Cho tới nay, việc vận dụng kế toán quản trị ở nước ta vẫn còn đang hạn chế. Việc xác định nội dung, phạm vi kế toán quản trị chủ yếu phụ thuộc vào quan điểm của các nhà quản trị. Ngay cả Luật Kế Toán cũng chỉ nặng về kế toán tài chính. Cho đến năm 2006 thì Bộ Tài chính ban hành thông tư 53/2006/TT-BTC về hướng dẫn kế toán quản trị nhưng chỉ áp dụng cho đơn vị còn đơn vị hành chính sự nghiệp thì vẫn chưa có bất cứ văn bản nào hướng dẫn về việc áp dụng kế toán quản trị. Tuy nhiên, để quản lý tài chính hiệu quả theo cơ chế tài chính mới, Bệnh Viện K trung ương cũng đã có một số biểu hiện của KTQT trong việc lập dự toán, kiểm tra kiểm
101 soát thực hiện so với dự toán và cung cấp thông tin cho các dạng ra quyết định của ban lãnh đạo Bệnh viện.
2.2.4.1 Công tác lập dự toán
Bệnh viện K trung ương vẫn là đơn vị HCSN được hưởng NSNN cấp để chi trả lương cho cán bộ công chức viên chức, và một số chi phí khác. Bệnh viện tiến hành lập Dự toán thu, chi NSNN gửi Bộ Y Tế xem xét phê duyệt. Dự toán thu, chi ngân sách tại đơn vị được thực hiện theo phương pháp lập dự toán trên cơ sở quá khứ.
* Các cơ sở để xây dựng dự toán
Vào cuối quý 4 của năm tài chính, đơn vị tiến hành xây dựng dự toán của năm tài chính tiếp theo. Dự toán được xây dựng dựa vào các căn cứ sau:
- Số giường kế họach, số lượng bệnh nhân khám chữa bệnh nội trú và ngọai trú thực tế.
- Căn cứ vào số lượng cán bộ công chức viên chức theo biên chế và hợp đồng tại đơn vị.
- Căn cứ vào kế hoạch mua sắm sửa chữa trang thiết bị y tế, xây dựng cơ sở vật chất của bệnh viện.
- Căn cứ vào tình hình thực hiện và mức ổn định tài chính tài chính của năm trước và nhu cầu thực hiện nhiệm vụ trong năm kế hoạch.
- Quy chế chi tiêu nội bộ của Bệnh viện K trung ương * Quy trình xây dựng dự toán
Vào cuối năm tài chính Bệnh viện sẽ xây dựng dự toán thu chi Ngân sách gởi lên cho Bộ Y tế để được cấp phát ngân sách nhà nước. Trình tự lập dự toán sẽ được thể hiện qua sơ đồ Hình 2.3.
102 Sơ đồ 2.7. Sơ đồ trình tự xây dựng dự toán
* Nội dung xây dựng dự toán
Nội dung lập dự toán tại BV K trung ương được thực hiện qua sơ đồ 2.8:
103 Sơ đồ 2.8. Sơ đồ nội dung xây dựng lập dự toán
104 ➢ Xây dựng dự toán thu:
Dự toán thu đóng vai trò quan trọng trong việc lập dự toán. Dự toán thu được lập đầu tiên và là căn cứ để xây dựng các dự toán khác trong đơn vị. Dự toán thu bao gồm:
- Nguồn ngân sách nhà nước cấp
+ Hiện tại dự toán ngân sách 2016 vẫn phải lập dự toán ngân sách, và BV sẽ dựa vào tình hình thu thực tế của năm trước để làm căn cứ xây dựng kế hoạch cho năm sau, kế hoạch được xây dựng cụ thể cho từng nguồn kinh phí NSNN, BHYT, viện phí trực tiếp, nguồn dịch vụ.
+ Trong việc lập dự toán thu ngân sách nhà nước, đơn vị thực hiện đúng theo trình tự, chế độ, căn cứ trên kế hoạch của Bộ y tế và Bộ Tài chính giao.
