Mô tả các công việc đã thực tập tại ngân hàng

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN TAM BÌNH, TỈNH VĨNH LONG (Trang 37)

IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG

4. Điểm đánh giá chung (thang điểm 10)

2.3 Mô tả các công việc đã thực tập tại ngân hàng

Thực tập từ ngày 04/10/2021 đến 28/11/2021 các công việc em đã thực hành được tại ngân hàng được mô tả như sau:

Nguồn: Phòng tín dụng NHNNo & PTNT Việt Nam Lưu giữ hồ sơ Thông báo kết quả, tiến hành ký hợp đồng tín dụng

Phê duyệt Tái thẩm định

Tiếp nhận nhu cầu của khách hàng, hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và hồ sơ vay vốn Phân tích tín dụng Thẩm định

Giải ngân Kiểm tra giám sát khoản vay/thu nợ, gốc, xử lý phát sinh Thanh lý hợp đồng

Quy trình thực hiện

Bước 1: Tiếp nhận nhu cầu của khách hàng, hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và hồ sơ vay vốn

 Đối với khách hàng có nhu cầu tín dụng lần đầu: Hướng dẫn khách hàng đăng ký những thông tin về khách hàng, các điều kiện vay vốn và tư vấn việc thiếp lập hồ sơ.  Đối với những khách hàng đã có quan hệ tín dụng: Kiểm tra sơ bộ các điều kiện vay, bộ hồ sơ vay, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay vốn.

Báo cáo cho giám đốc chi nhánh về tất cả các khách hàng dù là đủ điều kiện hay không đủ điều kiện.

Tiếp nhận kiểm tra đầy đủ các nội dung hồ sơ sau: Hồ sơ pháp lý ( Xem phụ lục 1), hồ sơ khoản vay (Xem phụ lục 2), hồ sơ đảm bảo tiền vay ( Xem phụ lục 3)

Bước 2: Phân tích tín dụng:

Kiểm tra hồ sơ vay vốn và mục đích vay vốn

Điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án vay vốn

Xác minh thông tin qua: địa phương, trung tâm tín dụng CIC, hồ sơ vay trước đây… Phân tích ngành (Xem phụ lục 4)

Bước 3: Thẩm định

 Tìm hiểu và phân tích về khách hàng, tư cách và năng lực pháp luật,năng lực hành vi dân sự,năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, mô hình tổ chức, bố trí lao động, năng lực điều hành quản lý

Phân tích đánh giả khả năng tài chính của khách hàng thông qua tính chính xác của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Tình hình quan hệ tín dụng với chi nhánh ngân hàng, với các NHTM, tổ chức tín dụng khác khác

Dự kiến lợi ích cho chi nhánh khi khoản vay được phê duyệt Phân tích phương án vay vốn

Thẩm định các biện pháp đảm bảo tiền vay: kiểm tra tình trạng thực tế của tài sản đảm bảo tiền vay, phân tích, thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay

Chấm điểm tín dụng và xếp loại khách hàng

Tồng hợp các nội dung thẩm định và lập báo cáo thẩm định

Bước 4: Tái thẩm định

Trực tiếp tiến hành đến đến kiểm tra thực tế tại hộ gia đình sản xuấ về quy mô, chuồng trại, máy móc, nhà cửa … . Việc kiểm tra này chủ yếu để xác thực những nội dung cơ bản trên những tài liệu hồ sơ mà cán bộ tín dụng đã kiểm tra, tổng hợp và đã trình lên cho cán bộ kiểm soát.

Sau khi có kết quả thẩm định khách hàng và dựa trên quan hệ khách hàng ngân hàng sẽ xác định phương thức cho vay. Cùng với đó là xem xét khả năng nguồn vốn và điều kiện thanh toán.

