Nội dung công bố thông tin về trách nhiệm xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công bố thông tin về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong ngành vận tải niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 43 - 53)

6. Kết cấu luận văn

1.3.1. Nội dung công bố thông tin về trách nhiệm xã hội

Hiện nay trên thế giới, việc công bố các thông tin trách nhiệm xã hội được thể hiện trong một báo cáo riêng biệt của Doanh nghiệp gọi là “Báo cáo bền vững” (Sustainability Reporting). Từ năm 2006, Báo cáo bền vững đã được nhiều quốc gia và Thị trường chứng khoán yêu cầu hoặc hướng dẫn tự nguyện cho các Doanh nghiệp khi niêm yết trên Sàn chứng khoán, cụ thể như sau:

Năm 2006, Trung Quốc ban hành yêu cầu Báo cáo bền vững đối với Doanh nghiệp nhà nước.

Năm 2007, tại Malaysia, Bursa Malaysia yêu cầu các công ty niêm yết công khai các hoạt động về trách nhiệm xã hội Doanh nghiệp của công ty và nếu không thì phải cung cấp một tuyên bố về vấn đề này.

Năm 2008, thị trường chứng khoán Thượng Hải và Thẩm Quyến công bố yêu cầu đối với Doanh nghiệp niêm yết phải báo cáo các hoạt động trách nhiệm xã hội.

Năm 2010, Nam Phi yêu cầu mọi Doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Johanesburg bắt đầu công bố “báo cáo tích hợp” thường niên về hoạt

26

động tài chính và phát triển bền vững.

Năm 2011, Ủy ban chứng khoán n Độ SEBI qui định các tổ chức đã niêm yết trên thị trường chứng khoán phải đệ trình báo cáo trách nhiệm kinh doanh, như là 1 phần của báo cáo hàng năm. Thị trường chứng khoán Hồng Kông công bố Tài liệu Tham vấn về báo cáo môi trường, xã hội và quản trị. Thị trường chứng khoán Singapore công bố Hướng dẫn Báo cáo bền vững.

Năm 2011, Thái Lan bắt đầu sử dụng ISO 26000 bên cạnh các hướng dẫn quốc tế khác như khung sáng kiến báo cáo toàn cầu (Global Reporting Initiative- GRI)

Năm 2014, Nghị viện châu Âu đã thông qua Chỉ thị về công bố thông tin phi tài chính hằng năm đối với các công ty có số nhân viên từ 500 người trở lên. Để trở thành luật, cần phải được đồng thời Nghị viện châu Âu và đa số các nước thành viên EU thông qua. Dự kiến các nước thành viên EU sẽ bắt đầu thực hiện từ năm 2016.

Và tại Việt Nam, gần đây Bộ tài chính ban hành thông tư 155/2015/TT-BTC hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.

Một trong những điểm mới trong Thông tư 155/2015/TT-BTC về công bố thông tin trên TTCK là quy định Doanh nghiệp đại chúng phải công bố thông tin liên quan đến phát triển bền vững. Thông tư nêu rõ, về vấn đề môi trường, Doanh nghiệp cần trao đổi các thông tin liên quan đến việc quản lý nguồn nguyên vật liệu,

mức tiêu thụ năng lượng và tiêu thụ nước trong năm, từ đó chia sẻ các sáng kiến nhằm tiết kiệm năng lượng. Về mặt xã hội, những vấn đề cốt lõi cũng được đề cập, bao gồm các chính sách liên quan đến phúc lợi, điều kiện làm việc, nhằm đảm bảo sức khỏe và an toàn cho người lao động; trách nhiệm của Doanh nghiệp đối với cộng đồng địa phương. Thông tư này chính thức có hiệu lực từ 1/1/2016. Đây là một bước tiến quan trọng của Việt Nam để hướng đến một thị trường tài chính bền vững bởi lẽ triển vọng phát triển dài hạn của công ty sẽ được trình bày rõ hơn trong báo cáo thường niên thông qua các mục tiêu phát triển bền vững, sự tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, cũng như cách thức Doanh nghiệp quản lý những tác

27

động và rủi ro có liên quan đến môi trường và xã hội.

