Nângcao chất lượng công tác tổ chức phân tích, xếp hạng tín dụng doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam (Trang 83 - 85)

doanh nghiệp vay vốn.

Thứ nhất, chuyên môn hoá theo các khâu của quy trình tín dụng.

Tại các chi nhánh Techcombank đã thực hiện chuyên môn hoá đã có sự phân chia các phòng QHKH theo loại hình doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp vừa và nhỏ, tín dụng tiêu dùng. Tuy nhiên, áp lức công việc của mỗi chuyên viên QHKH vẫn là rất lớn. Các chuyên viên QHKH đang phải thực hiện toàn bộ các giai đoạn bao gồm từ quá trình từ thẩm định khách hàng đến định giá tài sản đảm bảo. Do đó để công việc đạt hiệu quả cao phải phân công chuyên viên theo hướng chuyên môn hoá. Ngân hàng có thể thực hiện chuyên môn hoá phân công chuyên viên QHKH phụ trách các khâu trong quy trình cấp tín dụng cho doanh nghiệp. Cụ thể, có thể chia thành một vài công việc Maketing, tiếp xúc khách hàng, hướng dẫn lập hồ sơ vay vốn, thẩm đinh doanh nghiệp về mọi mặt, kiểm tra xử lý sau khi vay, quản lý hồ sơ tín dụng… và từ đó, một chuyên viên QHKH chỉ phụ trách một hoặc một vài khâu nào đó. Ví dụ có thể có chuyên viên QHKH chuyên phụ trách mảng hồ sơ: nhận hồ sơ, tư vấn hồ sơ vay, lập và quản lý hồ sơ tín dụng; chuyên viên QHKH khác sẽ đảm nhận phần

tiếp xúc, phân tích khách hàng, kiểm tra xử lý sau vay. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng phân công chuyên viên QHKH phụ trách theo từng mảng chuyên môn riêng như chuyên viên pháp lý chuyên thẩm định các nội dung trong hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp, chuyên viên phân tích tài chính, chuyên viên thẩm định phương án dự án…

Khi áp dụng phương pháp này sẽ nâng cao tính chuyên môn hoá, khả năng phân tích từng nội dung và từng khâu sẽ sâu sắc hơn, các chuyên viên QHKH có thể giám sát lẫn nhau, giảm thiểu nguy cơ rủi ro đạo đức. Bên cạnh đó, mô hình này đòi hỏi phải có sự kết hợp đồng bộ, thống nhất giữa các chuyên viên QHKH, các phòng ban để đảm bảo công tác thẩm định doanh nghiệp được diễn ra chặt chẽ và kịp thời. Tuy nhiên, mô hình này cũng có thể dẫn đến chuyên viên QHKH bị thiên lệch về công việc mà mình phụ trách, họ chỉ biết sâu sát công việc họ đảm nhận mà không có sự hiểu biết các nghiệp vụ còn lại. Song ngân hàng cũng có thể giải quyết vấn đề này bằng cách sau một thời gian sẽ hoán đổi giữa các chuyên viên QHKH về nhóm, lĩnh vực cũng như nội dung họ phụ trách. Như vậy, trong suốt quá trình công tác, chuyên viên QHKH có điều kiện tìm hiểu nhiều lĩnh vực kinh tế cũng như nhiêu nội dung công việc với khối lượng công việc hợp lý, trau dồi kiến thức nghiệp vụ cũng như nhiều kinh nghiệm để giải quyết công việc ở bất cứ vị trí hay lĩnh vực nào.

Thứ hai, nâng cao khả năng quản lý, giám sát chặt chẽ công tác phân tích, đánh giá, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp vay vốn.

Hiện nay cơ chế quản lý giám sát của ngân hàng trong công tác nay còn nhiều hạn chế. Sau khi chuyên viên QHKH hoàn thành việc xếp hạng, trưởng phòng QHKH kiểm tra và ký duyệt, sau đó chuyển sang bộ phận QLRR để rà soát lại. Tuy nhiên, với một số lượng lớn các khách hàng và hoạt động tín dụng liên tục được mở rộng thì việc kiểm tra, rà soát của của lãnh đạo phòng QHKH và phòng QLRR nhiều khi chỉ mang tính hình thức. Để khắc phục tình trạng này, ngân hàng nên thành lập ở các chi nhánh một bộ phận chuyên kiểm soát công tác phân tích, đánh giá, XHTD trong hoạt động tín dụng.

Ngoài ra, hàng năm mỗi chi nhánh của Techcombank nên tổ chức các buổi tổng kết việc thực hiện công tác phân tích, đánh giá, XHTD doanh nghiệp trong năm.

Từ những buổi tổng kết này, ngân hàng sẽ thấy kết quả đạt được, chỉ ra những vướng mắc, khó khăn trong công tác thực hiện, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm, có biện pháp tiếp tục phát huy những điểm mạnh, khắc phục những nhược điểm còn tồn tại. Dựa trên cơ sở đó, chi nhánh sẽ có những đề xuất hoàn thiện hệ thống XHTD nội bộ đối với hội sở chính, thực hiện đề ra các mục tiêu cần hoàn thành trong năm tới cũng như định hướng lớn cho công tác thẩm định, XHTD khách hàng trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)