Bước 5: Phê duyệt

Lập báo cáo thẩm định kiêm tờ trình cho vay kèm hồ sơ vay vốn trình cán bộ kiểm soát kiêm soát

 Cán bộ kiểm soát trên cở sở báo cáo thẩm định kiêm tờ trình cho vay kèm hồ sơ vay vốn sẽ xem xét, kiểm tra và thẩm định lại ghi lại ý kiến vào tờ trình, ký tên và trình cho giám đốc chi nhánh

 Căn cứ vào hồ sơ cho vay và các đề xuất của cán bộ tín dụng, cán bộ kiểm soát, giam đốc chi nhánh sẽ sẽ phê duyệt

Bước 6: Thông báo kết quả, tiến hành kí hợp đồng tín dụng

 Thông báo kết quả cho khách hàng, đặt lịch hẹn khách hàng đến chi nhánh xác nhận thủ tục, ký tên vào hợp đồng tín dụng và các giấy tờ khác có liên quan

Bước 7: Giải ngân

Hướng dẫn khách hàng hoàn thiện chứng từ giải ngân. Kiểm tra sự phù hợp của chứng từ và dẫn khách hàng đến quầy giao dịch để nhận tiền.

Bước 8: Kiểm tra giám sát khoản vay/ thu nợ, gốc, xử lý phát sinh

 Thực hiện công tác giám sát/thu hồi nợ, gốc ttheo hướng dẫn của NHNNo & PTNT Việt Nam, xử lý phát sinh đối với khoản vay và tài sản đảm bảo

Bước 9: Thanh lý hợp đồng

 Tất toán khoản vay: khi khách hàng trả hết nợ, phối hợp với kế toán tiến hành đối chiếu, kiểm tra về tiền trả nợ gốc, lãi, phí… để tất toán khoản vay của khách hàng

Thanh lý hợp đồng tín dụng/ sổ vay vốn

Giải tỏa tài sản đảm bảo: Kiểm tra tình trạng giấy tờ, tài sản thế chấp, cầm cố, lập biên bản giao trả tài sản đảm bảo nợ vay trình cho cán bộ kiểm soát, cán bộ kiểm soát trình giám đốc chi nhánh ký tên, xác nhận

Bước 10: Lưu giữ hồ sơ

- Công việc 2: Viết giấy ủy nhiệm chi (lệnh chi) tại quầy

Dựa vào thông tin trong “ Báo cáo đề xuất giải ngân kiêm giấy nhận nợ” (Xem phụ lục 5) chuyên viên khách hàng/cán bộ tín dụng sẽ điền những thông tin vào mẫu “UỶ NHIỆM CHI” (Payment Oder) ( Xem phụ lục 6). Sau đó kiểm tra sự phù hợp của chứng từ, hướng dẫn khách hàng kí tên và dẫn khách hàng đến quầy giao dịch của chi nhánh để giải ngân

- Công việc 3: Thu tiền bảo hiểm bảo an tín dụng ABIC

Dựa vào “Báo cáo đề xuất giải ngân kiêm giấy nhận nợ” giấy “Giấy yêu cầu bảo hiểm bảo an tín dụng” được thành lập. Đây là sản phẩm được kèm khi khách hàng đến vay vốn đối với ngân hàng. Đối với khách hàng vay vốn dưới 45 tuổi, giá trị bảo hiểm bằng 0,65% giá trị khoản vay, đối với khách hàng từ 45 tuổi trở lên giá trị bảo hiểm bằng 0,90% giá trị của khoản vay. Từ đó, tính ra được khoảng cần thu và trình cán bộ tín dụng kí tên, đóng mộc xác nhận đã thu tiền (Xem phụ lục 7)

2.2 KIẾN THỨC LÝ THUYẾT MÔN HỌC ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP

2.2.1 Kiến thức môn học liên quan đến công việc thực tập-Môn học kỹ năng giao tiếp: -Môn học kỹ năng giao tiếp:

Môn học này đã giúp ích em rất nhiều trong quá trình thực tập tại ngân hàng. Những kiến thức đã học tại trường dạy em phải biết cởi mở, chủ động hơn trong giao tiếp để làm quen với các anh,chị trong phòng tín dụng vào những ngày đầu làm việc. Môn học còn giúp em khéo léo, cải thiện kỹ năng đặt những câu hỏi, thắc mắc trong quá trình thực tập với mọi người mà không làm những cán bộ trong văn phòng khó chịu vì hỏi quá nhiều, liên tục. Ngoài ra, việc được học và áp dụng những kiến thức của môn học này khi tư vấn cho khách hàng về lợi ích bảo hiểm, lãi suất hay thu thập thông tin khách hàng … giúp em tự

tin rất nhiều khi nói chuyện với họ, đặc biệt là có sức lôi kéo và thuyết phục hơn. Nhờ vậy, trong quá trình thực tập tại ngân hàng em nhận được rất nhiều sự yêu mến và tin tưởng của khách hàng, từ đó thành công trong việc bán bảo hiểm ABIC và mở thêm nhiều tài khoản số đẹp cho khách hàng.

