Để nâng cao năng lực thực thi pháp luật về trách nhiệm sản phẩm của các hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng, cần phải chú trọng những công tác sau:
(i)Trao thêm thẩm quyền cho các tổ chức xã hội về bảo vệ người tiêu dùng liên quan đến trách nhiệm sản phẩm
Để hoạt động của các hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng phát huy được hiệu quả trên thực tế Nhà nước cần giao cho các tổ chức này thực hiện một số nhiệm vụ dưới đây:
- Tư vấn hướng dẫn cho người tiêu dùng: Các tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được phép thành lập các Văn phòng tư vấn và hướng dẫn cho người tiêu dùng. Nhiệm vụ của các Văn phòng này là hướng dẫn, giải đáp thắc mắc cho người tiêu dùng trong quá trình người tiêu dùng mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cũng như
quá trình khiếu nại của người tiêu dùng. Các Văn phòng tư vấn này đặt tại các chợ, trung tâm thương mại và chịu sự quản lý của Ban quản lý chợ, trung tâm thương mại đó.
- Khởi kiện vì lợi ích của người tiêu dùng: Trong một số vụ việc ảnh hưởng lớn đến quyền lợi người tiêu dùng trong vấn đề trách nhiệm sản phẩm thì các tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có quyền khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền để đòi bồi thường thiệt hại. Các tổ chức này được miễn tạm ứng án phí khi thực hiện việc khởi kiện. Trong trường hợp thắng kiện, hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng được hưởng tỷ lệ phần trăm của tổng giá trị đòi được. Đối với khoản giá trị còn lại, tổ chức bảo vệ người tiêu dùng có nhiệm vụ thông báo công khai để những người tiêu dùng mua, sử dụng hàng hóa dịch vụ của tổ chức cá nhân thua kiện đến để được bồi thường. Trong một khoảng thời gian nhất định nếu không có người tiêu dùng đến nhận thì khoản tiền này sẽ được sung quỹ nhà nước hoặc có thể giao cho tổ chức bảo vệ người tiêu dùng giữ và sử dụng phục vụ cho hoạt động của mình.
- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật: Các hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng được quyền thực hiện việc tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật đối với người tiêu dùng. Trong trường hợp việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức tiêu dùng được thực hiện trên các phương tiện thông tin liên lạc là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, Chính quyền địa phương thì các hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng được Nhà nước hỗ trợ kinh phí.
(ii) Nhà nước cần có phương án hỗ trợ kinh phí cho các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hiệu quả hoạt động của các tổ chức này
Để đảm bảo cho các hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng hoạt động có hiệu quả và thực hiện tốt các nhiệm vụ như đã nói ở trên thì Nhà nước cần có phương án hỗ trợ về mặt kinh phí cho các tổ chức này. Tuy nhiên, Nhà nước không thể đảm bảo hỗ trợ toàn bộ kinh phí cho tất cả các hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng trên cả nước mà chỉ nên hỗ trợ cho một số tổ chức căn cứ trên cơ sở đóng góp của tổ chức đó đối với người tiêu dùng. Sự đóng góp của các tổ chức này có thể xem xét ở một số khía cạnh như sau:
- Về số lượng khiếu nại mà hiệp hội tham gia giải quyết trong một năm: Số lượng khiếu nại này cho phép đánh giá uy tín, sự hiệu quả trong hoạt động của hiệp hội này đối với người tiêu dùng. Số lượng khiếu nại này nên được phân loại phù hợp với từng tổ chức khác nhau38:
+ Đối với hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng Trung ương: từ 1000 khiếu nại/năm + Đối với hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng ở những thành phố trực thuộc trung ương: từ 500khiếu nại/năm
+ Đối với hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng ở các địa phương khác: từ 200 khiếu nại/năm
- Về những hoạt động cụ thể mà hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng thực hiện trong năm: Việc hỗ trợ kinh phí nên căn cứ vào thực tiễn hoạt động của hiệp hội như: việc
thành lập các câu lạc bộbảo vệ người tiêu dùng; việc tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho người tiêu dùng; thiết lập đường dây nóng, bộ phận chuyên trách để hướng dẫn người tiêu dùng...
Cơ quan quản lý nhà nước có thể đánh giá hiệu quả hoạt động của các hiệp hội để từ đó có thể đưa ra được mức hỗ trợ cụ thể đối với từng tổ chức. Việc hỗ trợ ngân sách căn cứ vào sự đánh giá hoạt động của các hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng không chỉ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các hiệp hội, tạo động lực để các tổ chức này hoạt động mà còn giúp Nhà nước có thể tập trung sự đầu tư
của mình vào những tổ chức hoạt động có hiệu quả tránh tình trạng đầu tư hỗ trợ tràn lan vừa gây lãng phí nguồn ngân sách vừa không mang lại hiệu quả như mong đợi.
Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng cũng cần được trao thẩm quyền trong việc cho phép thành lập các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng hoặc có quyền lựa chọn, cấp phép cho các tổ chức đủ năng lực để tham gia thực hiện các hoạt động mà Nhà nước hỗ trợ kinh phí như đã nói ở trên.
(i) Đẩy mạnh việc mở rộng, phát triển các hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng đồng thời kêu gọi sự ủng hộ của xã hội đối với hoạt động của các tổ chức này
Thực tế cho thấy, mô hình tổ chức của các hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay là rất nghèo nàn, không phù hợp với sự phong phú, đa dạng của công tác thực thi pháp luật liên quan đến trách nhiệm sản phẩm cũng như không phát huy được sức mạnh của xã hội trong hoạt động này. Kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới như Pháp, Hàn Quốc, Đài Loan...hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng được tổ chức dưới rất nhiều loại hình khác nhau như: Hội Bảo vệ người tiêu dùng (Consumer Protection Associations), Nhóm Bảo vệ người tiêu dùng (Consumer Protection Team), Câu lạc bộBảo vệ người tiêu dùng (Consumer Protection Club)... Việt Nam cơ chế để các tổ chức BVNTD ra đời nhằm tận dụng sức mạnh của toàn xã hội trong công tác này.
Bên cạnh đó, các hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng cũng cần có sự hỗ trợ tích cực của các cơ quan, tổ chức trong xã hội. Các tổ chức BVNTD có thể phối hợp với các
tổ chức như Hội Nông dân Việt Nam, Hội Phụ nữ Việt Nam, Tổng liên đoàn Lao động, Hội các nhà doanh nghiệp trẻ, Hội Luật gia Việt Nam để thực hiện những hoạt động liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng về vấn đề trách nhiệm sản phẩm một cách có hiệu quả.