Về mặt pháp lý, ở Việt Nam, vai trò của các hội bảo vệ người tiêu dùng trong việc bảo vệ người tiêu dùng đã được ghi nhận từ khá lâu (quy định từ Nghị định số 69/2001/NĐ-CP ngày 2/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 1999, sau đó được tái ghi nhận trong Nghị định số 55/2008/NĐ-CP ngày 24/4/2008 của Chính phủ thay cho Nghị định số 69/2001/NĐ-CP).
Hiện nay, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 khuyến khích mọi tổ chức xã hội (bao gồm các Hội bảo vệngười tiêu dùng và cả các tổ chức xã hội khác như Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội phụ nữ, các Hội ngành nghề v.v.) tham gia vào công tác thực thi liên quan đến trách nhiệm sản phẩm. Điều 28 Luật bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng đã xác định rõ các tổ chức xã hội nói chung và hội bảo vệ
người tiêu dùng nói riêng được tham gia bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, được tự mình thực hiện các hoạt động giúp người tiêu dùng bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong hoạt động sau:
- Hướng dẫn, giúp đỡ, tư vấn người tiêu dùng khi có yêu cầu; có thẩm quyền thành lập, giải thể tổ chức hòa giải các tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh
- Đại diện người tiêu dùng khởi kiện hoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích công cộng;
- Cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thông tin về hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;
- Tham gia xây dựng pháp luật, chủ trương, chính sách, phương hướng, kế hoạch và biện pháp về bảo vệngười tiêu dùng;
- Tham gia tuyên truyền, giáo dục pháp luật và kiến thức tiêu dùng
- Thực hiện các nhiệm vụ được nhà nước giao để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Các Hội bảo vệ người tiêu dùng có quyền đồng thời có trách nhiệm đại diện người tiêu dùng khởi kiện hoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích công cộng; Khi thực hiện các nhiệm vụ gắn với nhiệm vụ của nhà nước về bảo vệngười tiêu dùng do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền giao (tuyên truyền, phổ biến giáo dục về quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng; nghĩa vụ của doanh nghiệp trong vấn đề trách nhiệm sản phẩm; hướng dẫn, đào tạo, nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng; tư vấn, hỗ trợ cho người tiêu dùng; thực hiện các nghiên cứu khảo sát, tập hợp ý kiến, phản ánh nhu cầu của người tiêu dùng), hội bảo vệngười tiêu dùng được nhà nước hỗ trợ kinh phí theo quy định của pháp luật.
Từ những phân tích trên cho thấy, theo Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này thì vai trò, địa vị pháp lý của Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ người tiêu dùng nói chung và Hội bảo vệ người tiêu dùng nói riêng đã được xác định rất rõ và được nâng lên nhiều so với các quy định trước đây. Điều đó đã tạo một vị thế nhất định, tạo điều kiện cho các hội bảo vệ người tiêu dùng thực hiện được sứ mệnh cao cả là bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực trách nhiệm sản phẩm.
Ở Việt Nam hiện nay, hoạt động thực thi pháp luật về trách nhiệm sản phẩm chủ yếu do các Hội bảo vệ người tiêu dùng thực hiện, các tổ chức xã hội khác hầu như chưa tham gia vào công tác này. Tổ chức của hội bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam gồm nhiều cấp. Ở Trung ương có Hội khoa học kỹ thuật về Tiêu chuẩn hóa, Chất lượng và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (VINASTAS) hoạt động trong phạm vi cả nước (được gọi là Hội trung ương). Ở các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương nếu có điều kiện thì thành lập hội bảo vệ người tiêu dùng tỉnh (còn được gọi là Hội địa phương). Một số tỉnh, công tác phát triển hội đã được triển khai đến cấp huyện, xã như Tiền Giang, Kiên Giang, Hà Tĩnh... Các hội bảo vệ người tiêu dùng tỉnh nếu tự nguyện có đơn xin gia nhập VINASTAS thì trở thành hội
thành viên của VINASTAS. Các hội thành viên hoạt động độc lập theo điều lệ của mình, tuân thủ điều lệ của Hội trung ương và chịu sự hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của Hội trung ương. Tính đến tháng 12 năm 2017, cả nước có 54 Hội bảo vệngười tiêu dùng (trong đó có 1 Hội Trung ương và 53 Hội địa phương ở các tỉnh). Hội bảo vệ người tiêu dùng các cấp đều có chung bản chất là một tổ chức xã hội hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và các doanh nghiệp sản xuất chân chính góp phần xây dựng kinh tế, đất nước phát triển bền vững. Hội bảo vệ người tiêu dùng được thành lập trên cơ
sở tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam và thành viên tham gia Hội không phải nộp hội phí.
Ngày 29/11/2018, đại hội thành lập Hội bảo vệ người tiêu dùng được tổ chức và chính thức thông qua ban chấp hành khóa I với 78 ủy viên, 61 hội địa phương và tổ chức.Tôn chỉ hoạt động của hội là tổ chức xã hội được thành lập giữ vai trò tham gia, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Do đó, hội sẽ vận động hội viên, người tiêu dùng tích cực tham gia cùng với cơ quan chức năng, các thành phần khác để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo đúng quy định33.
