Bên cạnh việc tăng cường năng lực của các thiết chế thực thi pháp luật liên quan đến trách nhiệm sản phẩm, để vấn đề thực thi pháp luật của các thiết chế trở nên hiệu quả hơn, pháp luật Việt Nam cũng cần phải có những thay đổi sau:
Thứ nhất, Cần quy định rõ trong các văn bản luật về nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác bảo vệ người tiêu dùng liên quan đến vấn đề trách nhiệm sản phẩm. Không quy định một cách chung chung, ôm đồm quá nhiều nhiệm vụ, sẽ dẫn đến tình trạng cơ quan nào cũng có trách nhiệm nhưng không hiểu trách nhiệm của mình đến đâu. Ngoài ra, cũng cần có cơ chế phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong thực thi các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng liên quan đến trách nhiệm sản phẩm để tránh tình trạng chồng chéo về thẩm quyền của các cơ quan nhà nước.
Thứ hai, đối với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp huyện. Cần phải có các văn bản hướng dẫn cụ thể về nhiệm vụ quyền hạn và cách thức tổ chức thực hiện những nhiệm vụ quyền hạn đó, góp phần thực thi luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng một cách thống nhất. Tránh tình trạng, Luật thì quy định rõ quyền khiếu nại của người tiêu dùng đến Ủy ban nhân dân cấp huyện nhưng người tiêu dùng lại không biết khiếu nại tới phòng, ban nào của Ủy ban nhân dân cấp huyện để bảo vệ quyền và lợi ích cho mình, hay tình trạng các phòng, ban đùn đẩy trách nhiệm lẫn nhau, không giải quyết yêu cầu chính đáng của người tiêu dùng, hoặc mỗi địa phương lại có cách thức giải quyết khác nhau. Việc thực thi các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng cần được áp dụng thống nhất đối với cơ quan bảo vệ người tiêu dùng cấp tỉnh. Theo quy định pháp luật, Sở Công thương là đơn vị giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Sở Công thương phải triển khai thực hiện
nhiệm vụ của mình một cách nghiêm túc, và cần phải có những chuyên viên chuyên trách thực hiện công tác bảo vệ người tiêu dùng. Đương nhiên, để thực hiện được những nhiệm vụ này, vai trò của Cục cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng mà cụ thể là Phòng bảo vệ người tiêu dùng - là rất lớn. Cơ quan này phải đóng vai trò chỉ đạo, triển khai thực hiện các chính sách về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng một cách nhất quán đối với các địa phương. Vì vậy, để đầu tư nguồn nhân lực và vật lực cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng, chúng ta nên tập trung đầu tư vào cho các cơ quan quản lý chuyên trách về bảo vệ người tiêu dùng, mà không nên đầu tư dàn trải. Trước mắt, có thể cơ cấu lại Ban bảo vệ người tiêu dùng thành một cơ quan độc lạp, trực thuộ ̂c Bộ Công thương, từ đó có thể nâng cao vai trò và vị thế của cơ quan này. Nếu tất cả những quy định pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng được tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc, nhất quán mới có thể tạo thành một hệ
thống thiết chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vững chắc từ Trung ương tới địa phương.
Thứ ba, đối với các quy định pháp luật về tổ chức xã hội tham gia bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng. Trước tiên, cần quy định lại một cách cụ thể và rõ ràng theo hướng các tổ chức xã hội về bảo vệ người tiêu dùng là các hội đặc thù. Việc quy định như vậy là cơ sở pháp lý quan trọng để các tổ chức xã hội về bảo vệ người tiêu dùng có thể giải quyết khó khăn trong vấn đề tài chính, duy trì hoạt động và phát triển công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Thứ tư, các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mới chỉ quy định chung về vai trò của các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Thứ năm, vai trò lớn nhất của tổ chức xã hội khi tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đó là bên thứ ba, đứng ra làm trung gian hòa giải cho các tranh chấp giữa thương nhân với người tiêu dùng. Tuy nhiên, các quy định pháp luật chỉ cho phép các tổ chức xã hội có đủ điều kiện mới được phép thành lập tổ chức hòa giải các tranh chấp về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Các hòa giải viên phải đáp ứng được các điều kiện nhất định về trình độ, kinh nghiệm... Quy định như vậy là
hoàn toàn hợp lý, tuy nhiên lại chưa có cơ chế triển khai thực hiện trên thực tế. Cụ thể, cơ quan nào sẽ có khả năng chứng nhận các hòa giải viên có đủ tư cách tham gia hòa giải trong các tranh chấp về bảo vệ người tiêu dùng? Nếu các bên hòa giải thành thì cơ chế thực thi quyết định hòa giải thành đó như thế nào? Những vấn đề này cần được quy định trong văn bản luật hay trong Điều lệ hoạt động của các Tổ chức xã hội.