+ Nguồn ngân sách nhà nước cấp bao gồm: kinh phí được Nhà nước giao từ đầu năm theo định mức giường bệnh căn cứ trên quyết định của cơ quan chủ quản và các khoản kinh phí được cơ quan chủ quản phân bổ, bổ sung trong năm do phát sinh như: tiền lương tăng thêm, truy lĩnh tiền trực, truy lĩnh tiền ưu đãi nghề,... Nguồn thu NSNN cấp đầu năm cho bệnh chủ yếu là để chi cho lương, một phần cho chi thường xuyên và chi hỗ trợ cho đầu tư phát triển. Việc phân bổ NSNN cho BV được thực hiện dựa trên các yêu cầu nguồn lực đầu vào để bảo đảm vận hành hoạt động của BV, như số giường bệnh được giao và định mức bình quân cho giường bệnh, số biên chế, trang thiết bị và chi tiêu thường xuyên khác. Nhưng nếu theo nghị định 16/2015/Qđ-CP thì nguồn ngân sách sẽ giảm dần và sẽ ngừng cấp theo lộ trình được quy định tại nghị định trên
- Nguồn thu viện phí, thu BHYT:
Lập dự toán theo số lượt khám chữa bệnh thực tế năm trước để làm cơ sở lập dự toán thu cho năm nay. Khoản thu viện phí từ người bệnh và BHYT được thực hiện theo các thông tư: thông tư số 14/TTLB ngày 30/9/1995 Bộ Y tế - Tài chính - Lao động TBXH- Ban vật giá chính phủ về việc hướng dẫn thực hiện việc thu một phần viện phí; thông tư số 03/2006/TTLT-BYT-BTC- BLđTBXH ngày 26 tháng 01
105 năm 2006 của Bộ Y tế - Tài chính – Lao động TBXH về việc bổ sung thông tư liên bộ số 14/TTLB ngày 30/9/1995 Ban Vật giá Chính phủ hướng dẫn thực hiện việc thu một phần viện phí; thông tư liên tịch số Số: 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29/10/2015 của Bộ Y tế - Bộ Tài chính. Theo Nđ16/2015/Nđ_CP ngày 14/02/2015, đối với BV đang trong quá trình thực hiện tự chủ tài chính được tự chủ về khoản thu, mức thu của mình. BV được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thu phí, lệ phí phải thực hiện thu đúng, thu đủ theo mức thu và đối tượng thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. BV sẽ căn cứ nhu cầu chi phục vụ cho hoạt động, khả năng đóng góp của xã hội để quyết định mức thu cụ thể cho phù hợp với từng loại hoạt động, từng đối tượng, nhưng không được vượt quá khung mức thu do cơ quan có thẩm quyền quy định. BV thực hiện chế độ miễn, giảm cho các đối tượng chính sách - xã hội theo quy định của nhà nước.
- Nguồn thu khác (nguồn thu tử dịch vụ…)
Là nguồn thu từ hoạt động khám chữa bệnh theo yêu cầu, các dịch vụ quầy thuốc, các dịch vụ cho thuê mặt bằng tại bệnh viện, dịch vụ xe vận chuyển bệnh nhân,…. Nguồn thu dịch vụ khác được thu theo giá đấu thầu hàng năm của Bệnh viện
Trong việc lập dự toán thu ngân sách đơn vị thực hiện theo đúng trình tự, chế độ, căn cứ trên kế họach Bộ Y Tế giao. Tuy nhiên việc lập dự toán chỉ mang tính chất ước tính vì không thể biết được chính các số lượng bệnh nhân khám chữa bệnh tại Bệnh viện nên các khỏan thu chỉ mang tính chất tương đối. Nguồn thu kế hoạch của bệnh viện đựơc phản ánh qua Bảng 2.5.
106 Bảng 2.6 Nguồn thu theo kế hoạch của Bệnh viện giai đoạn 20116- 2018
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nguồn thu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
KP TX 1,613,487 1,778,625 2,129,334 NSNN 43,807 4,627 2,779 BHYT 1,004,230 1,098,725 1,228,813 Viện phí 338,877 367,764 493,161 Dịch vụ 225,581 306,212 402,630 SN khác 992 1,298 1,951 KP KTX 49,917 97,058 46,510 Cộng 1,663,404 1,875,683 2,175,844
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Bệnh viện năm 2016 - 2018) ➢ Xây dựng dự toán chi thường xuyên:
Các nhóm chi của BV bao gồm: nhóm chi cho con người; nhóm chi về hàng hóa, dịch vụ; nhóm chi mua sắm, sửa chữa tài sản cố định, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng; nhóm chi khác
- Các nhóm chi này được lập kế hoạch định mức chi hàng năm theo từng nhóm mục chi trên cơ sở tình hình tài chính của năm trước. Kế hoạch này được Bộ Y tế, Bộ Tài chính xem xét duyệt theo từng nhóm chi cụ thể.