- Môn học Quản trị tài chính:

Được học môn học Quản trị tài chính tại trường giúp em trong quá trình làm việc không gặp quá nhiều khó khăn khi thẩm định các các hồ sơ vay vốn. Biết đánh giá, lựa chọn, tư vấn các phương án cho vay có nhiều lợi ích nhất cho khách hàng. Ngoài ra, còn nhận dạng được những hồ sơ không đủ yêu cầu để cấp tín dụng. Linh hoạt trong tính toán để tính lãi suất thực tế giúp khách hàng biết rõ số tiền gốc lẫn lãi phải trả cho từng tháng hay quý là bao nhiêu.

- Môn học Nguyên Lý Kế Toán:

Môn học giúp em phân biệt được các loại tài khoản, ý nghĩa phản ánh của của việc dùng tài khoản đó, định khoản các khoản giao dịch của khách hàng, biết được thời hạn vay từ đó quản lý tốt các khoản nợ của khách hàng và biết họ đang sử dụng nguồn tín dụng vào những khoản nào.

- Môn học Quản trị văn phòng:

Việc được học môn quản trị văn phòng đã giúp em thành thạo hơn về Word, hiểu cách trình, cỡ chữ, cách viết nội dung … để tạo thành một báo cáo nộp cho cán bộ tín dụng. Bên cạnh đó, em còn biết cách sử dụng máy in và photocopy tại văn phòng nơi em làm việc

- Môn học marketing dịch vụ:

Môn học marketing dịch vụ được em áp dung trong việc truyền thông và thuyết phục khác hàng mua bảo hiểm ABIC hay tài khoản số đẹp, tài khoản số đuôi trùng năm sinh khách hàng. Khi thẩm định tài sản trong hồ sơ của các khách hàng, nếu nhận thấy những khách hàng tiềm năng cho mục tiêu sản phẩm trên, em sẽ chủ động tư vấn về sản phẩm, lợi ích, cũng như độ hiếm của các tài khoản trên địa bàn để kích thích khách hàng mua dùng các sản phẩm trên.

2.2.2 Các công cụ phần mềm, kỹ thuật, kỹ năng đã được học sử dụng cho thực tập

-Các công cụ phần mềm: Microsoft Office (Word), Windows 10, CIC, phần mềm kiểm tra và soạn thảo Gmail, Google, IPCAS

- Kỹ thuật, kỹ năng đã học: Gõ phím 10 ngón, kỹ năng phân tích, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, công việc, kỹ năng tỉ mĩ, cẩn tròn…

2.3 TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁTTRIỂN NÔNG THÔN - AGRIBANK CHI NHÁNH TAM BÌNH TRIỂN NÔNG THÔN - AGRIBANK CHI NHÁNH TAM BÌNH

2.3.1 Chức năng, nhiệm vụ của bộ phận

2.3.1.1 Chức năng phòng Tín dụng

Phòng tín dụng có chức năng tham mưu cho Giám đốc NHNNo & PTNT Việt Nam chi nhánh Tam Bình trong việc quản lý, chỉ đạo hoạt động tín dụng bảo lãnh tron nước, đầu tư ngắn hạn, dài hạn, mở rộng thị trường, nghiên cứu đề xuất cải tiến thủ tục

vay tạo thuận lợi cho khách hàng nằm mục tiêu phát triển kinh doanh an toàn, hiệu quả. Thực hiện các công tác cho vay, tìm kiếm khách hàng mới và duy trì quan hệ với khách hàng cũ, đôn đốc khác khách hàng trả nợ đúng thời hạn, đề xuất các biện pháp xử lý vi phạm hợp đồng tín dụng cho giám đốc.