Theo GRI, nội dung công bố thông tin về trách nhiệm xã hội thể hiện ở những điểm chính sau đây:

* Công bố thông tin trách nhiệm về sản phẩm dịch vụ: Minh bạch về chỉ số an toàn của sản phẩm/các chứng nhận chất lượng sản phẩm/dịch vụ. Tất cả các chất lượng sản phẩm của Doanh nghiệp đều phải thông qua kiểm định nghiêm ngặt về các chỉ số an toàn, đi kèm với đó là những chứng nhận chất lượng sản phẩm dịch vụ theo các quy chuẩn chung. Việc minh bạch về các chỉ số và chứng nhận này là vô cùng cần thiết trong việc xây dựng lòng tin đối với người tiêu dùng cũng như đảm bảo về CBTT TNXH cho Doanh nghiệp

+ Công bố thông tin về Hoạt đông nghiên cứu nhằm cải tiến và phát triển sản phẩm/dịch vụ. Người tiêu dùng được hiểu là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng sinh hoạt và sản xuất của cá nhân, gia đình, tổ chức. Doanh

nghiệp là chủ thể tạo ra của cải, vật chất cho xã hội đáp ứng nhu cầu không ngừng tăng lên và tốt hơn về vật chất và văn hóa của mọi tầng lớp dân cư trong xã hội. TNXH của DN là trên cơ sở nguồn lực đầu vào, sản xuất hàng hóa và dịch vụ thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng nhằm phát triển thị trường hàng hóa góp phần tạo ra sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Việc nghiên cứu nhằm cải tiến, phát triển sản phẩm dịch vụ luôn là yếu tố cần thiết của DN để nâng cao chất lượng DN, cùng với đó là lợi ích về kinh tế cũng như thương hiệu cho Doanh nghiệp. Việc công bố thông tin về hoạt động nghiên cứu cải tiến sản phẩm cần được thông tin rộng rãi đến cả Doanh nghiệp cũng như khách hàng nhằm thu hút khách hàng và nâng cao hiệu quả kinh tế cho Doanh nghiệp

+ Công bố các giải thưởng, khảo sát về sự hài lòng của khách hàng. Sự hài lòng của khách hàng luôn luôn là mục tiêu được đề cao nhất đối với mọi Doanh nghiệp. Khách hàng là nguồn sống của mọi doanh nghiệp, chính vì thế, sự hài lòng của khách hàng luôn luôn được Doanh nghiệp hết sức chú trọng. Các giải thưởng, công bố chính thức được trao, khảo sát về sự hài lòng của khách hàng luôn được doanh nghiệp hướng tới.

28

* Công bố thông tin trách nhiệm về người lao động: Công bố thông tin về người lao động ( loại, số lượng người lao động theo vùng, tỷ lệ tạo việc làm, tỷ lệ bỏ việc). Việc công bố thông tin về chủng loại, số lượng phân chia theo vùng và các tỷ lệ là vô cùng quan trọng. Qua đó chính doanh nghiệp cũng có thể nắm rõ hơn về chính nguồn nhân lực hiện tại của mình tại doanh nghiệp

+ Công bố thông tin về quan hệ trong lao động ( có tồn tại công đoàn, quy trình, chính sách) Công đoàn là tổ chức đại diện cho người lao động được thành lập

theo pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước; quản lý kinh tế - xã hội, tham gia thanh - kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Ví dụ theo pháp luật Việt Nam, chậm nhất 6 tháng kể từ ngày thành lập và đi vào hoạt động, công đoàn cấp trên phải thành lập tổ chức công đoàn cơ sở để đại diện, bảo vệ quyền lợi của người lao động.Việc công bố các thông tin về Công đoàn luôn là cần thiết trong Doanh nghiệp giúp người lao động hiểu rõ hơn về Doanh nghiệp

+ Công bố thông tin về an toàn lao động và y tế (chính sách..)Trong trách nhiệm này, ngoài việc doanh nghiệp cần có lộ trình, chiến lược đãi ngộ rõ ràng với tập thể, từng cá nhân người lao động theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp phải có quy định, quy chế rõ ràng cho lĩnh vực này, công khai cho tập thể người lao động được biết. Doanh nghiệp phải trích phần trăm từ các chế độ này để đóng đầy đủ và đúng hạn cho các cơ quan chức năng theo luật định. Việc công bố này cần phải được minh bạch và rõ ràng cho cả người lao động lẫn Doanh nghiệp. Người lao động phải được hưởng quyền lợi chính đáng mà doanh nghiệp đã cam kết thực hiện. + Công bố thông tin về đào tạo và giáo dục ( số giờ trung bình được đào tạo của nhân viên, theo loại nhân viên). Các thông tin về số giờ trung bình, các khoá học nâng cao trình độ cũng như đánh giá nhân viên cần được công bố cho toàn bộ người lao động trong Doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần nhận thức được rằng, người lao động là tài sản, nguồn vốn (capital resources) cần được đầu tư và phát triển

