nhiệm sản phẩm
1.2.2.1. Khái niệm về các thiết chế thực thi pháp luật liên quan đến trách nhiệm sản
phẩm
Ở Việt Nam, pháp luật liên quan đến trách nhiệm sản phẩm là một lĩnh vực pháp luật còn khá mới mẻ không chỉ đối với người tiêu dùng mà còn mới đối với ngay cả các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Vì vậy quan niệm về thiết chế thực thi pháp luật liên quan đến trách nhiệm sản phẩm hầu như chưa được đề cập một cách có hệ thống trong các sách, báo và các công trình nghiên cứu khoa học pháp lý ở nước ta. Nhìn chung, các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, Thiết chế thực thi pháp luật liên quan đến trách nhiệm sản phẩm là các cơ quan, tổ chức có chức năng chủ yếu là đưa pháp luật
liên quan đến trách nhiệm sản phẩm vào cuộc sống. Theo đó, thiết chế thực thi pháp luật liên quan đến trách nhiệm sản phẩm gồm 3 nhóm cơ quan, tổ chức chính sau:
- Các cơ quan quản lý hành chính nhà nước: Các cơ quan quản lý hành chính nhà nước về thực thi pháp luật liên quan đến trách nhiệm sản phẩm. Một số quốc gia có cơ quan nhà nước về thực thi PLTNSP trực thuộc Bộ (Trung Quốc, Hàn Quốc, Pháp, Canada, Singapore,...) một số quốc gia có cơ quan nhà nước thực thi PLTNSP trực thuộc Chính Phủ (Đài Loan, Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ...); một số quốc gia có cơ quan nhà nước thực thi PLTNSP trực thuộc Quốc hội (Hoa Kỳ, Australia).
- Toà án: Toà án là cơ quan tài phán, trong nhiệm vụ thực thi PLTNSP sẽ giải quyết những tranh chấp liên quan đến vấn đề trách nhiệm sản phẩm. Các tranh chấp về trách nhiệm sản phẩm có thể là những tranh chấp phát sinh từ hợp đồng giữa các bên hoặc cũng có thể là những tranh chấp phát sinh từ mối quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
- Trọng tài: tương tự toà án, trọng tài là cơ quan tài phán có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh. Tuy nhiên, trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng nói chung, các tranh chấp liên quan đến trách nhiệm sản phẩm nói chung, giải quyết tranh chấp bằng con đường trọng tài vẫn chưa phải là phương thức phổ biến, điều này bắt nguồn từ quy định của pháp luật, khi yêu cầu thỏa thuận trọng tài trong vấn đề bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng bắt buộc phải được xác lập trước khi hợp đồng giữa các bên được giao kết, chứ không thừa nhận giá trị pháp lý của thỏa thuận trọng tài sau khi tranh chấp đã xảy ra.
- Hiệp hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là những tổ chức xã hội thành lập theo quy định của pháp luật và hoạt động theo điều lệ được tham gia hoạt động bảo vệ người tiêu dùng. Hầu hết, hiệp hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có những nhiệm vụ: Hướng dẫn, giúp đỡ, tư vấn người tiêu dùng khi có yêu cầu; Đại diện người tiêu dùng khởi kiện hoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích công cộng; Cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thông tin về hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ; Độc lập khảo sát, thử nghiệm; công bố kết quả khảo sát, thử nghiệm chất lượng hàng hóa, dịch vụ do mình thực hiện; thông tin, cảnh báo cho người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ và chịu trách
nhiệm trước pháp luật về việc thông tin, cảnh báo của mình; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Tham gia xây dựng pháp luật, chủ trương, chính sách, phương hướng, kế hoạch và biện pháp về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Thực hiện nhiệm vụ được cơ quan nhà nước giao; Tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức tiêu dùng.
Quan niệm về hệ thống thiết chế thực thi pháp luật liên quan đến trách nhiệm sản phẩm này đã xác định được những chủ thể cơ bản trong guồng máy thực thi pháp luật liên quan đến trách nhiệm sản phẩm hiện nay ở nước ta. Mặc dù đây cũng chỉ là một quan niệm mới về thiết chế thực thi pháp luật trách nhiệm sản phẩm ở nước ta và trong thời gian tới vẫn cần có sự nghiên cứu và nhìn nhận toàn diện hơn nhưng có thể thấy việc hiểu các thiết chế theo quan niệm này cũng đã phần nào đáp ứng được những đòi hỏi của thực tế hiện nay trong việc phân công nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan, tổ chức trong việc hiện thực hóa các yêu cầu, đòi hỏi của pháp luật liên quan đến trách nhiệm sản phẩm trong đời sống hàng ngày18.
1.2.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển các thiết chế thực thi pháp luật liên quan đến trách nhiệm sản phẩm
Lịch sử hình thành và phát triển của các thiết chế thực thi pháp luật liên quan đến trách nhiệm sản phẩm phát triển song song cũng với lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật về lĩnh vực này. Các thiết chế này được phân bổ theo hệ thống hình chóp (hệ thống các cơ quan thực thi pháp luật liên quan đến trách nhiệm sản phẩm được tổ chức thành hệ thống với một cơ quan dạng Ủy ban hoặc Hội đồng trực thuộc Chính phủ hoặc Quốc hội) hoặc hệ thống các cơ quan hạt nhân (cơ quan có chuyên môn thực thi trách nhiệm sản phẩm là một cơ quan thuộc Bộ. Tại các nước này, thông thường cơ quan thực thi trách nhiệm sản phẩm được thành lập dưới dạng Cục hoặc Vụ thuộc các bộ có chức năng quản lý nhà nước về kinh tế, thương mại và công nghiệp)19.
18Pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam, link truy cập
http://www.luathongthai.com/info/7/24/1282/Phap-luat-bao-ve-quyen-loi-nguoi-tieu-dung-o-Viet-Nam-
.aspx#.W_BOjK2B1-U truy cập ngày 10/10/2018
19Cục Quản lý Cạnh Tranh – Bộ Công thương, Nghiên cứu Thiết chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm Quốc tế và định hướng hoàn thiện, tr.13-15
Sơ đồ 1.1: Các thiết chế thực thi pháp luật liên quan đến trách nhiệm sản phẩm theo hệ thống hình chóp
Nguồn: Cục Quản lý Cạnh tranh – Bộ Công thương, Nghiên cứu chuyên đề: Thiết chế bảo vệ người tiêu dùng: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định
hướng hoàn thiện, tr. 14
Sơ đồ 1.2:Các thiết chế thực thi pháp luật liên quan đến trách nhiệm sản phẩm theo hệ thống các cơ quan hạt nhân
Nguồn: Cục Quản lý Cạnh tranh – Bộ Công thương, Nghiên cứu chuyên đề: Thiết chế bảo vệ người tiêu dùng: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng hoàn thiện, tr. 15
Hoa Kỳ là một trong những điển hình thành công về thực thi pháp luật liên quan đến trách nhiệm sản phẩm do có hàng trăm năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Để đảm bảo thực thi hệ thống luật liên quan đến trách nhiệm sản phẩm, Chính phủ Hoa Kỳ đã thông qua hàng loạt các biện pháp về mặt tổ chức và pháp luật. Thiết lập hệ thống đa tổ chức gồm cả các cơ quan Nhà nước và các tổ chức xã hội
Cơ quan quản lý nhà nước về thực thi trách nhiệm sản phẩm
Các bộ ngành chuyên môn, chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội Uỷ ban
Các bộ ngành chuyên môn
Chính quyền địa phương
để thực thi trách nhiệm sản phẩm ở nhiều cấp khác nhau (cấp Bang và cấp Liên bang). Trong các tổ chức đó, Uỷ ban thương mại liên bang Hoa Kỳ(Federal Trade Commission - USFTC) là cơ quan có vai trò chủ đạo trong việc định hướng và thực thi pháp luật trách nhiệm sản phẩm trên toàn quốc. USFTC được thành lập vào năm 1914. Pháp là một trong số ít các quốc gia được coi là có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh về bảo vệ người tiêu dùng do vấn đề này được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ cũng như cộng đồng xã hội. Ở Pháp có rất nhiều cơ quan liên quan đến hoạt động bảo vệ người tiêu dùng nói riêng và thực thi pháp luật liên quan đến trách nhiệm sản phẩm như Tổng cục Cạnh tranh, Tiêu dùng và Trấn áp gian lận (DGCCRF), Viện tiêu dùng quốc gia (INC) và một số tổ chức xã hội, Hiệp hội người tiêu dùng cấp Quốc gia và các cấp địa phương. Hầu như mỗi tổ chức đều có cơ quan ngôn luận riêng của mình, do đó họ có thể tạo một sức ép lớn đối với các nhà kinh doanh sản xuất, để người sản xuất chú trọng trong vấn đề trách nhiệm sản phẩm.
