7. Kết cấu của luận văn
3.3. Các giải pháp điều kiện
Để tạo điều kiện thuận lợi cho Tổng công ty thực hiện các giải pháp trên, các giải pháp cần đƣợc hỗ trợ thực hiện từ phía Nhà nƣớc, cơ quan chủ sở hữu Bộ Quốc phòng và Tổng công ty là:
+ Về phía Nhà nƣớc:
- Nhanh chóng hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật nhằm tạo hành lang pháp lý cho sự phát triển của doanh nghiệp. Hiện nay Nhà nƣớc ban hành một số văn bản chƣa tạo đƣợc hành lang pháp lý cho sự phát triển của Tổng công ty nhƣ: Điều 40, Nghị định số 33/2017/NĐ-CP ngày 03/4/2017 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nƣớc và khoáng sản đã khống chế sản lƣợng than khai thác của mỏ không đƣợc vƣợt công suất khai thác theo giấy phép nhƣng tại Thông báo số 328/TB-VPCP ngày 23/8/2013 lại cho phép riêng Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đƣợc điều hành sản xuất than linh hoạt theo nhu cầu thị trƣờng khoảng +15% công suất theo giấy phép khai thác.
- Khuyến khích phát triển với các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhƣ thuế, lãi suất, đầu tƣ,... Thực tế hiện nay một số văn bản của Chính phủ chƣa khuyến khích phát triển chính sách hỗ trợ thuế cho doanh nghiệp nhƣ: Khoản 3, Điều 8, Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối
với doanh nghiệp có giao dịch liên kết không cho phép doanh nghiệp đƣợc tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế đối với chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ vƣợt quá 20% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao trong kỳ. Điều này gây khó khăn cho Tổng công ty khi phần lớn giá trị tài sản cố định của Tổng công ty đƣợc hình thành từ nguồn vốn vay tín dụng dài hạn của các ngân hàng và tổ chức tín dụng. Hay nhƣ Khoản 3, Điều 31, Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về đầu tƣ vốn Nhà nƣớc vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản doanh nghiệp đã khống chế tỷ lệ trích quỹ đầu tƣ phát triển không quá 30% lợi nhuận còn lại sau khi trừ các khoản theo quy định và phần lợi nhuận cuối cùng còn lại sau khi trích lập các quỹ phải nộp về ngân sách Nhà nƣớc đã gây khó khăn cho Tổng công ty không tăng trƣởng đƣợc nhiều vốn chủ sở hữu mặc dù kinh doanh hiệu quả để có nguồn vốn tái đầu tƣ duy trì, mở rộng sản xuất.
- Thƣờng xuyên triển khai các khóa đào tạo về nâng cao trình độ quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp đặc biệt là quản lý vốn. Hoàn thiện hệ thống thông tin tài chính, đảm bảo sự rõ ràng, minh bạch của các thông tin.
+ Về phía cơ quan chủ sở hữu Bộ Quốc phòng:
- Để tăng tính chủ động trong công tác điều hành và thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty thì Bộ Quốc phòng cần có sự phân cấp mạnh hơn cho Tổng công ty trong công tác quản lý và sử dụng vốn nhằm phát huy tính sáng tạo và tự chủ trong sản xuất kinh doanh.
- Kiến nghị với Chính phủ về những bất cập trong hệ thống các văn bản pháp luật, chính sách để tạo hành lang pháp lý cho sự phát triển của Tổng công ty.
- Có cơ chế, chính sách hỗ trợ Tổng công ty cơ cấu lại, sắp xếp, tổ chức hoạt động của Tổng công ty trong từng thời kỳ cụ thể.
+ Về phía Tổng công ty:
- Chủ động xây dựng quy chế trong Tổng công ty về quản lý tài sản, vật tƣ, tiền vốn, đầu tƣ mua sắm một cách chặt chẽ và thống nhất hơn.
- Luôn nâng cao tính chủ động trong công tác lập kế hoạch huy động vốn và sử dụng vốn.
quả sử dụng vốn từ đó tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất với ban lãnh đạo Tổng công ty giải quyết kịp thời.
Kết luận Chƣơng 3
Xuất phát từ những hạn chế đã nêu trong Chƣơng 2, những định hƣớng phát triển và nhu cầu về vốn của Tổng công ty Đông Bắc, tác giả đã mạnh dạn đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Tổng công ty. Các giải pháp bao gồm:
- Xây dựng kế hoạch huy động vốn và sử dụng vốn kinh doanh chủ động và linh hoạt.
- Quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất kinh doanh.
- Giải quyết hài hoà mối quan hệ lợi ích giữa doanh nghiêp với ngƣời lao động. - Đa dạng hoá hoạt động kinh doanh của Tổng công ty để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
- Chú trọng đầu tƣ đổi mới máy móc thiết bị, ứng dụng khoa học công nghệ nâng cao năng lực khai thác than.
- Tăng cƣờng công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn dài hạn. - Chú trọng công tác quản lý dự trữ vật tƣ và quản lý khoản phải thu nhằm nâng cao hiệu quả vốn ngắn hạn.
- Quan tâm đầu tƣ vào yếu tố con ngƣời nhằm xây dựng đội ngũ lao động có trình độ cao, từng bƣớc đào tạo và đào tạo lại cán bộ kỹ thuật, quản lý.
- Xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp.
