoạn tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công bố thông tin về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong ngành vận tải niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)