Khái quát về thị trường chứng khoán Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công bố thông tin về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong ngành vận tải niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 59 - 65)

6. Kết cấu luận văn

2.1.1. Khái quát về thị trường chứng khoán Việt Nam

Xây dựng và phát triển TTCK là mục tiêu đã được Đảng và Chính phủ Việt Nam định hướng từ những năm đầu thập kỷ 90 (thế kỷ 20) nhằm xác lập một kênh huy động vốn mới cho đầu tư phát triển. Việc nghiên cứu, xây dựng đề án thành lập TTCK đã được nhiều cơ quan Nhà nước, các Viện nghiên cứu phối hợp đề xuất với Chính phủ. Một trong những bước đi đầu tiên có ý nghĩa khởi đầu cho việc xây dựng TTCK ở Việt Nam là việc thành lập Ban Nghiên cứu xây dựng và phát triển thị trường vốn thuộc ngân hàng Nhà nước (Quyết định số 207/QĐ-TCCB ngày 6/11/1993 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước) với nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng đề án và chuẩn bị các điều kiện để thành lập TTCK theo bước đi thích hợp. Theo sự ủy quyền của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức nghiên cứu về các lĩnh vực liên quan đến hoạt động của TTCK, đề xuất với Chính phủ về mô hình TTCK Việt Nam, đào tạo kiến thức cơ bản về chứng khoán và TTCK cho một bộ phận nhân lực quản lý và vận hành thị trường trong tương lai; nghiên cứu, khảo sát thực tế một số TTCK trong khu vực và trên thế giới,v.v..Tuy nhiên, với tư cách là một tổ chức thuộc NHNN nên phạm vi nghiên cứu, xây dựng đề án và mô hình TTCK khó phát triển trong khi TTCK là một lĩnh vực cần có sự phối hợp, liên kết của nhiều ngành, nhiều tổ chức.

Vì vậy, tháng 9/1994, Chính phủ quyết định thành lập Ban soạn thảo Pháp lệnh về chứng khoán và TTCK. Trên cơ sở Đề án của Ban soạn thảo kết hợp với đề án của NHNN và ý kến của các Bộ, ngành liên quan ngày 29/6/1995, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 361/QĐ-TTg thành lập Ban Chuẩn bị tổ chức TTCK

40

giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc xây dựng TTCK ở Việt Nam.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã được thành lập ngày 28/11/1996 theo Nghị định số 75/CP của Chính phủ, là cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng tổ chức và quản lý Nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Việc thành lập cơ quan quản lý thị trường chứng khoán trước khi thị trường ra đời là bước đi phù hợp với chủ trương xây dựng và phát triển TTCK ở Việt Nam, có ý nghĩa quyết định cho sự ra đời của TTCK sau đó hơn 3 năm.

Với vị thế là cơ quan quản lý chuyên ngành về chứng khoán và TTCK, UBCKNN có vai trò rất quan trọng trong việc chuẩn bị các điều kiện cho sự ra đời của TTCK, đồng thời tổ chức và quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK với mục tiêu chính là tạo môi trường thuận lợi cho việc huy động vốn cho đầu tư phát triển, đảm bảo cho TTCK hoạt động có tổ chức, an toàn, công khai, công bằng và hiệu quả, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư.

Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (TTGDCK TP.HCM) được thành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/07/1998. Sự ra đời của TTGDCK TP.HCM có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo ra một kênh huy động và luân chuyển vốn mới phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là sản phẩm của nền chuyển đổi cơ cấu kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng và Nhà nước.

Sau đó theo Quyết định 599/QĐ-TTg ngày 11/05/2007 của Thủ tướng Chính phủ, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh đã được chuyển đổi thảnh Sở Giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh (SGDCK TP.HCM). Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh là pháp nhân thuộc sở hữu Nhà nước, được tổ

Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, Điều lệ của Sở Giao dịch chứng khoán và các quy định khác của luật có liên quan.

Tên gọi đầy đủ: Sở Giao Dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chính Minh. 41

Tên giao dịch quốc tế: Hochiminh Stock Exchange. Tên viết tắt: HOSE.

Từ khi được thành lập đến nay, cùng với sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán thì Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được nhứng thành quả rất đáng khích lệ với quy mô, số lượng dịch vụ được nâng cao rõ rệt.

