Thực tiễn năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực các thiết chế thực thi pháp luật liên quan đến trách nhiệm sản phẩm tại việt nam hiện nay (Trang 40 - 52)

Các cơ quan quản lý nhà nước về thực thi pháp luật liên quan đến trách nhiệm sản phẩm gồm có: Bộ Công thương, Uỷ ban nhân dân các cấp.

2.2.1.1. Bộ công thương

Bộ Công Thương là cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong hoạt động quản lý nhà nước về thực thi pháp luậtquan đến trách nhiệm sản phẩm - một nội dung quan trọng của hoạt động bảo vệ người tiêu dùng. Điều này đã được quy định rất rõ trong các văn bản quy phạn pháp luật, cụ thể:

Khoản 2, Điều 48 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định: “BộCông thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệquyền lợi người tiêu dùng”

Điều 34 Nghị định của Chính phủ số 99/2011/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng quy định: “BộCông Thương là cơquan quản lý nhà nước về bảo vệquyền lợi người tiêu dùng ở trung ương

Khoản 21, Điều 2 Nghị định số 95/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12 tháng 11 năm 2012 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương cũng quy định nhiẹm vụ của Bộ ̂ Công Thương trong hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Cơ quan chịu trách nhiệm trực tiếp về thực thi pháp luật TNSP tại Bộ Công thương là Cục quản lý cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng23. Như vậy, Bộ Công

23Theo Nghị định 98/2017/NĐ-CP, Cục Quản lý cạnh tranh tách thành 02 đơn vị là: Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng và Cục Phòng vệ thương mại

Thương, mà cụ thể là Cục quản lý cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng được xác định là cơ quan quản lý nhà nước về vấn đề trách nhiệm sản phẩm trong hệ thống các thiết chế bảo vệ người tiêu dùng tại Việt Nam.

Một số kết quả đạt được trong công tác thực thi pháp luật về trách nhiệm sản phẩm của Bộ Công thương:

Một là, Bộ Công thương đã chủ trì và phối hợp để xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về trách nhiệm sản phẩm. Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được ban hành từ năm 1989 và sau đó Chính phủ đã ban hành Nghị định số 69/2001/ND-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Mặc dù đây được coi là những văn bản pháp lý hết sức quan trọng, là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên đặt nền móng cho khung pháp lý về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhưng từ thực tiễn cho thấy các văn bản này rất ít được áp dụng trên thực tế. Kể từ khi tiếp nhận nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng từ Bộ Khoa học và Công nghệ năm 2004, Bộ Công Thương đã nhanh chóng triển khai hoạt động xây dựng các văn bản pháp lý quan trọng như Nghị định số 55/2008/NĐ – CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (thay thế Nghị định số 69/2001/ND-CP) và đặc biệt là Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được Quốc hội thông qua vào ngày 17 tháng 11 năm 2010. Quyết định số 25/QĐ- TTg ngày 07 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phân công Cơ quan chủ trì soạn thảo dự án luật, pháp lệnh của Chính phủ năm 2009, Bộ Công Thương đã chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Sau quá trình nghiên cứu rà soát hệ thống pháp luật Việt Nam, kết hợp khảo sát học tập kinh nghiệm một số nước trên thế giới, Bộ Công Thương đã tiến hành xây dựng Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và lấy ý kiến rộng rãi cộng đồng đặc biệt là các nhóm đối tượng chịu sự tác động của Luật24. Đây được coi là bước tiến hết sức quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu

24Nguyễn Như Phát, Một số vấn đề lý luận xung quanh Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, link truy cập

dùng ra đời đáp ứng được yêu cầu thực tiễn quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Để các quy định của Luật đi vào cuộc sống thì việc kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành là một yêu cầu cấp thiết. Xác định được điều này, ngay sau khi Luật được ban hành, Bộ Công Thương đã triển khai các hoạt động xây dựng văn bản hướng dẫn, trình Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ ký ban hành đảm bảo đúng tiến độ và trình tự thủ tục theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Cụ thể, Chính phủ phủ đã ban hành các văn bản sau: Nghị định số 99/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 12 năm 2011); Nghị định số 19/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16 tháng 3 năm 2012 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng (Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 5 năm 2012).

Hai là, hoạt động tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật và nâng cao

nhận thức của nhà sản xuất, người tiêu dùng liên quan đến vấn đề trách nhiệm sản phẩm. Để các quy định đi vào cuộc sống, công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định đó đến với các đối tượng chịu sự tác động là vô cùng quan trọng. Khác với các lĩnh vực khác, vấn đề trách nhiệm sản phẩm tác động đến hầu hết các chủ thể trong xã hội từ các cơ quan quản lý nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp, người tiêu dùng đến các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức xã hội...Chính vì vậy, để các đối tượng này hiểu rõ các quy định của chế định này cũng như để đảm bảo hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật đạt được hiệu quả cao thì yêu cầu đặt ra là phải đa dạng hóa cả về hình thức lẫn nội dung tuyên truyền. Nhận thức rõ điều này, Bộ