chỉ hình thành bằng sự nỗ lực của bản thân người lao động mà còn bởi sự định hướng, đào tạo, phát triển của doanh nghiệp với tư cách là đơn vị sử dụng lao động. Nhu cầu được đào tạo về chuyên môn, kiến thức, kỹ năng, thái độ là một nhu cầu cần được doanh nghiệp đáp ứng để người lao động có thể hoàn thành công việc ngày một hiệu quả hơn, đem lại giá trị cho doanh nghiệp nhiều hơn.

+ Thông tin về tính đa dạng và cơ hội (chính sách về cơ hội công bằng, cơ chế kiểm soát) ở đây được hiểu là các chính sách về thăng cấp, về mặt cơ hội cho người lao động trong Doanh nghiệp phải được đảm bảo công bằng và công khai đối với toàn Doanh nghiệp. Công bố các thông tin trên sẽ làm tăng sự minh bạch cũng như thúc đẩy sự phát triển của Doanh nghiệp thông qua chất lượng nguồn nhân lực được tăng lên.

* Công bố thông tin trách nhiệm về cộng đồng, xã hội: Công bố thông tin về tác động lên cộng đồng (chính sách để xử lý các tác động đối với cộng đồng) là trách nhiệm đóng thuế, góp phần vào tăng trưởng kinh tế cho đất nước. Đây là yếu tố quan trọng trong việc định hình được vị trí cho Doanh nghiệp đó trong xã hội. Công bố thông tin về việc đóng thuế, tăng trưởng kinh tế là việc bắt buộc đối với mọi Doanh nghiệp theo luật pháp của nhà nước.

+ Công bố thông tin về tham nhũng và hối lộ (chính sách, cơ chế dể xử lý tham nhũng và hối lộ) là thiết lập quy trình nhằm phòng tránh các khoản hối lộ trực tiếp, gián tiếp. Ngay cả trong những trường hợp khó khăn cũng không thực hiện nguyên tắc trên. Thường xuyên cập nhật quy trình và rà soát các hoạt động để phòng tránh hoạt động hối lộ. Việc công bố,truyền thông cho nhân viên và các đối tác về những nguyên tắc đã đề ra. Việc đào tạo và truyền thông cho nhân viên và đối tác nhằm phòng ngừa hoạt động hối lộ có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh,

ảnh hưởng uy tín của doanh nghiệp.

+ Công bố thông tin về tổng kinh phí cho những hoạt động xã hội của công ty. Doanh nghiệp luôn luôn phải có và công khai những chi phí nhất định dành cho hoạt động xã hội của công ty. Các khoản chi phí này phải được trích ra từ chính

30

hoạt động kinh doanh của công ty nhằm tham gia vào các hoạt động xã hội. Đây là 1 khoản chi phí cố định và luôn phải được đảm bảo của công ty. Chi phí này luôn phải được công khai nhằm minh bạch về chi phí hoạt động xã hội.

+ Công bố thông tin về tổng kinh phí cho hoạt động công đoàn. Như đã trình bày ở trên, Công đoàn luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong Doanh nghiệp và bất cứ Doanh nghiệp nào cũng phải có tổ chức công đoàn. Chính vì vậy, kinh phí dành cho Công đoàn hay cụ thể hơn là dành cho các hoạt động của Công đoàn luôn phải được chú trọng triệt để và phải trở thành 1 nguồn kinh phí cố định và định kỳ dành cho các hoạt động định kỳ của Công đoàn. Việc công bố thông tin về kinh phí hoạt động của Công đoàn sẽ giúp đánh giá được sự quan tâm của Doanh nghiệp dành cho công đoàn cũng như dành cho người lao động trong Doanh nghiệp

+ Công bố thông tin về đóng góp về chính trị ( chính sách, cơ chế quản lý, cơ chế tuân thủ đối với việc CBTT TNXH) là trách nhiệm cần phải tuân thủ theo quy định của nhà nước và pháp luật về việc CBTT TNXH. Doanh nghiệp cần phải có riêng 1 phòng ban chuyên trách về vấn đề CBTT TNXH. Phòng ban này phải luôn luôn cập nhật và báo cáo tình hình về mọi vấn đề liên quan đến CBTT TNXH của Doanh nghiệp. Việc công bố thông tin về phòng ban này cho toàn Doanh nghiệp là nghĩa vụ của Doanh nghiệp.