Bảng 2.1: Bảng tổng hợp số lượng các công ty phi tài chính niêm yết trên SGDCK TPHCM từ năm 2010-2018

Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Số lượng 126 163 233 259 271 274 282 292 298

(Nguồn: Tổng hợp từ website SGDCKTP HCM www.HOSE.vn)

SGDCK TPHCM là sàn giao dịch của các doanh nghiệp có quy mô loén nên các quy định quản lý đối với các công ty niêm yết cũng được thực hiện hết sức nghiêm ngặt.

Theo quy định điều kiện để các Công ty có thể niêm yết cổ phiếu tại SGDCK TP HCM là:

Là công ty cổ phần có vốn điều liệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 120 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;

và không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký niêm yết;

Không có các khoản nợ quá hạn chưa được dự phòng theo quy định của pháp luật; công khai mọi khoản nợ đối với công ty của thành viên Hội đồng quản trị, BKS, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng, cổ đông lớn và những người có liên quan;

Tối thiểu 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất 100 cổ đông nắm giữ;

Cổ đông là thành viên Hội đồng quản trị, BKS, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng của công ty phải

42

cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo, không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu Nhà nước do các cá nhân trên đại diện nắm giữ;

Có hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu hợp lệ theo quy định.

Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (SDGCK HN) được thành lập theo Quyết định số 01/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chinh phủ trên cơ sở chuyển đổi, tổ chức lại Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội (thành lập theo Quyết định số

127/1998/QĐ-TTg và khai trương hoạt động vào ngày 08/03/2005). Ngày 24/06/2009, SGDCK HN chính thức ra mắt, hoạt động vơi smoo hình Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước (đại diện là Bộ Tài Chính) làm chủ sở hữu.

trường giao dịch chứng khoán, SGDCK HN đã tổ chức hoạt động đấu giá cổ phần, tổ chức đầu thầu trái phiếu Chính phủ, huy động vốn cho ngân sách Nhà nước và vận hành 03 thị trường giao dịch thứ câp trên một nền công nghệ: Thị trường cổ phiếu niêm yết, thị trường trái phiếu Chính phủ (TPCP) chuyên biệt và thị trường giao dịch cổ phiếu của công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCoM).

Cùng với sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung, những kết quả đạt được trong những năm vừa qua của SGDCK HN cũng rất đáng khích lệ về số lượng, quy mô dịch vụ.

Bảng 2.2: Bảng tổng hợp số lượng các công ty phi tài chính niêm yết trên SGDCK Hà Nội từ 2010 đến 2018

Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Số lượng 140 200 277 297 308 319 330 360 365

(Nguồn: Tổng hợp từ website SGDCKTP HN www.hnx.vn)

Quy chế niêm yết cố phiếu trên SGDCK HN

Để cổ phiếu được niêm yết trên SGDCK HN, công ty cổ phần đại chúng phải đáp ứng được các điều kiện niêm yết được quy định tại Điều 54 Nghị định

43

58/2012/NĐ-CP ngày 20/07/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán (Nghị định số 58/2012/NĐ-CP) và Quy chế niêm yết chứng khoán tại SGDCK HN ban hành theo Quyết định số 18 ngay 17/01/2014, cụ thể như sau:

30 tỷ động Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;

Có ít nhất một năm hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần tính đến thời điểm đăng ký niêm yết; tỷ lệ lợi nhuận sau thế trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm liên trước năm đang ký niêm yết tối thiểu là 5%; không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên một năm; không có lỗ lũy kế tính đến thời điểm đăng ký niêm yết; tuân thủ các quy định của pháp luật về hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi;

Tối thiểu 15% cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất 100 cổ động không phải cổ đông lớn nắm giữ;

Cổ đông là cá nhân, tổ chức có đại diện sở hữu là thành viên Hội đồng quản trị, BKS, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc và Kết toán trưởng của công ty; cổ đông lớn là người có liên quan của cổ đông là thành viên Hội đồng quản trị, BKS, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng của Công ty phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo, không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu Nhà nước do các cá nhân trên đại diện nắm giữ; Có hồ sơ đang ký niêm yết cổ phiếu hợp lệ theo quy định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công bố thông tin về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong ngành vận tải niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 59 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)