Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng mới áp dụng riêng đối với doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ
Các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ thường có báo cáo tài chính kém nhưng uy tín trong quan hệ tín dụng, lịch sử trả nợ tốt. Hệ thống XHTD đối với doanh nghiệp nhỏ cần xây dựng theo hướng giảm tỷ trọng các chỉ tiêu tài chính và tăng tỷ trọng các chỉ tiêu phi tài chính, các chỉ tiêu phải xây dựng phù hợp với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ. Hệ thống XHTD phải khắc phục được tình trạng các khách hàng bị xếp vào nhóm nợ có độ rủi ro cao hơn do báo cáo tài chính kém (doanh nghiệp đối phó với cơ quan thuế) nhưng lịch sử trả nợ tốt hoặc một số chỉ tiêu có tính chất vĩ mô so với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do vậy, để đảm bảo tính hợp lý, tạo điều kiện cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp xúc tốt hơn với ngân hàng, cần giảm tỷ trọng điểm tài chính và tăng tỷ trọng điểm phi tài chính như sau:
Bảng 3.2: Tỷ trọng chấm điểm XHTD doanh nghiệp
Chỉ tiêu Thông tin tài chính được kiểm toán
Thông tin tài chính không được kiểm toán
Các chỉ tiêu tài chính 25% 20%
Các chỉ tiêu phi tài chính 75% 75%
Các chỉ tiêu phi tài chính thực sự quan trọng trong công tác đánh giá và thẩm định khách hàng. Các chỉ tiêu này được thu thập từ các nguồn tin khác nhau: cơ quan, sở, ban, ngành nhà nước có liên quan, bộ phận công nhân, bộ phận sản xuất, bảo vệ,…Nhằm giúp chuyên viên có thể kiểm định nhưng câu hỏi đặt ra về tình hình sản
xuất, hoạt động kinh doanh của khách hàng chính xác hơn thay vì chỉ nhìn vào những con số đã được thay đổi, tính toán để phù hợp với mục đích của báo cáo.
Nếu thực hiện thay đổi tỷ trọng các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính theo hướng như trên thì đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, các chỉ tiêu trong nhóm chỉ tiêu phi tài chính như: khả năng trả nợ của khách hàng theo đánh giá của CBTD, kinh nghiệm chuyên môn của người đứng đầu doanh nghiệp, tính năng động, nhạy bén của Ban lãnh đạo doanh nghiệp với sự thay đối của thị trường theo đánh giá của CBTD, tình hình quan hệ với ngân hàng… được đánh giá cao hơn so với các chỉ tiêu tài chính, điều này cũng thể hiện việc XHTD đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ sát hơn với thực tế hoạt động hiện tại.
Điều chỉnh tỷ trọng của bộ chỉ tiêu áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại công nghiệp nhẹ và hàng tiêu dùng:
Qua phân tích các vường mắc trong quá trình thực hiện XHTD đối với các tổ chức kinh tế tại Techcombank cho thấy tỷ trọng các chỉ tiêu phân tích đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại công nghiệp nhẹ và hàng tiêu dùng có phần chưa hợp lý khiến cho việc áp dụng chính sách khách hàng cũng như chính sách phân loại nợ đối với khách hàng này có yêu cầu cao hơn so vơi doanh nghiệp đối với lĩnh vực khác. Do vậy để phản ánh đặc thù của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại công nghiệp nhẹ và hàng tiêu dùng, cần chỉnh sửa tỷ trọng các chỉ tiêu trong nhóm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính như sau theo hướng tăng tỷ trọng chỉ tiêu khả năng thanh khoản và chỉ tiêu hoạt động, giảm chỉ tiêu thu nhập.
Bổ sung nhóm chỉ tiêu phân tích khả năng định giá trên thị trường đối với doanh nghiệp đã niêm yết trên thị trường chứng khoán
Nhóm chỉ tiêu phân tích khả năng định giá trên thị trường đối với doanh nghiệp phát hành cổ phiếu ra công chúng, khả năng tài chính của doanh nghiệp cũng cần phải được phân tích thêm trên cơ sở giá trị thị trường. Trong đó, một số chỉ tiêu cơ bản cần quan tâm là:
Tỷ lệ giá cả trên thu nhập một cổ phần (P/E)
P/E = 𝑮𝒊á 𝒄ổ 𝒑𝒉𝒊ể𝒖 𝑻𝒉𝒖 𝒏𝒉ậ𝒑 𝒎ộ𝒕 𝒄ổ 𝒑𝒉𝒊ế𝒖
Chỉ số này so sánh giá cổ phiếu với thu nhập tính trên một cổ phần. Tỷ lệ giá trên thu nhập một cổ phần càng cao thì doanh nghiệp càng được đánh giá cao, bởi P/E không chỉ phản ánh mức sinh lời hiện tại mà còn cho thấy khả năng sinh lời trong tương lai kỳ vọng của doanh nghiệp. Do vậy, P/E cũng thay đổi theo ngành và chiến lược kinh doanh.
