Chuỗi cung ứng hoạt động tập trung vào việc kết hợp một cách hiệu quả từ khẩu nhà cung cấp nguyên liệu, đến nhà sản xuất, hoạt động kho bãi đến các nhà phân phối, của hàng bán lẻ rồi đến người tiêu dùng cuối cùng. Do vậy, các hoạt động này cũng là nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của chuỗi cung ứng
1.2.4.1. Hoạt động mua hàng
Quá trình mua hàng sẽ bắt đầu từ khâu tìm kiếm, đánh giá nhà cung cấp, đặt hàng, xác nhận giao hàng, giao hàng, thanh toán cho các nhà cung cấp. Ngoài ra cũng duy trì và xây dựng mối quan hệ với các nhà cung cấp. Việc thực hiện tốt hoạt động này sẽ giúp cho doanh nghiệp có được nguồn hàng có chất lượng ổn định, đúng tiến độ, phù hợp với yêu cầu trong sản xuất, tiết giảm được chi phí. Doanh nghiệp cũng cần phải thực hiện các công tác quản trị nội bộ liên quan như quản lý tồn kho, kho bãi và mạng lưới thông tin với nhà cung cấp, hoạt động xuất nhập khẩu, vận tải trong khu vực.
1.2.4.2. Hoạt động sản xuất
Bên cạnh việc mua nguyên vật liệu từ nhà các cung cấp, doanh nghiệp sẽ tiến hành sản xuất ra sản phẩm theo đúng yêu cầu sản xuất, đáp ứng được đúng nhu cầu của khách hàng. Có nhiều phương án để sản xuất như sản xuất theo đơn hàng (make to order), sản xuất dự trữ (make to stock) và sản xuất đại trà (general processing). Doanh nghiệp cần quan tâm đến nhiều vấn đề trong suốt quá trình sản xuất như kiểm vật liệu, năng lực sản xuất, kế hoạch sản xuất, kiểm định sản phẩm, tồn kho trên chuyền, đóng gói, nhân công, …
Để tiết giảm chi phí và nhân lực càng nhiều doanh nghiệp sử dụng các đối tác bên ngoài vào đối tác gia công hoặc tự đầu tư cơ sở sản xuất tại một địa điểm khác có nhiều lợi thế hơn. Tuy nhiêu điều này sẽ làm tăng công việc trong quản lý chuỗi cung ứng. Đặc biệt là làm sao để đảm bảo chất lương sản phẩm theo tiêu chuẩn đã được đề ra.
1.2.4.3. Hoạt động quản lý hàng tồn kho
Hoạt động quản lý hàng tồn kho bao gồm 2 thành phần là tồn kho nguyên vật liệu và tồn kho thành phẩm. Để quá trình lưu kho được hiệu quả, doanh nghiệp cần xây dựng quy trình hoạt động của kho một cách chuyên nghiệp. Đồng thời cần chú trọng đầu tư vào cơ sở hạ tầng để giúp bảo quản nguyên liệu và thành phẩm được tốt hơn, giảm hư hao, mất mát theo thời gian.Ngoài ra doanh nghiệp cần xây dựng quy định, tiêu chuẩn về quản lý hàng tồn kho, tiêu chuẩn kho bãi, tiêu chuẩn chất lượng để đảm bảo được hiệu quả quản lý hàng tồn kho.
1.2.4.4. Hoạt động phân phối
Hoạt động phân phối bắt đầu từ việc tiếp nhận đơn hàng của bộ phận bán hàng, tiếp đến là khâu báo giá, thương lượng với khách hàng, giao hàng và cuối cùng là thu tiền từ khách hàng - các hoạt động cần thiết để phục vụ đơn hàng như vận tải, kho bãi, phân phối. Các bộ phận có liên quan khác như mua hàng, sản xuất, kho cũng cần nắm được yêu cầu về đơn hàng để đảm bảo đơn hàng của khách hàng được đáp ứng đầy đủ và đúng hạn.
Hiện nay, các doanh nghiệp sẽ chuyển giao hoạt động vận tải, hay còn gọi là hoạt động logistics cho bên thứ 3 có chuyên môn thực hiện hoặc các tập đoàn lớn sẽ
thường tách thành một công ty con chuyên trách đảm nhiệm khâu này. Việc này sẽ giúp quá trình thực hiện diễn ra trôi chảy với chi phí thấp hơn.
1.2.4.5. Hoạt động quản lý và chăm sóc khách hàng
Hoạt động quản lý và chăm sóc khách hàng bao gồm hoạt động dự báo nhu cầu thị trường, theo dõi và quản lý đơn hàng, lên kế hoạch cho sản phẩm mới, theo dõi tiến độ giao hàng, chế độ hậu mãi. Hoạt động này sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt và thực hiện được theo nhu cầu, thị hiếu của khách hàng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ.