6. Kết cấu luận văn
1.3.3.2. Yếu tố quản trị công ty
(i) Quy mô hội đồng quản trị
Đối với những công ty có quy mô hội đồng quản trị càng lớn thì họ càng có chuyên môn ở nhiều lĩnh vực khác nhau, khi đó sẽ có người thấy được lợi ích đem lại từ việc thực hiện tốt trách nhiệm xã hội góp phần tạo nên sự phát triển bền vững của Doanh nghiệp. Chính vì vậy, Doanh nghiệp sẽ tăng cường thực hiện và công bố thông tin trách nhiệm xã hội càng nhiều ra công chúng. Tuy nhiên, Lipton và Lorsh (1992) cho rằng quy mô hội đồng quản trị càng lớn thì sẽ gia tăng những vấn đề trong giao tiếp và hợp tác, làm giảm khả năng kiểm soát trong đó có cả vấn đề kiểm soát việc thực hiện trách nhiệm xã hội đối với nhà quản lý.
(ii)Mức độ độc lập của Hội đồng quản trị
Xuất phát từ lý thuyết đại diện cho thấy nếu mức độ độc lập của Hội đồng quản trị càng cao thì việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp càng tốt bởi vì khi mức độ độc lập của Hội đồng quản trị càng cao sẽ tăng khả năng kiểm soát của Hội đồng quản trị đối với các hoạt động của nhà quản lý, do đó việc thực hiện trách nhiệm xã hội theo yêu cầu của chủ sở hữu công ty sẽ được thực hiện tốt hơn, từ đó các thông tin trách nhiệm xã hội được công bố càng nhiều. Khan, Muttakin & Siddiqui (2013) đã chứng tỏ được mối quan hệ cùng chiều giữa hai
nhân tố này. Trong khi đó các nghiên cứu của Wang và Dewhirst (1992) lại cho thấy không có mối quan hệ giữa hai yếu tố này.
(iii) Giới tính các thành viên trong hội đồng quản trị
Giữa phụ nữ và nam giới có sự khác nhau trong định hướng đối với các 38
nguyên tắc đạo đức, phần lớn bởi vì phụ nữ tiếp thu những giá trị đạo đức xã hội tốt hơn thông qua vai trò xã hội của họ, họ có những quan niệm về đạo đức mạnh mẽ hơn đàn ông. Mặc khác những người phụ nữ thường khó xây dựng uy tín của mình trong các lĩnh vực chuyên môn kỹ thuật, thay vào đó họ sẽ sử dụng quyền hạn của mình trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội để xây dựng hình ảnh công ty và cũng là để xây dựng uy tín bản thân. Vì vậy số lượng phụ nữ trong hội đồng quản trị có ảnh hưởng cùng chiều đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
39
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH VẬN TẢI NIÊM
YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 2.1. Khái quát về thị trường chứng khoán và các công ty ngành vận tải niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Xây dựng và phát triển TTCK là mục tiêu đã được Đảng và Chính phủ Việt Nam định hướng từ những năm đầu thập kỷ 90 (thế kỷ 20) nhằm xác lập một kênh huy động vốn mới cho đầu tư phát triển. Việc nghiên cứu, xây dựng đề án thành lập TTCK đã được nhiều cơ quan Nhà nước, các Viện nghiên cứu phối hợp đề xuất với Chính phủ. Một trong những bước đi đầu tiên có ý nghĩa khởi đầu cho việc xây dựng TTCK ở Việt Nam là việc thành lập Ban Nghiên cứu xây dựng và phát triển thị trường vốn thuộc ngân hàng Nhà nước (Quyết định số 207/QĐ-TCCB ngày 6/11/1993 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước) với nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng đề án và chuẩn bị các điều kiện để thành lập TTCK theo bước đi thích hợp. Theo sự ủy quyền của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức nghiên cứu về các lĩnh vực liên quan đến hoạt động của TTCK, đề xuất với Chính phủ về mô hình TTCK Việt Nam, đào tạo kiến thức cơ bản về chứng khoán và TTCK cho một bộ phận nhân lực quản lý và vận hành thị trường trong tương lai; nghiên cứu, khảo sát thực tế một số TTCK trong khu vực và trên thế giới,v.v..Tuy nhiên, với tư cách là một tổ chức thuộc NHNN nên phạm vi nghiên cứu, xây dựng đề án và mô hình TTCK khó phát triển trong khi TTCK là một lĩnh vực cần có sự phối hợp, liên kết của nhiều ngành, nhiều tổ chức.
Vì vậy, tháng 9/1994, Chính phủ quyết định thành lập Ban soạn thảo Pháp lệnh về chứng khoán và TTCK. Trên cơ sở Đề án của Ban soạn thảo kết hợp với đề án của NHNN và ý kến của các Bộ, ngành liên quan ngày 29/6/1995, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 361/QĐ-TTg thành lập Ban Chuẩn bị tổ chức TTCK
40
giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc xây dựng TTCK ở Việt Nam.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã được thành lập ngày 28/11/1996 theo Nghị định số 75/CP của Chính phủ, là cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng tổ chức và quản lý Nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Việc thành lập cơ quan quản lý thị trường chứng khoán trước khi thị trường ra đời là bước đi phù hợp với chủ trương xây dựng và phát triển TTCK ở Việt Nam, có ý nghĩa quyết định cho sự ra đời của TTCK sau đó hơn 3 năm.
Với vị thế là cơ quan quản lý chuyên ngành về chứng khoán và TTCK, UBCKNN có vai trò rất quan trọng trong việc chuẩn bị các điều kiện cho sự ra đời của TTCK, đồng thời tổ chức và quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK với mục tiêu chính là tạo môi trường thuận lợi cho việc huy động vốn cho đầu tư phát triển, đảm bảo cho TTCK hoạt động có tổ chức, an toàn, công khai, công bằng và hiệu quả, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư.
Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (TTGDCK TP.HCM) được thành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/07/1998. Sự ra đời của TTGDCK TP.HCM có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo ra một kênh huy động và luân chuyển vốn mới phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là sản phẩm của nền chuyển đổi cơ cấu kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng và Nhà nước.
Sau đó theo Quyết định 599/QĐ-TTg ngày 11/05/2007 của Thủ tướng Chính phủ, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh đã được chuyển đổi thảnh Sở Giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh (SGDCK TP.HCM). Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh là pháp nhân thuộc sở hữu Nhà nước, được tổ
Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, Điều lệ của Sở Giao dịch chứng khoán và các quy định khác của luật có liên quan.
Tên gọi đầy đủ: Sở Giao Dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chính Minh. 41
Tên giao dịch quốc tế: Hochiminh Stock Exchange. Tên viết tắt: HOSE.
Từ khi được thành lập đến nay, cùng với sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán thì Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được nhứng thành quả rất đáng khích lệ với quy mô, số lượng dịch vụ được nâng cao rõ rệt.
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp số lượng các công ty phi tài chính niêm yết trên SGDCK TPHCM từ năm 2010-2018
Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Số lượng 126 163 233 259 271 274 282 292 298
(Nguồn: Tổng hợp từ website SGDCKTP HCM www.HOSE.vn)
SGDCK TPHCM là sàn giao dịch của các doanh nghiệp có quy mô loén nên các quy định quản lý đối với các công ty niêm yết cũng được thực hiện hết sức nghiêm ngặt.
Theo quy định điều kiện để các Công ty có thể niêm yết cổ phiếu tại SGDCK TP HCM là:
Là công ty cổ phần có vốn điều liệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 120 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
và không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký niêm yết;
Không có các khoản nợ quá hạn chưa được dự phòng theo quy định của pháp luật; công khai mọi khoản nợ đối với công ty của thành viên Hội đồng quản trị, BKS, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng, cổ đông lớn và những người có liên quan;
Tối thiểu 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất 100 cổ đông nắm giữ;
Cổ đông là thành viên Hội đồng quản trị, BKS, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng của công ty phải
42
cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo, không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu Nhà nước do các cá nhân trên đại diện nắm giữ;
Có hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu hợp lệ theo quy định.
Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (SDGCK HN) được thành lập theo Quyết định số 01/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chinh phủ trên cơ sở chuyển đổi, tổ chức lại Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội (thành lập theo Quyết định số
127/1998/QĐ-TTg và khai trương hoạt động vào ngày 08/03/2005). Ngày 24/06/2009, SGDCK HN chính thức ra mắt, hoạt động vơi smoo hình Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước (đại diện là Bộ Tài Chính) làm chủ sở hữu.
trường giao dịch chứng khoán, SGDCK HN đã tổ chức hoạt động đấu giá cổ phần, tổ chức đầu thầu trái phiếu Chính phủ, huy động vốn cho ngân sách Nhà nước và vận hành 03 thị trường giao dịch thứ câp trên một nền công nghệ: Thị trường cổ phiếu niêm yết, thị trường trái phiếu Chính phủ (TPCP) chuyên biệt và thị trường giao dịch cổ phiếu của công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCoM).
Cùng với sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung, những kết quả đạt được trong những năm vừa qua của SGDCK HN cũng rất đáng khích lệ về số lượng, quy mô dịch vụ.
Bảng 2.2: Bảng tổng hợp số lượng các công ty phi tài chính niêm yết trên SGDCK Hà Nội từ 2010 đến 2018
Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Số lượng 140 200 277 297 308 319 330 360 365
(Nguồn: Tổng hợp từ website SGDCKTP HN www.hnx.vn)
Quy chế niêm yết cố phiếu trên SGDCK HN
Để cổ phiếu được niêm yết trên SGDCK HN, công ty cổ phần đại chúng phải đáp ứng được các điều kiện niêm yết được quy định tại Điều 54 Nghị định
43
58/2012/NĐ-CP ngày 20/07/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán (Nghị định số 58/2012/NĐ-CP) và Quy chế niêm yết chứng khoán tại SGDCK HN ban hành theo Quyết định số 18 ngay 17/01/2014, cụ thể như sau:
30 tỷ động Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
Có ít nhất một năm hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần tính đến thời điểm đăng ký niêm yết; tỷ lệ lợi nhuận sau thế trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm liên trước năm đang ký niêm yết tối thiểu là 5%; không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên một năm; không có lỗ lũy kế tính đến thời điểm đăng ký niêm yết; tuân thủ các quy định của pháp luật về hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi;
Tối thiểu 15% cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất 100 cổ động không phải cổ đông lớn nắm giữ;
Cổ đông là cá nhân, tổ chức có đại diện sở hữu là thành viên Hội đồng quản trị, BKS, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc và Kết toán trưởng của công ty; cổ đông lớn là người có liên quan của cổ đông là thành viên Hội đồng quản trị, BKS, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng của Công ty phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo, không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu Nhà nước do các cá nhân trên đại diện nắm giữ; Có hồ sơ đang ký niêm yết cổ phiếu hợp lệ theo quy định.
2.1.2. Các doanh nghiệp trong ngành vận tải niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam khoán Việt Nam
Theo Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Vũ Anh Minh, đến nay, Bộ GTVT đã thành lập ban chỉ đạo cổ phần hóa, phê duyệt
đơn vị tư vấn và thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa đối
với Bệnh viện GTVT Vinh và Bệnh viện GTVT Đà Nẵng, Học viện Hàng không và Trung cấp nghề Thăng Long; phê duyệt giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa đối với Học viện Hàng không và Trung cấp nghề Thăng Long.
Bên cạnh đó, Bộ GTVT cũng đã hoàn thành xây dựng phương án cổ phần hóa, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt; tiếp tục triển khai thực hiện cổ phần hóa đối với 4 công ty mẹ - tổng công ty (VEC, Cửu Long, Hàng hải Việt Nam, Công nghiệp tàu thủy), 8 công ty con thuộc Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy và phối hợp với các bộ, ngành, báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề xuất giải pháp tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp trên; hoàn thành cổ phần hóa Công ty TNHH một thành viên Vận hành Bảo trì đường cao tốc thuộc VEC.
Đến nay, Bộ GTVT đã hoàn thành đàm phán, ký kết hợp đồng cổ đông chiến lược của Tổng công ty Hàng không Việt Nam với hãng All Nippon Airways, Nhật Bản; đang tích cực đàm phán với Tập đoàn Aeróports de Paris, nhà đầu tư chiến lược của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, dự kiến trong tháng 3/2017 ký kết các hợp đồng, hoàn tất giao dịch.
Cũng theo ông Vũ Anh Minh, thực hiện quy định pháp luật và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về giao dịch, niêm yết chứng khoán, nhằm nâng cao tính công khai, minh bạch và tạo kênh huy động vốn, Bộ GTVT cũng đã chỉ đạo các doanh nghiệp đã hoàn thành cổ phần hóa lập kế hoạch và thực hiện giao dịch cổ phiếu trên sàn giao dịch. 37 công ty cổ phần đã thực hiện giao dịch, niêm yết cổ phiếu (trong đó có Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP) với tổng giá trị chứng khoán theo mệnh giá là trên 35.000 tỷ đồng, 20 công ty cổ phần khác mới thực hiện
trong tháng 12/2016.
Ông Vũ Anh Minh cho biết thêm, năm 2017, Bộ GTVT sẽ tổng hợp các nội dung báo cáo Thủ tướng Chính phủ về chủ trương triển khai, thực hiện cổ phần hóa 17 đơn vị chuyển tiếp từ năm 2016 (4 công ty mẹ - tổng công ty: VEC, Cửu Long, Vinalines, Công nghiệp tàu thủy và 8 công ty con trực thuộc, Bệnh viện Nam Thăng 45
Long, Học viện Hàng không Việt Nam, Trường Trung cấp nghề Thăng Long, 1 Trung tâm đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ).
Xây dựng, quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định và tổ chức
triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Bộ giai đoạn 2016-2020 sau khi Đề án “Tái cơ cấu DNNN, trọng tâm là Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước giai đoạn 2016 – 2020” được Thủ tướng Chính phủ ban hành; tăng cường công tác giám sát, đánh giá doanh