Tỷ lệ giá cả trên giá trị sổ sách (P/B)
P/B =𝑮𝒊á 𝒕𝒓ị 𝒔ổ 𝒓ò𝒏𝒈 𝒄ủ𝒂 𝒎ộ𝒕 𝒄ổ 𝒑𝒉ầ𝒏𝑮𝒊á 𝒄ổ 𝒑𝒉𝒊ế𝒖
Chỉ số này so sánh giá cổ phiếu với giá trị ghi sổ của cổ phiếu đó. Nếu giá trị này <1 thì có khả năng doanh nghiệp đang có vấn đề trong hoạt động.
Bổ sung một số chỉ tiêu trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ là công việc quan trọng, ngày càng được các ngân hàng quan tâm. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là cơ sở để ngân hàng đánh giá khả năng thanh toán, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng linh động về tài chính của doanh nghiệp thông qua luồng tiền ra và luồng tiền vào của doanh nghiệp. Trong các chỉ tiêu đánh giá doanh nghiệp của TECHCOMBANK thì chưa đề cập đến các chỉ tiêu trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ bởi báo cáo này không bắt buộc các doanh nghiệp lập. Trong thời gian tới, khi có quy định cụ thể của các cơ quan có thẩm quyền về lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ, đề nghị bổ sung các chỉ tiêu khi phân tích đánh giá doanh nghiệp như sau:
Hệ số dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh so với tổng dòng tiền vào:
Chỉ tiêu này cho biết mức độ về năng lực tạo ra nguồn tiền từ hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp. Thông thường, tỷ lệ này rất cao (trên 80%) và là nguồn tiền chủ yếu dùng trang trải cho hoạt động đầu tư dài hạn và trả cổ tức cũng như các khoản vay ngắn hạn, dài hạn. Một cách phân tích thường liên hệ là mang hệ số kỳ thực hiện so với các kỳ trước để thấy xu hướng tăng trưởng hay sự ổn định và so với các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành hay chỉ tiêu bình quân để đo lường sự biến động chung về tình hình kinh doanh và đặc điểm dòng tiền.
Trong hoạt động đầu tư, dòng tiền của doanh nghiệp được lưu chuyển thông suốt ở các lĩnh vực: đầu tư chứng khoán, đầu tư kinh doanh bất động sản, cho thuê dài hạn tài sản cố định, liên doanh, hùn vốn…
Dòng tiền ra để gia tăng các khoản đầu tư, ngược lại, một sự thu hồi các khoản đầu tư sẽ thể hiện trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ là dòng tiền vào. Khi hệ số này cao, tức là dòng tiền vào từ hoạt động đầu tư chiếm tỷ trọng cao. Nếu chưa có kế hoạch tái đầu tư, doanh nghiệp sẽ điều phối nguồn tiền ưu tiên thanh toán các khoản nợ dài hạn đến hạn trả hoặc trả trước hạn để giảm chi phí lãi vay. Sau đó, doanh nghiệp sẽ điều tiết vốn cho hoạt động kinh doanh chính để giảm các khoản vay ngắn hạn. Nghiên cứu, xem xét chỉ tiêu này giúp ngân hàng dự báo được khả năng trả nợ các khoản vay như thế nào.
Hệ số dòng tiền ra để trả nợ dài hạn so với tổng dòng tiền vào:
Trả nợ dài hạn đối với các khoản nợ chưa đến hạn trả làm cho hệ số dòng tiền ra tăng cao và thường gắn liền với một chiến lược nào đó. Thông thường, tỷ lệ thanh toán nợ dài hạn so với tổng dòng tiền vào là rất thấp (5% -10%) và diễn ra đều đặn qua các năm. Nguyên nhân chính là do tính chất của các khoản nợ dài hạn với các điều khoản thanh toán ổn định. Vì vậy, hệ số này thay đổi đột ngột là điều cần quan tâm để tìm nguyên nhân giải thích.
Hệ số dòng tiền ra để trả cổ tức so với dòng tiền ròng từ hoạt động kinh doanh:
Đối với các công ty cổ phần, cần nghiên cứu thêm chỉ tiêu này. Chỉ tiêu này cho biết việc sử dụng dòng tiền thu được từ hoạt động kinh doanh dùng để trả lợi tức cho các cổ đông. Đây là một chiến lược khá phức tạp. Một số công ty có chính sách duy trì đều đặn mức trả cổ tức mặc dù phải sử dụng cả các nguồn khác - kể cả đi vay, khi dòng tiền từ hoạt động kinh doanh không đáp ứng đủ, trong khi đó một số công ty lại có chính sách “cứng rắn” ngược lại. Hệ số này phải luôn được cân nhắc trước nhu cầu đầu tư hay sự cần thiết phải bổ sung vốn cho công ty trong từng giai đoạn chiến lược kinh doanh.
