Xây dựng và quản trị các mối quan hệ trong chuỗi cung ứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chuỗi cung ứng của công ty cổ phần sữa TH trong nền kinh tế số (Trang 96 - 101)

Quản lý mối quan hệ với các nhà cung cấp

Chất lượng sản phẩm với giá cả cạnh tranh, ổn định được khách hàng đặc biệt quan tâm. Vai trò của các nhà cung cấp là rất quan trọng để đảm bảo đáp ứng cho nhu cầu của khách hàng vì có nguồn nguyên liệu đầu vào tốt mới có thể làm ra sản phẩm có chất lượng, có nhà cung cấp chiến lược mới có thể đảm bảo được giá bán ổn định tạo điều kiện cho Công ty xây dựng được một cơ cấu giá thành hợp lý, lâu dài. Vì vậy, việc xây dựng các chính sách phát triển các nhà cung cấp là điều cần thiết bằng những hành động cụ thể sau:

- Tạo những chính sách ưu đãi đối với các nhà cung cấp có quá trình hoạt động tốt và lâu dài:

Với các nhà cung cấp đã có quan hệ hợp tác lâu dài và họ đã thực hiện tốt các đơn hàng đã ký, Công ty cần có những cam kết mua hàng đặc biệt nhằm thắt chặt mối quan hệ đồng thời tạo sự tin tưởng lẫn nhau trong quá trình hoạt động.

Ký hợp đồng: thiết lập các hợp đồng dài hạn cho một số các mặt hàng, dịch vụ với các nhà cung cấp có năng lực tốt, có kinh nghiệm về mặt hàng, dịch vụ đó. Như vậy, công ty cũng tiết kiệm được chi phí, thời gian, nhân lực trong việc tổ chức lại đấu thầu.

- Liên lạc thường xuyên và cập nhật với nhà cung cấp những thay đổi trong

nhu cầu hàng hóa của mình, điều này sẽ giúp họ thích nghi và chuẩn bị hàng hóa cho những thay đổi của công ty

- Tìm kiếm các nhà cung cấp trong nước để nội địa hóa sản phẩm và rút ngắn thời gian giao hàng.

- Tiếp tục tìm kiếm và phát triển các đối tác mới nhằm tạo sự cạnh tranh:

Việc tìm kiếm và phát triển các nhà cung cấp mới cũng là điều cần thiết phải làm để tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà cung cấp, tránh xảy ra trường hợp độc quyền, làm giá… của các nhà cung cấp. Tuy nhiên, đối với các đối tác mới, Công ty cần phải nghiên cứu thật kỹ về hồ sơ nguồn gốc công ty, tư cách pháp nhân, doanh số bán, thị trường đang hoạt động. Việc lựa chọn các đối tác mới cũng tùy thuộc vào từng loại hàng hóa, thiết bị, dịch vụ mà Công ty cần đặt mua.

- Xây dựng các nhóm mặt hàng chiến lược để phát triển nhà cung cấp tiềm năng:

Việc phát triển các nhà cung cấp tiềm năng là một vấn đề cần được thực hiện nhanh chóng vì nó sẽ giúp cho Công ty thu được nhiều ưu đãi như giá cả, thời hạn giao hàng, chất lượng…

Quản lý mối quan hệ khách hàng

* Hiểu rõ khách hàng - Xây dựng cơ sở dữ liệu về khách hàng * Giao tiếp với khách hàng: Theo dõi mọi hoạt động giao dịch

* Xác định khách hàng mục tiêu:

- Xây dựng mối quan hệ khách hàng theo chiến lược chuỗi cung ứng mà công ty đã chọn trong giai đoạn hiện tại thì công ty cần phải phân loại khách hàng những khách hàng nào là khách hàng rất quan trọng, khách hàng nào là quan trọng, khách hàng nào là khá quan trọng, hay khách hàng tiềm năng… để từ đó công ty xây dựng mối quan hệ nào cho phù hợp.

- Nhân viên bán hàng phải có được thái độ tốt với khách hàng. Một nhân viên luôn biết lắng nghe yêu cầu, cởi mở, trung thực sẽ luôn tạo được thiện cảm tốt với khách hàng, ngược lại khách hàng cũng luôn mong muốn được tiếp xúc với những nhân viên như vậy. Do đó tăng cường đào tạo huấn luyện các kỹ năng bán hàng cho đội ngũ nhân viên kinh doanh.

- Luôn giữ liên lạc với khách hàng, email cho họ thường xuyên kèm theo một thông cáo về sản phẩm, chương trình khuyến mại để họ nắm bắt kịp thời thông tin bán hàng.

- Thường xuyên có những chính sách ưu đãi kèm với mức chiết khấu hấp dẫn để thu hút thêm các khách hàng mới và củng cố các đối tác cũ.

- Thường xuyên theo dõi lượng hàng tồn kho tại khách hàng để có các chính sách hỗ trợ nhà phân phối bán hàng, tăng doanh thu và tiền thưởng cho nhà phân phối.

- Thường xuyên kiểm tra đánh giá hoạt động của các nhà phân phối, đại lý để tiếp tục phát triển các nhà cung ứng có uy tín và điều chỉnh kịp thời các thiếu sót.

Việc kiểm tra đánh giá hoạt động của các nhà phân phối, đại lý có thể được lồng ghép qua quá trình theo dõi thực hiện các đơn hàng, tuy nhiên, chúng sẽ không đưa ra những nhận xét về ưu khuyết điểm khái quát và chung nhất cho từng nhà cung ứng trong một chuỗi thời gian dài.