Công Thương đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền với nhiều hình thức và đối tượng khác nhau như: Tổ chức các Hội nghị, Hội thảo, lớp tập huấn cho các cán bộ, công chức trực tiếp thực hiện hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương trên cả nước; phối hợp với các Sở Công Thương, các Hội bảo vệ người tiêu dùng địa phương phổ biến các quy định của chế định và văn bản hướng dẫn đối với các doanh nghiệp, người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh; phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng thực hiện

các phóng sự, đăng tải các bài viết, phỏng vấn đề người dân hiểu các quy định của Luật. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng và phát hành miễn phí các ấn phẩm tuyên truyền. Kể từ năm 2016, ngày 15/3 đã trở thành ngày Quyền của Người tiêu dùng Việt Nam, Bộ Công thương cũng tổ chức nhiều hoạt động bên lề nhân sự kiện này nhằm phổ biến, tuyên truyền pháp luật về trách nhiệm sản phẩm tới mọi người.

Ba là, hoạt động tiếp nhận và giải quyết các phản ánh của người tiêu dùng

liên quan đến vấn đề trách nhiệm sản phẩm được chú trọng và đạt hiệu quả cao. Bộ

Công Thương đã chỉ đạo các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng tại địa phương cũng như các tổ chức xã hội luôn chú trọng công tác tiếp nhận, giải quyết các phản ánh của người tiêu dùng về các vấn đề của sản phẩm. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng phối hợp với nhiều tổ chức trong nước và quốc tế tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn kỹ năng giải quyết tranh chấp của người tiêu dùng và các vấn đề liên quan đến trách nhiệm sản phẩm. Nhờ đó, hoạt động tiếp nhận và giải quyết phản ánh của người tiêu dùng không ngừng được cải thiện. Theo số liệu báo cáo, năm 2014 có hơn 415 vụ việc khiếu nại đến các Sở Công Thương và tỉ lệ giải quyết thành công là 87%; gần 2000 vụ khiếu nại đến hội bảo vệ NTD các địa phương và khoảng 1000 vụ khiếu nại đến Cục Quản lý cạnh tranh. Năm 2017,Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đã tiếp nhận và xử lý trên 1400 khiếu nại, yêu cầu của người tiêu dùng liên quan đến nhiều hành vi vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm quyền lợi người tiêu dùng trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt trong đó có các vấn đề liên quan đến trách nhiệm sản phẩm25.

Mặc dù số lượng các vụ việc còn rất hạn chế nhưng có thể nói rằng bước đầu người tiêu dùng đã ý thức được việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình và đặt niềm tin vào các thiết chế bảo vệ người tiêu dùng. Đặc biệt, để tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng khi phản ánh các vụ việc vi phạm trên thực tế, Bộ Công Thương đã xây dựng và vận hành thành công Hệ thống tiếp nhận phản ánh của

25Cục Quản lý Cạnh tranh – Bộ Công thương, Công tác tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, yêu cầu cùa người tiêu dùng năm 2017 tại Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương, link truy cập

người tiêu dùng bằng điện thoại (Call Center) với đầu số 1800 6838 (ý nghĩa là viết tắt của từ người tiêu dùng Việt) tư vấn miễn phí cho người tiêu dùng để tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng phản ánh khiếu nại của mình. Với sự ra đời của hệ thống này, người tiêu dùng, các tổ chức xã hội tham gia công tác bảo vệ người tiêu dùng có thể nhanh chóng phán ánh các thông tin, vụ việc ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng trên thực tế. Trên cơ sở đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ kịp thời giải quyết để bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng. Vẫn tiếp tục khẳng định là một trong những kênh tiếp nhận nhiều và hiệu quả nhất, trong năm 2017, Tổng đài đài tư vấn hỗ trợ người tiêu dùng thuộc Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công Thương đã ghi nhận có 5.990 cuộc gọi đến, trong đó các tổng đài viên của Cục đã tiếp nhận và trả lời 3245 cuộc gọi, chiếm 54,17%. Đối với các vụ việc thuộc thẩm quyền địa phương (phạm vi 01 tỉnh, thành phố hoặc giá trị tranh chấp nhỏ, tình tiết đơn giản), các Tổng đài viên thường cumg cấp thông tin và hướng dẫn người tiêu dùng liên hệ trực tiếp doanh nghiệp, Sở Công Thương và Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương. Đối với các khiếu nại có tình tiết phức tạp, có giá trị tranh chấp lớn hoặc liên quan đến nhiều người tiêu dùng, tổng đài viên thường trực tiếp tư vấn, hỗ trợ và hướng dẫn người tiêu dùng gửi đơn khiếu nại bằng các hình thức khác (email, gửi bưu điện, gửi qua trang web bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đến trực tiếp) tới Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng– Bộ Công Thương. Trong năm 2017, trong tổng số 999 vụ việc được tiếp nhận và xử lý, tháng 6, tháng 11 và tháng 9 có số lượng vụ việc lớn (tương ứng 127, 102 và 91 vụ việc). Trong năm 2017, ngành hàng được yêu cầu tư vấn giải quyết khiếu nại và được phản ánh tới Cục nhiều nhất là hàng hóa tiêu dùng thường ngày (177 trường hợp, chiếm khoảng 17.77%). Sau đó là nhóm đồ điện tử gia dụng (147 trường hợp, chiếm 14.76%) và nhóm điện thoại, viễn thông (114 trường hợp, chiếm 11.44%) . Trong các năm gần đây, đây đều là 3 nhóm ngành hàng thường xuyên nằm trong nhóm bị khiếu nại, phản ánh nhiều nhất. Bên cạnh hàng hóa tiêu dùng hàng ngày (do tính chất tiêu dùng thường xuyên làm phát sinh nhiều vi phạm và phản ánh), thì trong năm 2017, đáng chú ý là Tổng đài đã tiếp nhận và xử lý rất nhiều cuộc gọi phản ánh các vấn đề về trách nhiệm sản phẩm liên quan đến nhóm “đồ điện tử gia