Những thành tựu đó đáng ghi nhận của tổ chức bảo vệ người tiêu dùng liên quan đến trách nhiệm sản phẩm được thể hiện trong 3 mặt hoạt động sau:
Thứ nhất, các hội bảo vệ người tiêu dùng đã có những đóng góp sau trong hoạt động phản biện xã hội.
- Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam đã tham gia ý kiến tích cực vào việc xây dựng các văn bản luật có liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng như Luật thương mại 2005, Luật cạnh tranh 2004, Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn 2006, Luật điện lực 2006, Luật khiếu nại và tố cáo 2008, Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân, Luật chất lượng hàng hoá 2007, Luật an toàn thực phẩm 2010, Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật an toàn thực phẩm (2011), Luật phòng chống tác hại của thuốc lá năm 2011, Luật quảng cáo (2012), Luật giá (2012) và gần đây
33Thành lập Hội bảo vệ người tiêu dùng sau vụ nước mắm arsen, link truy cập https://tuoitre.vn/thanh-lap-
nhất là Luật chất lượng hàng hoá 2018 (có hiệu lực kể từ ngày 01/01/20190. Đặc biệt Hội VINASTAS đã có một thành viên tham gia vào tổ biên tập, xây dựng dự thảo Luật bảo vệ quyền lợi NTD. Sau khi Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có hiệu lực, VINASTAS cũng tham gia xây dựng, góp ý kiến cho việc ban hành các văn bản liên quan đến việc hướng dẫn thi hành. VINASTAS đã cử người tham gia vào Uỷ ban Tiêu chuẩn thực phẩm Việt Nam (CODEX Việt Nam), vào các ban kỹ thuật trong việc soạn thảo các tiêu chuẩn nhà nước có liên quan đến trách nhiệm sản phẩm nhằm bảo vệ tốt hơn cho người tiêu dùng.Hội VINASTAS đã phát huy vai trò của mình trong việc thực hiện một số hoạt động phản biện xã hội về hàng hoá dịch vụ trên thị trường như: Thực hiện đề tài: “Đánh giá tồn dư các hóa chất độc hại trong thịt lợn siêu nạc”, Tổ chức Hội thảo “ Sử dụng chất tạo nạc và an toàn thực phẩm” tại Hà Nội ngày 13/4/2012, cùng Tạp chí Thực phẩm và Sức khỏe thực hiện chương trình khảo sát “Sản phẩm, dịch vụ tin cậy vì người tiêu dùng” nhằm hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam theo chủ trương của Bộ Chính trị. VINASTAS và một số hội bảo vệngười tiêu dùng địa phương điển hình là Hội Kiên Giang, Hội bảo vệngười tiêu dùng Thành phố Hồ Chí Minh, Hội chống gian lận thương mại và hỗ trợ người tiêu dùng T.P Hồ Chí Minh đã tham gia tích cực vào việc phát hiện sai phạm của thương nhân làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng trong việc sử dụng chất độc hại để sản xuất bún, bán canh, bánh hỏi hay phát hiện chất tạo nạc trong thịt lợn, phản ánh thương nhân không tuân thủ nghĩa vụ bảo hành cho người tiêu dùng.
Các hội bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam đặc biệt là VINASTAS đã thực hiện một số hoạt động thể hiện vai trò của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ người tiêu dùng trong công tác phản biện xã hội. Tuy nhiên, trước thực trạng rất nhiều thương nhân có hành vi xâm phạm quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng trên nhiều lĩnh vực như báo chí phản ảnh thì những việc đã làm được của các hội bảo vệ
người tiêu dùng vẫn còn quá ít.
Thứ hai, trong thời gian qua các hội bảo vệ người tiêu dùng đã thực hiện nhiều hoạt động để thực hiện công tác giáo dục người tiêu dùng. VINASTAS và các
Hội bảo vệ người tiêu dùng địa phương đã tham gia tuyên truyền, giáo dục về kiến thức tiêu dùng và pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng nhằm cung cấp các thông tin, hướng dẫn, giáo dục người tiêu dùng về tiêu dùng, trang bị cho người tiêu dùng những hiểu biết về quyền và trách nhiệm cũng như vai trò, vị trí của họ trong xã hội để họ có ý thức và có khả năng tự bảo vệ mình trong mọi tình huống. Để làm được việc này, bên cạnh việc sử dụng các cơ quan thông tin đại chúng như đài truyền hình, đài phát thanh, báo chí, internet...Hội có Báo người tiêu dùng ra mỗi tuần 1 số (tiền thân là Tạp chí Người tiêu dùng ra mỗi tháng 2 kỳ) phổ biến các thông tin liên quan đến bảo vệngười tiêu dùng và đưa chúng lên mạng website của Hội (nguoitieudung.com.vn). Ngoài ra, thành viên Ban chấp hành Hội tiêu chuẩn và bảo vệngười tiêu dùng Việt Nam đã viết bài cho các báo, tham gia diễn đàn trực tuyến tư vấn pháp luật, trả lời các câu hỏi phỏng vấn của các cơ quan thông tin đại chúng về các vấn đề liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng. Các Hội địa phương như Hội Tiền Giang, Hội Bình Dương, Hội Phú Thọ tích cực phát hành các đĩa CD tuyên truyền pháp luật bảo vệngười tiêu dùng, xây dựng các phóng sự, viết bài cho các báo, trả lời phỏng vấn báo, đài phát thanh truyền hình tỉnh, thành phố.