- Việc thực hiện các nhóm chi hoạt động sự nghiệp do phòng TCKT cân đối các nguồn kinh phí để đảm bảo thực hiện các nhu cầu của BV; tổ chức thực hiện mua sắm, theo dõi, quản lý, sử dụng, báo cáo đúng quy định hiện hành. Số lượng mua sắm theo nhu cầu phục vụ người bệnh không được tồn kho nhiều. Chi nghiệp vụ chuyên môn của ngành là yêu cầu cấp thiết nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn, đáp ứng kịp thời nhu cầu khám, chữa bệnh.
- BV quản lý, giám sát các khoản chi theo định mức cụ thể, rõ ràng trong quy
107 chế chi tiêu nội bộ.
Các nhóm chi của Bệnh viện bao gồm:
- Nhóm chi cho con người: bao gồm các mục chi lương và các tài khoản theo lương, chi tiền công, chi khen thưởng, phúc lợi, Chi các khoản trích theo lương…theo quyết định số 280TC/Qđ/NSNN ngày 15/04/1997 Bộ trưởng Bộ Tài Chính. đơn vị sẽ căn cứ vào số biên chế được giao, số hợp đồng dài hạn và ngắn hạn, căn cứ vào hệ số lương cơ bản, dự kiến biến động trong năm, sắp tới để tính khoản chi lương và các khoản tính theo lương. Tuy nhiên, NSNN cấp hàng năm cho nhóm chi này vẫn không đủ, mà đơn vị phải tự cân đối từ nguồn thu sự nghiệp để bù đắp cho khoản thiếu hụt này, đây là áp lực lớn cho bệnh viện là phải trang trải thêm phần thiếu hụt mà đáng ra là NSNN phải cấp, đồng thời luôn phải tạo thêm nguồn thu để tăng thu nhập cho cán bộ viên chức.
- Nhóm chi về hàng hóa, dịch vụ: bao gồm các khoản chi: tiền điện, tiền nước, văn phòng phẩm, thông tin liên lạc, hội nghị, đoàn ra, đoàn vào, xăng xe, chi mua hàng hoá, vật tư dùng cho công tác điều trị và khám bệnh; trang thiết bị kỹ thuật; sách, tài liệu chuyên môn y tế…Nhóm này nhằm duy trì sự hoạt động của bộ máy quản lý của bệnh viện và phụ thuộc vào cơ sở vật chất và quy mô hoạt động của bệnh viện.
+ Dự toán chi thanh toán dịch vụ công cộng gồm tiền điện, tiền nước, tiền nhiên liệu, tiền vệ sinh môi trường: được xây dựng căn cứ vào số liệu thực chi của năm trước và kế hoạch hoạt động của đơn vị trong năm thực hiện.
+ Dự toán văn phòng phẩm: căn cứ vào định mức khoán chi văn phòng phẩm của các khoa và kế hoạch mua sắm , in ấn, công cụ dụng vụ phục vụ cho công tác chuyên môn, số thực chi năm trước của khối hành chính các phòng và kế hoạch mua sắm công cụ, dụng cụ, vật tư văn phòng của năm thực hiện.
+ Dự toán thông tin, tuyên truyền, liên lạc: căn cứ vào định mức khoán chi điện thoại cho từng bộ phận, nhu cầu mua báo chí và kế hoạch tuyên truyền quảng cáo cho Trường trong năm thực hiện.
108 + Dự toán hội nghị: căn cứ vào kế hoạch hoạt động chung của đơn vị trong năm thực hiện.
+ Dự toán công tác phí: căn cứ vào số liệu thực chi của năm trước để lập kế hoạch cho năm thực hiện.
+ Dự toán chi phí thuê mướn: căn cứ vào kế hoạch bổ sung nhân lực khoa phòng, một số khoản thuê mướn khác căn cứ vào số chi năm trước để lập kế hoạch cho năm tiếp theo.
+ Dự toán chi sửa chữa tài sản tài sản phục vụ công tác chuyên môn: BV căn cứ vào kế hoạch, dự toán sửa chữa thường xuyên do Phòng Hành chính - tổng hợp lập được BV K trung ương phê duyệt và số chi năm trước để lập kế họach cho năm thực hiện.
+ Dự toán chi nghiệp vụ chuyên môn: gồm chi mua thuốc, máu, dịch truyền, hóa chất, vật tư tiêu hao, vật tư thay thế các loại. BV căn cứ vào số giường bệnh được giao, lượng bệnh nhân khám chữa bệnh của năm trước, các khỏan chi nghiệp vụ khác để lập kế họach cho năm kế hoạch.
