Sự phù hợp của kiến thức đã học khi ứng dụng vào thực tiễn qua quá trình

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN TAM BÌNH, TỈNH VĨNH LONG (Trang 50 - 52)

CHƯƠNG III : BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA BẢN THÂN

3.3 Sự phù hợp của kiến thức đã học khi ứng dụng vào thực tiễn qua quá trình

ngại giao tiếp cụ thể hơn đó là nói chuyện quá nhỏ và khá rụt rè. Trong quá trình giao tiếp với khách hàng cũng như mọi người trong văn phòng, em nói chuyện rất nhỏ vì vậy mà đôi lúc khách hàng rất khó nghe những gì em tư vấn cho họ và các anh,chị luôn hỏi lại câu hỏi hay câu trả lời của em. Có thể nói đây là đặc trung cơ bản của bản thân em nhưng em biết mình cần phải thay đổi thói quen này ngay vì ngoài thuận tiện giao tiếp hằng ngày, đây cũng là kỹ năng giúp em thể hiện sự tự tin của bản thân với mọi người. Trong thời gian đầu làm làm việc em cũng thể hiện mình là người khá rụt rè trong giao tiếp vì em chưa quen với môi trường trường mới này nên cảm thấy ngại ngùng, tính cách rụt rè khiến bản thân thu hẹp khoảng cách giao tiếp với mọi người và rất khó làm quen với các anh,chị trong thời gian bắt đầu đến thực tập tại ngân hàng. Một điểm yếu khác nữa của bản thân mà em nhận thấy được đó là chưa có nhiều kiến thức chuyên môn về nghiệp vụ tại ngân hàng. Việc thiếu kiến thức chuyên môn cũng như quên mất một số kiến thức đã được học tại trường khiến các thao tác của em khi làm việc gặp nhiều lúng túng. Vì vậy mà trong quá trình thực tập em phải quan sát thực tế cũng như ghi chú rất nhiều về các nghiệp vụ tại phòng tín dụng vào sổ tay để thuận tiện làm việc cũng như không để chậm trễ với mọi người tại đây. Ngoài ra, vì thiếu chuyên môn nghiệp vụ nên khi tư vấn sản phẩm cho khách hàng, nếu khách hàng đặt câu hỏi quá chuyên sâu thì em sẽ không trả lời được và phải nhờ sự giúp đỡ của các anh,chị. Một số khách hàng còn hiểu lầm là em là cán bộ chính thức nhưng kiến thức nghiệp vụ quá kém và phê bình em tại nơi làm việc. Đó là vài điểm yếu gây ảnh hướng đến quá trình thực tập của em.

3.3 Sự phù hợp của kiến thức đã học khi ứng dụng vào thực tiễn qua quá trình thựctập tập

Em nhận thấy các kiến thức đã được học tại trường khi áp dụng vào thực tế thực sự rất đúng và phù hợp, cung cấp cho em những kiến thức rất cơ bản về các nghiệp vụ. Một ví dụ điển hình về sự phù hợp đó là nhìn chung quy trình nghiệp vụ cho vay đối với khách hàng cá nhân ở Agribank chi nhánh Tam Bình bám khá sát với lý thuyết môn Quản trị Tài Chính và Tài Chính Doanh Nghiệp em đã được học gồm:

Nguồn: Nguyễn Quan Thu, 2017.Giáo trình Quản Trị Tài Chính Căn Bản.Nhà xuất bản Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