Nhật Bản là điển hình của mô hình quốc gia có nhiều cơ quan cùng thực hiện chức năng về thực thi pháp luật liên quan đến trách nhiệm sản phẩm. Vấn đề trách nhiệm sản phẩm bắt đầu được quan tâm tại Nhật Bản từ năm 1950, khi nền kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ và xuất hiện ngày càng nhiều vụ việc gây thiệt hại cho người tiêu dùng do lỗi của hàng hoá cũng như của doanh nghiệp. Theo thời gian, mối quan tâm của Chính phủ Nhật Bản về vấn đề bảo vệ người tiêu dùng nói chung và vấn đề trách nhiệm sản phẩm nói riêng được tăng lên rõ rệt. Giữa năm 1960, một số cơ quan bảo vệ người tiêu dùng đã được xây dựng nhằm xử lý những hành vi gây thiệt hại tới lợi ích người tiêu dùng trong nhiều lĩnh vực như: Cục chính sách chất lượng cuộc sống được thành lập trong Cơ quan kinh tế kế hoạch năm 1965, Bộ
Ngoại thương và Công nghiệp và Bọ Nô ̂ng - Lâm - Ngư nghiệp cũng thành lập Ban Bảo vệ người tiêu dùng năm 1964...Tuy nhiên trong thời gian đầu, những cơ quan này vẫn còn nhỏ, manh mún và chưa thành hệ thống. Cho đến nay, sau thời gian dài với rất nhiều sự thay đổi theo cả hệ thống thể chế Nhật Bản cũng như sự đa dạng của hàng hoá, sản phẩm và dịch vụ, Nhật Bản đã xây dựng một hệ thống các cơ
trúc khá chặt chẽ đảm bảo nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng từ khâu: xây dựng chính sách, giám sát, thực thi và trên phạm vi toàn quốc gia.
Tại Thái Lan, Các cơ quan thực thi pháp luật liên quan đến trách nhiệm sản phẩm Thái Lan nằm dưới sự quản lý trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ. Và những cơ quan này cũng đồng thời là cơ quan điều tiết ngành. Ủy ban Bảo vệ người tiêu dùng (Consumer Protection Board – CPB) bao gồm Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch, với các thành viên khác gồm Tổng thư ký cho Thủ tướng chính phủ, Thư kí thường trực của Văn phòng thủ tướng, Thư ký thường trực của Bộ Nông Nghiệp và Hợp tác xã, Thư ký thường trực của Bộ Thương mại, Bộ Nội vụ, Bộ Công nghiệp, Bộ Giao thông vận tải, Tổng thư ký Ủy ban Thực phẩm và Dược phẩm, tám thành viên có đủ điều kiện được bổ nhiệm bởi Họi đồng Bộ ̂ trưởng, Tổng thư ký của Văn phòng Ủy ban Bảo vệ người tiêu dùng. Nhiệm kỳ của các thành viên này là 3 năm và có thể được tái bổ nhiệm.
1.2.2.3. Các yếu tố đánh giá năng lực của các các thiết chế thực thi pháp luật liên
quan đến trách nhiệm sản phẩm
Pháp luật về trách nhiệm sản phẩm, lẽ hiển nhiên không tự thân đi vào cuộc sống, nó phải được thực thi thông qua một hệ thống các thiết chế nhất định. Trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về trách nhiệm sản phẩm, vấn đề năng lực của các thiết chế thực thi luôn là một nội dung trọng tâm. Thông thường, hệ thống thiết chế thực thi pháp luật liên quan đến trách nhiệm sản phẩm bao gồm các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội khi được nhà nước trao quyền có nhiệm vụ tổ chức thực hiện và áp dụng pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng. Ở Việt Nam, đó là các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan tư pháp và tổ chức xã hội mà trong đó các hội bảo vệ
người tiêu dùng là trọng tâm. Mỗi loại thiết chế có những đặc thù, không chỉ ở chức năng, thẩm quyền mà còn là phương thức thực thi pháp luật. Nếu cơ quan quản lý nhà nước có nhiệm vụ là hướng dẫn, điều hành và xử lý vi phạm, cơ quan tư pháp và trọng tài xét xử, giải quyết tranh chấp thì các tổ chức xã hội chủ yếu làm nhiệm vụ tư vấn, hướng dẫn và hòa giải các tranh chấp các xung đột liên quan đến vấn đề trách nhiệm sản phẩm. Các tổ chức xã hội bảo vệ người tiêu dùng, thực tế chỉ là chủ
thể có tính chất hỗ trợ cho việc thực thi pháp luật về trách nhiệm sản phẩm bởi chúng không được quyền quyết định những quyền và nghĩa vụ cụ thể của nhà sản xuất và các bên liên quan.