Bổ sung một số chỉ tiêu phi tài chính đối với doanh nghiệp hoạt động trong các ngành khác nhau
Hiện tại, việc đánh giá XHTD các doanh nghiệp ở các ngành khác nhau đều sử dụng một bộ chỉ tiêu tài chính và phi tài chính và có sự điều chỉnh về trọng số thể hiện mức độ quan trọng của từng chỉ tiêu, nhóm chỉ tiêu. Thực tế triển khai đã cho thấy rằng: cần bổ sung thêm một số chỉ tiêu đặc trưng đối với từng ngành riêng biệt:
- Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng:
Trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản nhằm tạo ra cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân, các doanh nghiệp xây dựng nhận thầu giữ vai trò quan trọng. Ở Việt Nam hiện nay đang tồn tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp như: tổng công ty, công ty, xí nghiệp, đội xây dựng… Các đơn vị này có thể thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Tuy các đơn vị này khác nhau về quy mô sản xuất, hình thức quản lý nhưng đều là những tổ chức nhận thầu xây lắp (thầu chính hoặc thầu phụ) hoặc có trường hợp tự thực hiện. Để phân tích, đánh giá doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng một cách toàn diện hơn, đề nghị bổ sung thêm các chỉ tiêu sau:
➢ Khả năng thực hiện đấu thầu
Chỉ tiêu này đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác hoạt động trong ngành. Chỉ tiêu này được xác định dựa trên các thông tin tổng hợp về doanh nghiệp: các công trình tham gia dự thầu, giá dự thầu của doanh nghiệp, giá dự toán của chủ đầu tư, giá trúng thầu của doanh nghiệp, lãi (lỗ) dự kiến, các yếu tố quyết định đến kết quả trượt (trúng) thầu) của doanh nghiệp. Từ các thông tin thu thập được, ngân hàng có thể đánh giá được khả năng, năng lực của doanh nghiệp trong việc đấu thầu các công trình xây dựng.
➢ Khả năng tổ chức thi công
Sau khi trúng thầu, doanh nghiệp có thể thực hiện thi công toàn bộ công trình hoặc chuyển cho một đơn vị khác làm một phần công việc dưới hình thức thầu phụ. Chỉ tiêu khả năng tổ chức thi công đánh giá năng lực thi công của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác trong ngành. Để có cơ sở đánh giá khả năng tổ chức thi công, cần thu thập các thông tin: Giá trị hợp đồng xây dựng, kế hoạch sản lượng thực hiện luỹ kế theo tiến độ thoả thuận tại hợp đồng, sản lượng thực hiện luỹ kế, % hoàn
thành so với kế hoạch, mức độ phức tạp của công trình, đánh giá của chủ đầu tư về chất lượng thực hiện…
➢ Tiến độ nghiệm thu khối lượng xây lắp đã hoàn thành
Chỉ tiêu cho biết khả năng, tốc độ thu hồi tiền của dự án. Nếu tiến độ nghiệm thu nhanh thì công trình không bị đọng vốn, giảm chi phí tài chính cho doanh nghiệp. Căn cứ để xác định tiến độ nghiệm thu khối lượng xây lắp hoàn thành là tỷ lệ giữa giá trị chủ đầu tư đã thanh toán và giá trị sản lượng được nghiệm thu.
- Đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ y tế, giáo dục:
Hoạt động cung cấp dịch vụ y tế, giáo dục là một ngành kinh tế mang tính tổng hợp cao. Sản phẩm phần lớn là dịch vụ, không mang hình thái vật chất cụ thể như hàng hóa thông dụng khác. Quá trình sản xuất ra sản phẩm đồng thời là quá trình tiêu thụ, nghĩa là các dịch vụ được thực hiện trực tiếp với khách hàng. Chính vì đặc điểm như vậy nên ngành dịch vụ y tế, giáo dục cần được đánh giá thêm một số chỉ tiêu nữa:
➢ Địa điểm cung cấp dịch vụ và sản phẩm:
Chỉ tiêu này xác định mức độ thuận lợi của địa điểm, nơi cung cấp sản phẩm dịch vụ. Tiêu thức để đánh giá sự thuận lợi là: hệ thống đường giao thông đi lại đến nơi cung cấp sản phẩm, dịch vu; môi trường có trong sạch hay không; diện tích to hay nhỏ; địa điểm này có gần nơi đông dân cư hay không…
➢ Mức độ hiện đại của trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh:
Chỉ tiêu đánh giá trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp là lạc hậu, bình thường, hiện đại hay rất hiện đại, cao cấp.
➢ Đội ngũ cán bộ chuyên môn:
Chỉ tiêu đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên môn: có đáp ứng được yêu cầu hay không; đây có phải là những cán bộ có uy tín trong lĩnh vực chuyên môn hay không.
➢ Thái độ phục vụ khách hàng:
Chỉ tiêu đánh giá thái độ của đội ngũ nhân viên trong quá trình phục vụ khách hàng là kém, bình thường hay nhiệt tình, chu đáo.