Với các giải pháp đề xuất trên hi vọng trong giai đoạn sắp tới Tổng công ty sẽ phát huy đƣợc những mặt mạnh, khắc phục những mặt hạn chế để từ đó sử dụng vốn kinh doanh ngày càng hiệu quả hơn.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trong nền kinh tế thị trƣờng, vốn là nguồn lực quan trọng cần đƣợc sử dụng hợp lý và hiệu quả. Để sử dụng vốn một cách hiệu quả thì vốn cần đánh giá một cách toàn diện, đối với doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là huy động vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh mà cao hơn nữa là sử dụng vốn một cách tối ƣu mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Có nhƣ vậy doanh nghiệp mới phát triển ổn định và bền vững.
Thời gian qua, Tổng công ty Đông Bắc - Bộ Quốc phòng đã đạt đƣợc những thành công đáng kể trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đã có những bƣớc phát triển cả về chất lƣợng lẫn quy mô. Với tiềm năng của Tổng công ty nói riêng và ngành Than nói chung, Tổng công ty hoàn toàn có thể từng bƣớc tiếp tục khẳng định mình trên con đƣờng phát triển. Trong những năm qua hiệu quả sử dụng vốn của Tổng công ty đã dần từng bƣớc đƣợc cải thiện và tăng lên. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan mà Tổng công ty cần xem xét để có giải pháp kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của mình.
Qua nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng hiệu quả vốn kinh doanh tại Tổng công ty Đông Bắc, luận văn đã giải quyết đƣợc những vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất, hệ thống hoá và làm rõ những vấn đề lý luận chung về vốn kinh doanh và hiệu quả vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trƣờng.
Thứ hai, làm rõ các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp và tìm hiểu các kinh nghiệm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
Thứ ba, phân tích đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Tổng công ty Đông Bắc - Bộ Quốc phòng trong giai đoạn năm 2016 - 2018 để chỉ ra những thành công đã đạt đƣợc, những hạn chế tồn tại và nguyên nhân.
Thứ tƣ, trên cơ sở quy hoạch phát triển của ngành Than Việt Nam đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 14/3/2016, chiến lƣợc phát triển bền vững của Tổng công ty Đông Bắc và những mục tiêu, nhiệm vụ của Tổng công ty, luận văn đã đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Tổng công ty Đông Bắc trong thời gian tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính, Hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp (Ban hành kèm theo Thông tƣ số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính), Hà Nội 2016.
2. Ngô Thị Cúc, Ngô Phúc Thành, Phạm Trọng Lễ, Hoạt động tài chính trong nền kinh tế thị trường, UBND Tp. Hà Nội, Hà Nội 1995.
3. Nguyễn Văn Công, Chuyên khảo về Báo cáo tài chính và lập, đọc, kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội 2005.
4. GS.TS.NGND. Ngô Thế Chi, PGS.TS Nguyễn Trọng Cơ, Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội 2009.
5. PGS.TS.NGƢT. Nguyễn Trọng Cơ, PGS.TS.Nghiêm Thị Thà, Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội 2015.
6. Hội đồng Trung ƣơng chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc gia các bộ môn khoa
học Mác - Lê nin, Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, Giáo trình Kinh tế học Chính trị Mác - Lê nin (tái bản), NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội 2005.
7. Vũ Duy Hào, Đảm Văn Huệ, Quản trị Tài chính doanh nghiệp, NXB Giao thông vận tải, Tp. Hồ Chí Minh 2009.
8. PGS.TS. Nguyễn Đình Kiệm, TS. Bạch Đức Hiển, Giáo trình tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội 2012.
9. Nguyễn Duy Lạc, Tổ chức nguồn lực tài chính, Bài giảng dùng cho cao học và NCS chuyên ngành Kinh tế công nghiệp, Trƣờng ĐH Mỏ - Địa chất, Hà Nội 2009. 10. Nguyễn Duy Lạc, Một số vấn đề về an toàn tài chính trong cơ cấu vốn của Công
ty Cổ phần, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 29/2010, tr. 34 - tr. 37. 11. Nguyễn Hải Sản, Hoàng Anh, Cẩm nang nghiệp vụ Quản trị tài chính doanh
nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội 2008.
12. Đỗ Hữu Tùng, Quản trị tài chính, Bài giảng dùng cho cao học và NCS chuyên ngành kinh tế công nghiệp, Trƣờng ĐH Mỏ - Địa chất, Hà Nội 2005.
13. David Begg, Kinh tế học, NXB Thống kê, Hà Nội 2007.
14. Paul A Samuelson, William D.Nordhaus, Kinh tế học tập 1, NXB Tài chính, Hà Nội 2011.
15. Website: http://www.tongcongtydongbac.com.vn/uploads/news/.
16. Chính phủ, Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030 (Ban hành kèm theo Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 của Thủ tƣớng Chính phủ), Hà Nội 2016.
17. Nguyễn Quốc Tuấn, Nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của các doanh nghiệp khai thác than tại tỉnh Quảng Ninh, áp dụng cho Công ty
TNHH MTV Than Thống Nhất - TKV, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trƣờng Đại học
Mỏ - Địa chất, Hà Nội 2012.
18. Nguyễn Văn Hoàng, Nâng cao hiệu quả quản lý vốn kinh doanh tại Công ty CP
than Đèo Nai - Vinacomin, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trƣờng Đại học Mỏ - Địa
chất, Hà Nội 2013.
19. Trƣơng Mỹ Hoa, Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty than
Dương Huy - TKV, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trƣờng đại học Thăng Long, Hà