Nghiên cứu năng lực của các thiết chế thực thi pháp luật có nghĩa là xác định chúng có thể thực hiện được các chức năng và nhiệm vụ mà pháp luật quy định hay không. Thông qua việc tổ chức thực hiện và áp dụng pháp luật, các thiết chế này, góp phần ổn định trật tự xã hội, tạo lập thói quen tôn trọng pháp luật của các chủ thể có liên quan. Từ nhận thức chung nói trên, có thể nhận định một cách vắn tắt năng lực của các thiết chế thực thi pháp luật về trách nhiệm sản phẩm là khả năng thực thi những chức năng, nhiệm vụ mà pháp luật trách nhiệm sản phẩm quy định cũng như những kỳ vọng của xã hội đối các thiết chế đó. Đánh giá hay xác định năng lực của các thiết chế thực thi pháp luật là việc xác định năng lực hiện tại của nó trên cơ sở đối chiếu với những mục tiêu hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của chúng có phù hợp hay không. Theo thông lệ về phát triển và đánh giá năng lực của Tổ chức Chương trình Phát triển của Liên Hợp quốc – UNDP, thông thường, năng lực của một thiết chế thường được xác định trên 3 nhóm chỉ số chính: Những chỉ số năng lực thể chế (institutional capacity indicators); Những chỉ số năng lực tạo lập môi trường thuận lợi (Enabling Environment Capacity Indicators); Những chỉ số kết quả thực hiện (Result Indicators). Các chỉ số này nhằm xác định thiết chế có năng lực hay không chứ không phải nhằm đánh giá hoạt động nâng cao năng lực thiết chế có đạt kết quả hay không20.
(i) Nhóm chỉ số năng lực thể chế là một khái niệm tương đối mở, được xác định mơ hồ. Theo cách hiểu phổ biến nhất là khả năng của các cơ quan hoàn thành chức năng theo pháp luật của mình21. Đây là đại lượng bao gồm các yếu tố những chức năng, nhiệm vụ mà thiết chế đó nên có thẩm quyền để thực hiện, đồng thời nó bao gồm cả những điều kiện nhân lực, tài nguyên vật lực và một cấu trúc bộ máy
20Ngô Vĩnh Bạch Dương, Tiêu chí xác định năng lực của các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực của các thiết chế đó, Kỷ yếu Hội thảo Tăng cường năng lực thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam và kinh nghiệm của Đức, 3/2015, tr.31-46
thích hợp để đạt được mục đích của nó. Nói chung, tương đối khó khăn để xác định đâu là yếu tố quan trọng nhất của năng lực thể chế. Có thể một tổ chức được xây dựng hoàn hảo theo những mô hình hiện đại của thế giới nhưng không thể vận hành hiệu quả bởi những yếu tố pháp luật và thẩm quyền. Ngược lại, cũng có thể một hệ
thống pháp luật được thiết kế tốt nhưng các thiết chế thực thi không thể được thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, đôi khi chỉ vì thiếu kinh phí hoạt động. Chính vì vậy, việc đánh giá năng lực thể chế thường được dựa theo các tiêu chí, không chỉ là các chỉ tiêu về cơ sở vật chất hay thẩm quyền mạnh, mà còn phải tính đến số lượng, chất lượng nhân sự, quy trình kiểm soát công việc và năng lực chuyên môn của từng nhân viên cũng như cả tổ chức. Tuy có những đặc thù nhưng các nhóm chỉ số này