Tác giả đề xuất cần xây dựng một bảng tiêu chí đánh giá nhà cung ứng, hỗ trợ các nhà phân phối, đại lý có khả năng bán hàng cao, doanh số cao và phát triển các nhà phân phối, đại lý có tiềm năng phát triển. Các nhà phân phối hiện nay nếu không đủ điều kiện thì chuyển xuống làm đại lý cấp 1 cho nhà phân phối trong khu vực đồng thời điều chỉnh các chính sách với nhà phân phối, với đại lý.

Triển khai chương trình quản lý xuất - nhập - tồn xuống từng nhà phân phối để một mặt Công ty kiểm soát chặt chẽ, kịp thời hoạt động kinh doanh đồng thời hỗ trợ công tác đặt hàng, giao hàng kịp thời cho nhà phân phối.

- Tổ chức hội nghị khách hàng hằng năm (Đối với khách hàng tiềm năng) để củng cố mối quan hệ, giao lưu kinh nghiệm bán hàng, tuyên dương những khách hàng có doanh số cao, có đóng góp lớn vào sự phát triển thị trường của TH.

- Bộ phận dịch vụ khách hàng nắm rõ thông tin khách hàng như: Ngày thành lập, ngày sinh nhật chủ nhà phân phối hoặc người đứng đầu đối tác để gửi thiệp chúc mừng và các chính sách ưu đãi đi kèm để đối tác luôn nhớ đến TH và củng cố mối quan hệ hơn nữa

Đầu tư lớn và bài bản vào nguồn nguyên liệu sữa tươi của công ty: Nguồn cung cấp sữa là khâu quan trọng nhất, vì vậy, một chuỗi cung ứng chuyên nghiệp và hiện đại cần có quy trình kiểm tra chặt chẽ về chất lượng, nguồn gốc nguyên liệu phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và minh bạch về tất cả các thông tin.

Mở rộng nhà máy nhằm tăng năng suất đáp ứng nhu cầu phát triển dài hạn của thị trường, tối ưu hóa công suất của các nhà máy hiện có, đầu tư xây dựng thêm nhà máy hiện đại nhằm duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Xây dựng một chiến lược truyền thông thương hiệu tích hợp. Không sử dụng tiếp thị đại trà, tăng cường kết nối thương hiệu của công ty trên từng điểm tiếp xúc (khách hàng, nhà đầu tư,…) các chiến lược truyền thông cần được thử nghiệm với khách hàng trước khi tung ra thị trường.

Hoàn thiện kênh phân phối để sản phẩm có thể đến tay người tiêu dùng nhiều hơn, thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm: Mở rộng khu vực phân phối qua đặt hàng trực tiếp tại các tỉnh thành để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Ngoài ra, Công ty CP sữa TH cũng nên mở rộng kênh phân phối trong và ngoài nước; đẩy mạnh phân phối hàng vê khu vực nông thôn.

Thực hiện các chính sách riêng cho các kênh phân phối. Đặc biệt xây dựng được các chương trình ưu đãi khuyến khích tiêu dùng cho kênh thương mại điện tử. Đây là bước không thể thiếu để phát triển chuỗi cung ứng trong nền kinh tế số.

Liên kết với các ngân hàng, tích hợp chức năng thanh toán trực tuyến trên hệ thống website.

Thực hiện các chương trình đào tạo nguồn lao động hiện thời nhằm nâng cao chất lượng lao động đáp ứng được sự phát triển theo nền kinh tế số. Đồng thời tìm kiếm và đào tạo thêm các tài năng trẻ trong nước.

Nghiên cứu và đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải hiện đại ứng dụng công nghệ kỹ thuật số là một công việc cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng, hơn nữa đây là hành động bảo vệ môi trường sống, đem lại niềm tin của người tiêu dùng

Nghiên cứu ứng dụng hệ thống bán hàng tự động trên toàn quốc. Trong nền kinh tế kỹ thuật số, may móc dần thay thế con người trong các khâu của chuỗi cung ứng. Hiện nay chưa có Doanh nghiệp sữa nào thực hiện được thành công việc đặt các điểm bán hàng tự động phục vụ người tiêu dùng. Nếu Công ty CP sữa TH thực hiện được điều này sẽ mang lại nhiều lợi thế trong kinh doanh của Công ty CP sữa TH

Đa dạng hóa sản phẩm: Để nâng cao sức cạnh tranh của mình, Công ty CP sữa TH cũng cần đầu tư nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu sản phẩm dinh dưỡng cho người tiêu dùng.

Nghiên cứu và tìm ra giải pháp công bố một cách hiệu quả chất lượng, thông tin thành phần của sản phẩm trên hệ thống thông tin giúp người tiêu dùng có thể dễ dàng tra cứu. Đồng thời xây dựng cách kiểm tra và đánh giá chất lượng sản phẩm một cách minh bạch và công khai.

Xây dựng hệ thống chăm sóc khách hàng trực tuyến có thể ứng dụng trí tuệ nhân tạo như trả lời tự động hỗ trợ tối đa người tiêu dùng cũng như tiết kiệm thời gian và nhân lực cho công ty.

Xây dựng và đưa ra ứng dụng kiểm tra sản phẩm như công nghệ QR code, in 3D,.. giúp người tiêu dùng tránh mua phải những sản phẩm giả mạo, kém chất lượng. Thực hiện tốt quản lý, bảo quản sản phẩm nhằm nâng cao hình ảnh thương hiệu và trách nhiệm xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chuỗi cung ứng của công ty cổ phần sữa TH trong nền kinh tế số (Trang 96 - 101)