dụng”, cụ thể là các vấn đề liên quan đến bảo hành sản phẩm. Trong số 999 yêu cầu gọi tới Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, các phản ảnh về chất lượng của sản phẩm chiếm tỷ lệ tương đối cao (thuộc nhóm 23,69% trường hợp phản ánh về số lượng, chất lượng, thời gian giao hàng, chiếm tỉ lệ cao nhất trong số các hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng). Hành vi tiếp theo được yêu cầu tư vấn là cung cấp thông tin với tỉ lệ 21,39%, bảo hành với tỉ lệ 20,78%. Vấn đề thu hồi sản phẩm khuyết tật cũng là một nội dung phản ánh liên quan đến trách nhiệm sản phẩm mà NTD đã gọi đến tổng đài, tuy nhiên, nội dung này tổng đài không tiếp nhận nhiều thắc mắc từ NTD (0.4%).26

Bên cạnh hệ thống Call Center, Bộ Công Thương phối hợp với dự án Hỗ trợ thương mại đa biên Việt Nam – EU (Muntrap 3) xây dựng và vận hành trang thông tin điện tử riêng về trách nhiệm sản phẩm và bảo vệ người tiêu dùng. Ngoài chức năng là nơi tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật, phản ánh những hoạt động bảo vệ người tiêu dùng nói chung, vấn đề về trách nhiệm sản phẩm nói riêng trong nước và quốc tế thì trang thông tin này cũng cho phép người tiêu dùng được quyền gửi các yêu cầu, phản ánh đối với những vấn đề liên quan một cách nhanh nhất.

Bốn là, về công tác kiểm soát các hoạt động của các tổ chức, cá nhân kinh

doanh trên thực tế được chú trọng. Một trong những đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chế định trách nhiệm sản phẩm là các nhà sản xuất như các tổ chức, cá nhân kinh doanh (gọi tắt là doanh nghiệp). Cộng đồng doanh nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng trong công tác thực hiện tốt vấn đề trách nhiệm sản phẩm, chỉ khi doanh nghiệp ý thức được tầm quan trọng của hoạt động này cũng như hiểu rõ các quy định của pháp luật thì vấn đề trách nhiệm sản phẩm của cộng đồng doanh nghiệp mới mang lại hiệu quả. Nhận thức được điều đó, Bộ Công Thương không những thực hiện các hoạt động tuyên truyền giáo dục ý thức pháp luật, ý thức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mà còn kiểm soát hoạt động của cộng đồng doanh

26Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng – Bộ Công thương, Báo cáo thường niên 2017, link truy cập http://www.vca.gov.vn/books/2018.05.17_CụcCT&BVNTD_Báocáothườngniênnăm2017.pdf truy cập ngày 15/10/2018

nghiệp liên quan đến vấn đề này.Đặc biệt, thực hiện Điều 22 của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng về Trách nhiệm thu hồi sản phẩm có khuyết tật, Công tác thu hồi hàng hóa có khuyết tật được quy định rõ ở Điều 22 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Theo đó, các tổ chức, cá nhân kinh doanh sản xuất, nhập khẩu hàng hóa đều phải có trách nhiệm thông báo, ngăn chặn và đưa ra các thông tin cần thiết cho người tiêu dùng khi phát hiện sản phẩm có khuyết tật và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng cũng như tài sản của người tiêu dùng. Từ số liệu các năm có thể thấy, hầu hết sản phẩm bị thu hồi thuộc nhóm hàng hóa là phương tiện vận tải (cụ thể trong năm 2017 có 04 vụ việc liên quan đến xe máy, 10 vụ việc liên quan tới ô tô và 01 sản phẩm thuộc nhóm sản phẩm tiêu dùng khác) nâng tổng số lượng sản phẩm ghi nhận tới thời điểm hiện tại đối với 14 vụ việc thu hồi sản phẩm khuyết tật nêu trên lên đến 45.414 sản phẩm. Điểm ghi nhận đặc biệt trong năm vừa qua đối với hoạt động thu hồi sản phẩm khuyết tật là việc các doanh nghiệp đã chủ động liên hệ với Cục để thông báo về quá trình và kết quả hoạt động thu hồi sản phẩm khuyết tật27,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực các thiết chế thực thi pháp luật liên quan đến trách nhiệm sản phẩm tại việt nam hiện nay (Trang 40 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)