Thứ sáu, đó là vấn đề về khởi kiện vụ án bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Như đã phân tích ở trên, mặc dù Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (2010) đã quy định về thủ tục đơn giản đối với một số tranh chấp về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nhưng pháp luật tố tụng dân sự lại chưa có quy định gì để có thể thực hiện những quy định pháp luật này. Vì vậy, cần phải bổ sung trong pháp luật tố tụng dân sự các quy định về trình tự, thủ tục giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn, tạo cơ
KẾT LUẬN
Nâng cao năng lực năng lực của các thiết chế thực thi pháp luật về trách nhiệm sản phẩm là một đề tài mới, với phạm vi nghiên cứu rộng, do đó cần phải có cái nhìn tổng quan nhất về vấn đề này. Tất cả các yếu tố từ khách quan đến chủ quan đều có tác động tới các thiết chế thực thi pháp luật này. Hiện nay, vấn đề trách nhiệm sản phẩm tại Việt Nam là một vấn đề khá nóng khi mà hàng loạt các vụ việc về sản phẩm chất lượng kém, chất lượng không đảm bảo được đưa ra thị trường. Vì vậy các thiết chế thực thi pháp luật về trách nhiệm sản phẩm ở Việt Nam cần phải đẩy mạnh và tăng cường hơn nữa vai trò của mình trong việc bảo vệ người tiêu dùng liên quan đến vấn đề trách nhiệm sản phẩm. Trong khi đó, năng lực của các thiết chế thực thi pháp luật về trách nhiệm sản phẩm của Việt Nam còn rất hạn chế, đây là một thực trạng không thể phủ nhận, tuy nhiên, để đánh giá chính xác năng lực của các cơ quan này, cần phải đưa ra các tiêu chí nhất định cho việc đánh giá cũng như chỉ ra được những hạn chế, khó khăn, vướng mắc còn tồn tại. Việc phân tích thực trạng năng lực của các thiết chế thực thi pháp luật về trách nhiệm sản phẩm sẽ giúp đưa ra những định hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các thiết chế này. Hy vọng với những giải pháp mang tính thực tiễn, luận văn có thể góp phần thực hiện nhiệm vụ mà các cơ quan chức năng chuyên ngành đã và đang đặt ra, đó là nâng cao năng lực của các thiết chế thực thi pháp luật về trách nhiệm sản phẩm tại Việt Nam hiện nay.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu tiếng Việt
(i) Các nghiên cứu, bài viết
1. Chu Đức Nhuận (2011), Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Luận văn Tiến sĩ Luật học, Hà Nội.
2. Cục quản lý cạnh tranh (2006), Sổ tay công tác bảo vệ người tiêu dùng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Cục Quản lý Cạnh Tranh – Bộ Công thương, Nghiên cứu Thiết chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Thực trạng Việt Nam, kinh nghiệm Quốc tế và định hướng hoàn thiện.
4. Cục Quản lý Cạnh tranh – Bộ Công thương, Kết quả hoạt động của Hội bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng trong công tác bảo vệ người tiêu dùng, Bản tin
Cạnh tranh và Tiêu dùng, Số 60/2016, tr.6
5. Cục xúc tiến thương mại (2012), “Ủy ban Châu Âu công bố về hệ thống cảnh báo Rapex”, http://vietrade.gov.vn, ngày 16/5.
6. Đặng Tiến (2011), “Phải thu hồi sản phẩm nếu mất an toàn”, Báo Lao động, ngày 6/4.
7. Đặng Tiến (2011), “Bộ Công thương vào cuộc vụ xe Toyota mắc lỗi kỹ thuật”, Báo Lao động, ngày 7/4.
8. Đỗ Văn Đại (2010), Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (phần chung): Văn bản, thực tiễn xét xử, kinh nghiệm nước ngoài và hướng sửa đổi Bộ luật dân sự, Kỷ yếu Tọa đàm: Đánh giá 5 năm thực hiện Bộ luật Dân sự, Hà Nội, ngày 29/9.
9. Đỗ Văn Đại (2010), Luật Hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án, Nxb chính trị quốc gia Hà Nội.