Qua quan sát thực tế, em thấy hai quy trình rất giống nhau, chỉ có một số khác biệt như đối với quy trình cho vay cá nhân tại ngân hàng Agribank chi nhánh Tam Bình đã được cụ thể hóa và thêm một số bước nhằm đảm bảo nâng cao quy trình nghiệp vụ cho vay, đảm bảo an toàn, phù hợp với khu vực, quy mô, đặc điểm đang kinh doanh còn quy trình ở môn học Quản Trị Tài Chính em được học tại trường Đại học Công Nghiệp Tp.Hồ Chí Mình - Khoa Quản Trị Kinh Doanh là phần đơn giản hóa hơn, chưa chuyên sâu so với quy trình thực tế tại Agriabank chi nhánh Tam Bình. Cụ thể tại Agribank chi nhánh Tam bình sẽ chấm điểm xếp loại khách hàng vay vốn (Phụ lục) và xác định thông tin khách hàng qua nhiều cách, kênh khác nhau (trung tâm tín dụng CIC, các mối quan hệ với khách hàng …). Bổ sung thêm điều chỉnh tín dụng, cho phép khách hàng đề xuất nguyện vọng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, số tiền muốn vay, hạn mức vay, số tiền đảm bảo lãnh, thời hạn bảo lãnh hay điều chỉnh các điều kiện tín dụng …. Nhưng chung quy lại, em nhận thấy lượng kiến thức mà em được tiếp thu, học tập tại trường rất phù hợp và đúng với thực tế công việc khi em áp dụng quá trình thực tập tại NHNN & PTNT Việt Nam - Chi nhánh Tam Bình

3.4 Kế hoạch định hướng hoàn thiện kỹ năng và kiến thức nghề nghiệp trong tương lai

Qua 8 tuần thực tập tại ngân hàng Agribank chi nhánh Tam Bình, em cảm thấy bản thân mình còn có nhiều thiếu sót và hạn chế về mặt kiến thức lẫn kỹ năng. Có lẽ lý do cho hạn chế này là do em còn non kém về trải nghiệm thực tế và chưa áp dụng tốt các môn học chuyên ngành cơ bản được học tài trường. Sau quá trình thực tập, em đã nhân ra được nhiều bài học quý giá, những kiến thức, kỹ năng mà em cần trao dồi thêm nhiều hơn nữa. Về kế hoạch định hướng hoàn thiện kỹ năng, em sẽ cố gắng trao dồi thêm về trình độ tin học văn phòng và trình độ ngoại ngữ Tiếng Anh của mình để có thể hoàn thiện bản thân mình hơn và tăng cơ hội được nhận vào các công ty tốt trong tương lai. Khi kỹ năng về tin học và ngoại ngữ tốt, em có thể tự tin ứng tuyển vào các ngân hàng, cũng như công ty khác tại Thành Phố Hồ Chí Minh, không ngần ngại khi phỏng vấn xin việc tại bất cứ cứ đâu, trao đổi với các khách hàng thuận tiện hơn cũng như sử dụng tốt các phần mền văn phòng hay phần mềm đặc trưng của ngân hàng do các phần mềm này đều được viết bằng

Tiếng Anh. Sau đó, em cũng mong muốn và cố gắng nỗ lực để học thêm về các kỹ năng photoshop, thiết kế đồ họa cơ bản để để hỗ trợ cho kỹ năng PowerPoint của mình, tốt cho những công việc thuyết trình về sau khi em đi làm thực tế với tư cách là nhân viên chính thức. Em sẽ luôn rèn luyện và cố gắng không ngừng hoàn thiện bản thân mình làm tăng năng năng lực cũng như được để được đánh giá cao khi ứng tuyển bất cứ vị trí nào và ở đâu. Về kiến thức nghề nghiệp, sau khi tốt nghiệp ra trường em mong muốn bản thân được thử sức với một lĩnh vực mới hơn nữa đó là F&B. Mặc dù công việc thực tế trong quá trình thực tập và công việc em mong muốn thử sức hoàn toàn khác nhau nhưng em tin chắc những bài học quý báu về giao tiếp trong quá trình làm việc tại ngân hàng Agribank là những bước đệm vô cùng tốt giúp em chinh phục những ước mơ, công việc mới trong tương lai mà mình mong muốn lựa chọn và thử sức.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN TAM BÌNH, TỈNH VĨNH LONG (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)