- Nhóm chi mua sắm, sửa chữa tài sản cố định, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng: gồm chi mua sắm, sửa chữa trong dự toán chi thường xuyên được giao của đơn vị. Bệnh viện căn cứ vào kế hoạch mua sắm máy móc, trang thiết bị y tế và sử chữa lớn TSCđ theo chủ trương của lãnh đạo đơn vị và yêu cầu của các khoa, phòng để lập dự toán cho năm kế hoạch.
- Nhóm chi khác: bao gồm tiền tiếp khách; chi hỗ trợ các tổ chức đoàn thể đảng, đoàn thanh niên, Công đoàn; mua bảo hiểm tài sản và các khoản chi khác. Các khoản chi này được xây dựng dựa vào định mức các khoản chi hỗ trợ và số thực chi của năm trước.
- Dự toán chi hoạt động không thường xuyên: đơn vị chi theo quy định
của Luật NSNN và pháp luật hiện hành với từng nguồn kinh phí như: chi các khoản sửa chữa phát sinh đột xuất, chi thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, chi dự án, chi viện trợ… đối với chi hoạt động không thường xuyên này, bệnh viện lập
109 kế hoạch chi theo đúng nội dung mục chi được Nhà nước giao dự toán.
Dự toán chi kế hoạch của bệnh viện được thể hiện qua Bảng 2.6 như sau: Bảng 2.7 Dự toán chi kế hoạch của Bệnh viện giai đoạn 2016-2018
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nguồn thu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
A.Kinh phí giao thực
hiện tự chủ 1,607,114
2,096,409 1,954,373
Thanh toán cá nhân 148,744 238,312 316,717
Hàng hóa, dịch vụ 24,752 35,924 42,653
Mua sắm 2,794 3,957 3,072
TSCĐ & SC lớn 4,503 17,953 22,084
Nghiệp vụ 1,308,491 1,599,275 1,305,893
Khác 117,830 200,988 263,954
B. Kinh phí không giao
thực hịên tự chủ 26,146 31,066 34,421
Tổng chi 1,633,260 2,127,475 1,988,794
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Bệnh viện năm 2016 - 2018)
➢ DT kết quả hoạt động TC và phân phối kết quả tài chính.
Sau khi dự toán được phần chênh lệch thu lớn hơn chi thì đơn vị xây dựng dự toán phân phối kết quả hoạt động tài chính (trích lập các quỹ) theo khoản 3 điều 13 nghị định 16/2015/Nđ-CP. Theo Quy chế chi tiêu nội bộ thì các Quỹ được trích lập Bệnh viện K trung ương bao gồm:
Dự toán Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp: tỷ lệ trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp tại bệnh viện là 25% chênh lệch dự toán thu chi. được dùng để đầu tư, phát triển nâng cao hoạt động sự nghiệp, bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật
110 chất, mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện làm việc, chi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ, trợ giúp thêm đào tạo, huấn luyện, nâng cao tay nghề và năng lực công tác cho CBVC trong đơn vị, được sử dụng góp vốn liên doanh liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngòai nước để tổ chức họat động dịch vụ phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao.
Dự toán Thu nhập tăng thêm: tỷ lệ trích 60% chênh lệch dự toán thu chi. Khoản thu nhập tăng thêm ngoài quỹ lương mà CBVC được hưởng
Dự toán Quỹ phúc lợi: mức trích tối đa không quá 3 tháng tiền lương tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân. Quỹ chi có tính chất quà ngày lễ, tết; mua sắm dụng cụ, trang bị cho hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; chi hoạt động của tổ chức đoàn thể; chi trợ cấp khó khăn, nghỉ hưu, nghỉ mất sức...; chi thăm hỏi ốm đau, hiếu hỷ; chi tham quan học hỏi, nghỉ dưỡng; đóng góp quỹ từ thiện; giao dịch, tiếp khách và các hoạt động xã hội khác ...vv.
Dự toán Quỹ khen thưởng: mức trích tối đa không quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân. Chi thưởng thường xuyên trong các ngày lễ, tết, chi thưởng đột xuất cho cá nhân, tập thể đạt thành tích cao trong nhiệm vụ được giao, chi thưởng cho các đơn vị, cá nhân ngoài đơn vị.
Dự toán Quỹ dự phòng ổn định thu nhập: được sử dụng để bổ sung nguồn thực hiện lộ trình tăng lương theo quy định của Chính phủ; điều tiết để đảm bảo ổn định thu nhập của cán bộ viên chức qua các năm.
Mức trích cụ thể các Quỹ trên tùy thuộc vào chênh lệch thu chi hàng năm.