Hội Tiêu chuẩn và bảo vệngười tiêu dùng Việt Nam cũng trực tiếp tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị tập huấn cho các Hội ở các địa phương (trung bình mỗi năm khoảng 4-5 hội thảo) để trao đổi kinh nghiệm về hoạt động bảo vệ người tiêu dùng, tổ chức và vận hành các văn phòng khiếu nại của người tiêu dùng, phát triển các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng ở các địa phương, giải quyết vấn đề tài chính của Hội, phổ biến pháp luật về bảo vệngười tiêu dùng VINASTAS đã tổ chức các cuộc Hội thảo với nhiều chủ đề khác nhau để giúp cơ quan quản lý nhà nước nắm rõ tình hình tiêu dùng một số mặt hàng cũng như giúp người tiêu dùng nhận biết được một số vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền lợi của mình như: Cam kết trách nhiệm của doanh nghiệp với vấn đề trách nhiệm sản phẩm; hội thảo về thị trường giấy, về thực phẩm dinh dưỡng cho trẻ em; về hiểm họa trasfat, về sản phẩm tiết kiệm điện, về chất lượng hóa mỹ phẩm và sức khỏe người tiêu dùng, về chất lượng an toàn vệ
Đặc biệt, Hội Tiêu chuẩn và bảo vệngười tiêu dùng Việt Nam đã thành lập một số Câu lạc bộ như: câu lạc bọ Chất lû ̛ợng được thành lập từ năm 1995, câu lạc bộ Người tiêu dùng nữ được thành lập năm 1998, Câu lạc bộ Chống hàng giả và gian lận thương mại được thành lập năm 2000 và năm 2011 câu lạc bộ doanh nghiệp tin cậy vì người tiêu dùng được thành lập, nhằm giáo dục các doanh nghiệp trong việc quản lý chất lượng, hướng các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vì lợi ích người tiêu dùng để tăng cường năng lực, động viên và lôi kéo họ vào các hoạt động bảo vệ người tiêu dùng cũng như thông tin và giáo dục về tiêu dùng cho lực lượng phụ nữ là người trực tiếp thực hiện hoạt động tiêu dùng hàng ngày.
Tuy nhiên, số lượng thành viên của câu lạc bộ này chưa nhiều, hoạt động chưa thường xuyên nên việc cung cấp thông tin, tuyên truyền của VINASTAS cũng mới chỉ tiến hành trên phạm vi không rộng và kết quả đạt được còn rất khiêm tốn. Mặt khác, đến nay các Hội địa phương hầu như chưa tổ chức các câu lạc bộ để thực hiện chức năng giáo dục về tiêu dùng.
Ngoài việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng, VINASTAS và một số Hội địa phương đã thông qua hoạt động đưa một số thông tin, cảnh báo cho người tiêu dùng về những vi phạm pháp luật bảo vệ người tiêu dùng của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã góp phần giáo dục người tiêu dùng phải cẩn trọng khi thực hiện các giao dịch với thương nhân để bảo vệ quyền lợi của mình.
Như vậy trong công tác giáo dục người tiêu dùng, hội bảo vệ người tiêu dùng đã thực hiện được một số hoạt động giúp nâng cao nhận thức của người tiêu dùng trong việc tự bảo vệ mình nhưng nhìn chung người tiêu dùng ở Việt Nam chưa được hội bảo vệ người tiêu dùng giáo dục về tiêu dùng một cách đầy đủ, bài bản, thường xuyên và trên phạm vi rộng.
Thứ ba, từ khi Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có hiệu lực, việc tư
vấn, hỗ trợ giải quyết khiếu nại cuả người tiêu dùng có nhiều thuận lợi hơn. Những quy định của Luật đặc biệt là những quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng là cơ sở để việc tư vấn, hòa giải dễ dàng hơn,
tạo điều kiện để Hội bênh vực người tiêu dùng hữu hiệu hơn. Theo VINASTAS, mỗi năm Hội đã tiếp nhận khoảng 1.000 vụ khiếu nại của người tiêu dùng, với tỷ lệ giải quyết thành công đạt trên 80%. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là người tiêu dùng nào cũng biết mình có quyền gì khi bị xâm phạm quyền lợi. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Viện nghiên cứ Xã hội, kinh tế và Môi trường (ISEE), thì có đến 53,60% số người được hỏi chưa từng liên hệ với bất kỳ cơ quan, tổ chức nào. Và có 23,43% đã liên hệ với các Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; 14,70% đã liên hệ với các Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; 8,27% đã liên hệ với các cơ quan, tổ chức khác34.
2.3. Đánh giá thực trạng năng lực các thiết chế thực thi pháp luật liên quan đến trách nhiệm sản phẩm