Ưu điểm, kết quả đạt được của mô hình đo lường rủi ro tín dụng của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam (Trang 68 - 71)

lý Rủi ro và Ủy ban Kiểm toán và một số Ủy ban khác để đảm bảo các chức năng có xung đột lợi ích tự thân được giám sát một cách chặt chẽ bởi các thành viên Hội đồng Quản trị khác nhau. Điều đó giúp đưa ra các góc nhìn khách quan khi Hội đồng Quản trị xem xét các khía cạnh trọng yếu của Ngân hàng, đặc biệt trong lĩnh vực quản trị rủi ro cũng như kiểm toán một các độc lập, tạo ra các tuyến phòng thủ chuyên biệt.

Cũng trong năm nay, môi trường Pháp lý tại Việt Nam đã có nhiều chuyển biến dần ứng dụng các quan điểm Quản trị, kiểm soát nội bộ theo các chuẩn mực, thông lệ quốc tế thể hiện rõ nhất qua một số thông tư của Ngân hàng Nhà nước để tạo ra các bước đệm cần thiết trước khi các Ngân hàng tại Việt Nam áp dụng theo chuẩn Basel 2 vào năm 2020, bao gồm:

✓ Thông tư 13/2018/TT-NHNN hiệu lực ngày 01/01/2019 ✓ Thông tư 41/2016/TT- NHNN hiệu lực ngày 01/01/2020

Để chuẩn bị cho việc này Techcombank đã chủ động nghiên cứu và đưa ra mô hình Quản trị - Điều hành mục tiêu trong 3 năm tiếp theo cũng như lộ trình triển khai từng năm. Trong năm 2019, Ban điều hành tiếp tục triển khai theo đúng kế hoạch mà HĐQT đã đề ra, đảm bảo tuân thủ tuyệt đối theo quy định của Pháp luật và đáp ứng thông lệ quốc tế.

Việc cập nhật Cơ cấu Quản trị - Điều hành sẽ làm một trong những ưu tiên hàng đầu của Techcombank, nhằm tạo ra môi trường cho đội ngũ lãnh đạo thể hiện năng lực lãnh đạo vượt trội dựa trên các nguyên tắc đơn giản, rõ ràng và minh bạch.

Techcombank sẽ tiếp tục hoàn thiện các công việc liên quan đến thực thi và ứng dụng mô hình đã thiết kế vào thực tiễn hoạt động Quản trị - Điều hành tại Techcombank để đảm bảo gia tăng hiệu quả hoạt động điều hành, đảm bảo kết quả kinh doanh cũng như tối ưu hóa các nguồn lực của tổ chức.

2.3.2. Ưu điểm, kết quả đạt được của mô hình đo lường rủi ro tín dụng của Techcombank Techcombank

Techcombank quyết định được ban hành theo tiêu chuẩn của Phương pháp đo lường RRTD dựa trên xếp hạng nội bộ IRB (Internal Ratings Based) của Hiệp ước Basel II, vì vậy cũng thừa hưởng các ưu điểm nổi trội của Basel II:

- Về cấu trúc và nội dung của mô hình: mô hình tập trung nhiều hơn vào các phương pháp nội bộ của chính ngân hàng, đánh giá hoạt động thanh tra, giám sát và kỷ luật trên nguyên tắc thị trường. Do đó, quyền lực của các nhà quản lý quốc gia được tăng lên bởi họ cần phải đánh giá sự đủ vốn của ngân hàng có tính đến đặc điểm rủi ro cụ thể của nó.

- Về tính linh động của ứng dụng của mô hình: Mô hình linh hoạt hơn với một danh sách các phương pháp, các biện pháp khuyến khích để các nhà quản lý quốc gia và các ngân hàng chọn lựa.

- Về tính nhạy cảm với rủi ro của hiệp ước: Basel I đo đạc rủi ro quá sơ bộ. Basel II nhạy cảm hơn với rủi ro thông qua độ nhạy cảm của yêu cầu vốn đối với mức độ rủi ro tăng lên và sự công khai bắt buộc một cách chi tiết về độ nhạy cảm rủi ro và chính sách rủi ro.

- Về trọng số rủi ro của hiệp ước: Basel I quy định từ 0 – 100 và ưu đãi hơn với các nước thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD- Organisation for Economic Co-operation and Development). Basel II quy định từ 0 - 150 hoặc hơn và không có đặc quyền nào, bao gồm cả phân cấp bên trong và bên ngoài.

- Về kỹ thuật giảm rủi ro tín dụng: Basel I chỉ hỗ trợ và đảm bảo. Basel II thừa nhận về kỹ thuật giảm thiểu rủi ro tốt hơn, đưa ra nhiều kỹ thuật hơn như hỗ trợ, đảm bảo, phái sinh tín dụng, lập mạng lưới vị thế (position netting).