* Công bố thông tin trách nhiệm về môi trường: Công bố thông tin về kiểm soát chất thải đầu ra. Đối với các ngành liên quan đến vận tải, dầu khí,v.v... việc kiểm soát chất thải đầu ra luôn đóng vai trò quan trọng không chỉ cho môi trường mà còn cho chính Doanh nghiệp. Nhà nước và pháp luật luôn luôn có cơ chế và chế tài vô cùng cứng rắn đối với việc kiểm soát chất thải đầu ra của Doanh nghiệp đối với môi trường. Những chế tài này luôn có sức răn đe vô cùng cao và gây ảnh hưởng cũng như tổn thất vô cùng to lớn cho Doanh nghiệp nếu như Doanh nghiệp mắc phải. Chính vì vậy việc kiểm soát chất thải đầu ra luôn là thông tin cần được kiểm định cũng như kiểm soát ngặt nghèo đồi với bất cứ Doanh nghiệp nào. Việc công bố thông tin về kiểm soát chất thải là việc bắt buộc theo pháp luật đối với mọi Doanh nghiệp. Nhà nước luôn có chế tài rất nghiêm khắc đối với việc công bố

31

thông tin về kiểm soát chất thải đầu ra

+ Công bố thông tin về sử dụng tiết kiệm tài nguyên/ năng lượng. Không có bất kỳ một nguồn taì nguyên nào là vô hạn. Các nguồn tài nguyên năng lượng luôn luôn à hữu hạn và trong xã hội hiện đại ngày này, vấn đề đó luôn được coi là vấn đề nhức nhối đối với môi trường. Việc càng ngày số lượng doanh nghiệp càng tăng lên cấp số nhân, kéo theo đó là hệ luỵ cho môi trường về việc những nguồn tài nguyên và năng lượng liên tục bị thiếu hụt thậm chí có nguy cơ biến mất hoàn toàn trong tương lai gần là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Chính vì vậy việc tiết kiệm tối đa nguồn năng lượng cũng như tài nguyên trở thành 1 vấn đề cấp bách đối với không chỉ Doanh nghiệp mà còn là cả nhà nước. Công bố thông tin

+ Công bố thông tin về tái chế, tái sử dụng nước, phế liệu. Đi đôi với các hoạt động sản xuất của Doanh nghiệp luôn luôn có những tác hại to lớn đối với môi

trường. Việc tái chế những rác thải công nghiệp của hoạt động sản xuất, cùng với đó là tái sử dụng nước thải, phế liệu sẽ góp phần lớn trong việc giảm thiểu sự ảnh hưởng đến môi trường của Doanh nghiệp. Với sợ gia tăng không ngừng của hoạt động sản xuất, Con người sẽ chính là thực thể chịu hậu quả nặng nề nhất nếu môi trường bị phá huỷ . Chính vì thế việc tái chế các nguồn nước, phế liệu không chỉ giúp môi trường mà còn là giúp chính Doanh nghiệp và xã hội. Công bố thông tin về tài chế nước và phế liệu là cần thiết để Doanh nghiệp có thể thông tin cho chính mình về những tổn thất mà Doanh nghiệp gây cho môi trường

+ Công bố thông tin về tham gia hoặc hỗ trợ các hoạt động công cộng hoặc tư nhân được thiết kế để bảo vệ môi trường. Các hoạt động cùng cộng đồng chung tay bảo vệ môi trường đang rất phát triển trong xã hội hiện này. Các hoạt động này mở ra nhằm huy động 1 lực lượng lớn cộng đồng làm sạch cũng như những dự án để bảo vệ môi trường. Đó chính là 1 phần cơ hội để Doanh nghiệp có thể tham gia vào hoạt động bảo vệ môi trường. Bằng cả kinh phí lẫn nguồn lực từ người lao động, Doanh nghiệp có thể tham gia hoặc 1 phần nào đó hỗ trợ các hoạt động cộng đồng vì môi trường. Qua đó cũng có thể góp phẩn bảo vệ môi trường cũng như bảo vệ xã hội và Doanh nghiệp. Việc truyền thông rộng rãi và công bố thông tin về hoạt động

32

cộng đồng cần được nhân rộng qua đó mang lại nhiều nguồn lợi cho Doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công bố thông tin về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong ngành vận tải niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 43 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)