10. Hoàng Việt luật lệ (1995), Nxb Văn hóa thông tin, Thành phố Hồ Chí Minh. 11. Hội đồng thẩm phán (2006), Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP về việc hướng
dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Hà Nội.
12. Lê Hồng Hạnh, Trương Hồng Quang (2010), “Bảo vệ người tiêu dùng có nên quy định tổ chức là người tiêu dùng?”, Nghiên cứu lập pháp, (20).
13. Lê Hồng Hạnh, Trương Hồng Quang (2010), “Các nguyên lý cơ bản của chế định trách nhiệm sản phẩm tại Hoa Kỳ và một số quốc gia trên thế giới”, Nhà nước và pháp luật, (2).
14. Lê Vương Long (2008), Trách nhiệm pháp lý - một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở nước ta hiện nay, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
15. Nguyễn Am Hiểu (2010), “Một số vấn đề về Luật Trách nhiệm sản phẩm Cộng đồng Châu Âu”, Nhà nước và pháp luật, (2).
16. Nguyễn Như Ý (1999), Đại Từ Điển Tiếng Việt, Nxb Thông tin, Hà Nội. 17. Nguyễn Thị Hải Hà (2010), Trách nhiệm sản phẩm – Những vấn đề đặt ra
trong thương mại quốc tế, Khoá luật tốt nghiệp Đại học Ngoại thương
18. Nguyễn Văn Cương- Viện Khoa học Pháp lý, Bộ Tư pháp (2009), Giới thiệu về chế định trách nhiệm sản phẩm trong pháp luật của Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc
19. Nhà Pháp luật Việt - Pháp (2005), Bộ luật Dân sự Pháp, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
20. Nhà Pháp luật Việt - Pháp (2005), Bộ luật Dân sự Pháp, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
21. Nhà Pháp luật Việt - Pháp (2010), Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Từ hai góc nhìn Á - Âu, Kỷ yếu Hội thảo Pháp ngữ, khu vực Hà Nội, ngày 27, 28/9. 22. Nhà pháp luật Việt - Pháp (2010), Kỷ yếu Hội thảo Dự thảo Luật Bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng, Hà Nội, ngày 20, 21/4.
23. Ngô Vĩnh Bạch Dương (2015), Tiêu chí xác định năng lực của các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các yếu tố ảnh hưởng
đến năng lực của các thiết chế đó, Kỷ yếu Hội thảo Tăng cường năng lực thiết
chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam và kinh nghiệm của Đức
24. Ngô Huy Cương (2013), Giáo trình Luật hợp đồng - Phần chung, Nxb. Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội
25. Nguyễn Sĩ Dũng (2006), Năng lực thể chế, Người đại biểu nhân dân
26. Phùng Trung Tập (2009), Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về tài sản, sức khỏe và tính mạng, Nxb Hà Nội.
27. Phạm Thái Việt dịch (1993), Những quy định chung của Luật Hợp đồng Pháp, Đức, Anh, Mỹ, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
28. Quốc hội (2010), Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Hà Nội. 29. Quốc hội (2015), Bộ luật dân sự
30. Quốc hội (2015), Bộ luật Tố tụng dân sự
31. Tăng Văn Nghĩa (2008), “Bàn về Luật Trách nhiệm sản phẩm trong kinh doanh quốc tế”, Nhà nước và pháp luật, (2).
32. Trần Thị Quang Hồng, Trương Hồng Quang (2010), Chế định trách nhiệm sản
phẩm của một số quốc gia Asean, Tạp chí Luật học,
33. Viện Nhà nước và Pháp luật, Phòng Thông tin - Tư liệu - Thư viện (1999), Tìm hiểu Luật Bảo vệ Người tieu dùng các nû ̛ớc và vấn đề bảo vệ Người tiêu dùng ở Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội.
34. Việt Tiến (2014), “Người tiêu dùng cần hiểu luật để bảo vệ mình”,
35. Vụ Công tác lập pháp (2005), Những nội dung cơ bản của Luật Dược, Nxb Tư
pháp, Hà Nội.
36. Vũ Duy Cương (2004), Những vấn đề pháp lý về trách nhiệm sản phẩm theo bản Chỉ thị của Cộng đồng kinh tế Châu Âu (EEC) và pháp luật Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Thành phố Hồ Chí Minh.