Về mô hình EL nói riêng đã mang lại những hiệu quả sau:

Thứ nhất, giúp ngân hàng tăng cường khả năng quản trị nhân sự, cụ thể là quản trị đội ngũ cán bộ tín dụng. Theo lý thuyết quản trị, quản trị nhân sự bao gồm bốn vấn đề chính: tuyển dụng; đào tạo lại; hệ thống lương thưởng; vấn đề thăng tiến. Trên thực tế, nhiều ngân hàng trên thế giới đã xây dựng hệ thống chấm điểm kết quả công việc của cán bộ tín dụng để xác định mức lương và lộ trình thăng tiến phù hợp. Với cán bộ tín dụng, lương và thưởng thường được dựa vào số dư nợ, số lượng khách

hàng và chất lượng tín dụng. Nếu cán bộ tín dụng có dư nợ cao nhưng chất lượng tín dụng thấp thì lương - thưởng vẫn có thể rất thấp, và tất nhiên là không thể thăng tiến. Như vậy, việc xác định mức tổn thất ước tính với từng danh mục cho vay của từng cán bộ tín dụng sẽ định lượng rõ chất lượng tín dụng của từng cán bộ. Điều này buộc cán bộ tín dụng phải luôn nỗ lực tránh rủi ro nếu không sẽ nhận mức lương - thưởng rất thấp cho dù là cán bộ có thâm niên cao.

Thứ hai, xác định tổn thất ước tính sẽ giúp ngân hàng xây dựng hiệu quả hơn Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng. Hiện nay, theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng, các ngân hàng Việt Nam đa phần vẫn áp dụng việc trích lập dự phòng theo “tuổi nợ”, chỉ có một số ít ngân hàng đã có hệ thống xếp hạng hiệu quả và sử dụng phương pháp định tính để xác định mức độ rủi ro của các khoản tín dụng, từ đó trích lập dự phòng theo tỷ lệ phù hợp. Tuy nhiên, nếu ngân hàng xác định được chính xác tổn thất ước tính thì việc trích lập trở nên đơn giản, hiệu quả và chính xác hơn rất nhiều.

Thứ ba, việc xác định được tổn thất ước tính, đặc biệt là xác định được PD - xác suất khả năng vỡ nợ của khách hàng sẽ giúp ngân hàng nâng cao được chất lượng việc giám sát và tái xếp hạng khách hàng sau khi cho vay. Theo khảo sát của tác giả, các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay đều có hệ thống xếp hạng khách hàng và hệ thống này được sử dụng để làm căn cứ cho thẩm định tín dụng và ra quyết định cho vay. Ví dụ, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chia khách hàng ra thành 10 hạng căn cứ vào số điểm khách hàng có được từ hạng AAA đến hạng D. Khách hàng bị xếp hạng CCC trở xuống sẽ không được vay tiền.

Thực tế, nếu chúng ta coi hạng khách hàng là biến kết quả, thì các biến nguyên nhân để xác định được biến kết quả trên chính là các đánh giá về tính hình tài chính, phi tài chính của doanh nghiệp hoặc cá nhân vay tiền. Như vậy, nó tương tự việc xác định biến kết quả PD. Điểm khác biệt quan trọng là: trong trường hợp thứ nhất, được xác định theo phương pháp “rời rạc”; trường hợp thứ hai, được xác định theo phương pháp “liên tục” dựa trên các mô hình toán. Như vậy, ngân hàng thương mại có thể

dựa luôn vào kết quả của PD để tái xếp hạng khách hàng. Điều này vừa đảm bảo tính logic vừa đảm bảo tính khoa học.

Thứ tư, việc xác định chính xác tổn thất có thể dự tính sẽ giúp ngân hàng xác định chính xác được giá trị khoản vay. Điều này sẽ phục vụ hiệu quả cho việc thực hiện quy trình swap tín dụng, hay chứng khoán hóa các khoản vay của các ngân hàng thương mại sau này. Đây là một xu thế tất yếu mà các ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ hướng tới vì swap tín dụng và chứng khoán hóa chính là những công cụ hiệu quả nhất để san sẻ rủi ro và tạo tính linh hoạt trong quản lý danh mục các khoản cho vay của mỗi ngân hàng thương mại.

Như vậy, việc xây dựng hệ thống ước tính tổn thất tín dụng dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ - IRB là xu thế tất yếu của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong quá trình hội nhập. Tuy nhiên, việc tính toán bất kỳ chỉ tiêu nào trong số 3 chỉ tiêu PD, LGD hay EAD luôn hết sức phức tạp, đòi hỏi ngân hàng phải có một cơ sở dữ liệu đầy đủ, được lưu trữ khoa học với những chương trình phần mềm xử lý dữ liệu hiện đại. Tất cả những vấn đề trên đều đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải đầu tư nguồn lực về tài chính, con người, thời gian rất khổng lồ và đặc biệt phải có lộ trình khoa học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam (Trang 68 - 71)