37. Vũ Văn Mẫu (1971), Dân luật Việt Nam lược khảo, Tủ sách Đại học Sài Gòn.
(ii) Bài viết trên website
37. Cục Quản lý Cạnh tranh – Bộ Công thương, Công tác tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, yêu cầu cùa người tiêu dùng năm 2017 tại Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương, link truy cập http://www.vca.gov.vn/ChiTietTinTuc.aspx?lg=1&CateID=436&ID=3866 truy cập ngày 12/10/2018
38. Nguyễn Như Phát, Một số vấn đề lý luận xung quanh Luật Bảo vệ quyền lợi
http://www.vca.gov.vn/NewsDetail.aspx?ID=1289&CateID=1 truy cập ngày 11/10/2018
39. Pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam, link truy cập http://www.luathongthai.com/info/7/24/1282/Phap-luat-bao-ve-quyen-loi- nguoi-tieu-dung-o-Viet-Nam-.aspx#.W_BOjK2B1-U truy cập ngày 10/10/2018
40. Các thiết chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam hiện nay
và vai trò của thiết chế truyền thông báo chí, link truy cập
http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:SOL7LCFQspsJ:tcdc pl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/xay-dung-phap-
luat.aspx%3FItemID%3D319+&cd=1&hl=vi&ct=clnk&gl=vn&client=safari truy cập ngày 10/10/2018
41. Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng – Bộ Công thương, Báo cáo
thường niên 2017, link truy cập
http://www.vca.gov.vn/books/2018.05.17_CụcCT&BVNTD_Báocáothườngni ênnăm2017.pdf truy cập ngày 13/10/2018
42. Thông báo về Chương trình thu hồi sản phẩm khuyết tật để sửa chữa đối với
sản phẩm xe Toyota Lexus RX 200t và Lexus RX350, link truy cập
http://moit.gov.vn/web/guest/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/thong-bao-ve-chuong-trinh- thu-hoi-san-pham-khuyet-tat-đe-sua-chua-đoi-voi-san-pham-xe-toyota-lexus- rx200t-va-lexus-rx350-109532-22.html, truy cập ngày 12/10/2018
43. Bộ Công thương, Làm gì khi 40% người tiêu dùng lựa chọn im lặng, link truy cập http://www.moit.gov.vn/CmsView-EcoIT- portlet/html/print_cms.jsp?articleId=11125, truy cập ngày 12/10/2018
44. Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, Thống kê tình hình giải quyết tranh
chấp tại VAIC năm 2017, link truy cập http://viac.vn/thong-ke/thong-ke-tinh-
hinh-giai-quyet-tranh-chap-tai-viac-nam-2017-a1141.html truy cập ngày 13/10/2018
45. Cục Quản lý Cạnh tranh – Bộ Công thương, Tranh chấp về lỗi sản phẩm, thương lượng là hiệu quả nhất, link truy cập https://baomoi.com/tranh-chap-
ve-loi-san-pham-thuong-luong-la-hieu-qua-nhat/c/18301465.epi truy cập ngày 13/10/2018
46. Thành lập Hội bảo vệ người tiêu dùng sau vụ nước mắm arsen, link truy cập https://tuoitre.vn/thanh-lap-hoi-bao-ve-nguoi-tieu-dung-sau-vu-nuoc-mam- arsen-20181129152024436.htm truy cập ngày 01/12/2018
47. Cục Quản lý Cạnh tranh – Bộ Công thương, Báo cáo kết quả khảo sát người
tiêu dùng (2016), link truy cập
http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:2uMr5izeU7AJ:www .vca.gov.vn/uploads/BAO%2520CAO%2520KET%2520QUA%2520KHAO %2520SAT%2520NHAN%2520THUC%2520CUA%2520NTD%2520VE%2 520BVQLNTD.pdf+&cd=4&hl=vi&ct=clnk&gl=vn&client=safari truy cập ngày 13/10/2018
B. Tài liệu nước ngoài
48. Andrew Marcuse, Why Japan‘s New Products Liability Law Isn’t, 5 Pac. Rim. L. & Pol’y J. 365, 388 (1996) (arguing “the new [law] changes the Japanese products liability regime very little.”)
49. Anita Bernstein & Paul Fanning, Weightier Than A Mountain: Duty, Hierarchy, and the Consumer in Japan, 29 Vand. J. Transnat’l L. 45, 67 (1996) (claiming “the [PL Law] is not likely to disrupt Japanese society or the function of law in Japan, despite optimistic expressions heard from American consumer advocates.”)
50. Bryan A.Garner, Editor in chief, Black’s Law Dictionary, Deluxe Seventh Edition, byWest group.