2.3.1.2 Nhiệm vụ phòng tín dụng

Phòng tín dụng có nhiệm vụ: Chủ động tìm kiếm các dự án, phương án khả thi của khách hàng làm đầu mối với khách hàng. Thu thập thông tin về khách hàng vay vốn, thực hiện sưu tầm các định mức kinh tế - kỹ thuật có liên quan đến khách hàng, lập hồ sơ khách hàng được phân công; xác định nhu cầu vốn cho vay theo địa bàn, ngành hàng, khách hàng; mở sổ theo dõi cho vay, thu nợ. Giải thích, hướng dẫn khách hàng các quy định về cho vay và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn. Thẩm định các điều kiện cho vay vốn theo quy định; lập báo cáo thẩm định, cùng khách hàng lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay. Thông báo cho khách hàng biết về quyết định cho vay hay từ chối cho vay sau khi có quyết định của Giám đốc hoặc người ủy quyền. Thực hiện kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay. Nhận hồ sơ và thẩm định các trường hợp khách hàng đề nghị gia hạn nợ, gốc, lãi; điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc, lãi. Kiểm tra, phân tích hoạt động tín dụng, phân loại nợ, phân tích nợ quá hạn để tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Phân tích hiệu quả vốn đầu tư, thống kê tổng hợp, báo cáo chuyên đề hằng tháng, quý năm của các chi nhánh.Đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn, quản lý các khoản tín dụng đã cấp, lưu giữ hồ sơ theo quy định, làm các công việc khác khi giám đốc giao việc

2.3.2 Thực trang phòng tín dụng của ngân hàng Agribank chi nhánh Tam Bình- Phòng tín dụng của ngân hàng Agribank chi nhánh Tam bình hiện tại có hai cán - Phòng tín dụng của ngân hàng Agribank chi nhánh Tam bình hiện tại có hai cán bộ tín dụng và một cán bộ kiểm soát. Ba cán bộ có nhiệm vụ thẩm định tài sản, chịu trách nhiệm về hoạt động cho vay, kiểm soát, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn … Với trình độ chuyên môn từ Cao Đẳng trở lên, có nhiều năm kinh nghiệm làm việc, tinh thần năng động, nhiệt tình, đoàn kết, ham học hỏi, các cán bộ dễ dàng hoàn thành được những công việc được cấp trên giao phó, nhận được sự tín nhiệm cao đối với những khách hàng cũ của địa phương. Ngoài ra, phòng làm việc cũng được trang trí đầy đủ các thiết bị hiện đại, cần thiết, hỗ trợ đúng nhu cầu công việc của các cán bộ. Không gian thoáng mát, sạch sẽ, ánh sáng đầy đủ đem lại tinh thần thỏai mái, hài lòng cho khách hàng khi đến ngân hàng và cả các cán bộ. Tuy nhiên, phòng tín dụng hiện đang bị quá tải công việc do chỉ có 3 cán bộ nhưng lại phải đảm nhiệm cho vay 3 xã và trung tâm Thị Trấn Tam Bình . Công việc quá nhiều khiến họ dễ bị áp lực và khó bình tĩnh khi giao tiếp, tư vấn với khách hàng nếu khách hàng không hiểu vấn đề nào đó. Ngoài ra, khách hàng đến vay vốn tại ngân hàng Agribank chi nhánh Tam Bình chủ yếu là để đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất nông nghiệp, vì thế dễ phát sinh nhiều rủi ro trong quá trình thu hồi vốn khi xuất hiện các yếu tốt bất lợi từ khách quan như: môi trường, thời tiết, khí hậu … khiến người dân không có đủ vốn để hoàn trả ngân hàng khiến hoạt động thu nợ phức tạp, khó khăn, khách hàng trể hạn, công việc chồng thêm công việc

2.3.3.1 Kiến thức:

Nhờ sự hỗ trợ của các anh chị cán bộ tín dụng, em đã học được thêm rất nhiều kiến thức về nghiệp vụ cho vay của ngân hàng như: Thẩm định tài sản khách hàng, thẩm định nguồn thu nhập khách hàng, làm hồ sơ cho vay… Nắm được các gói cho vay của Agribank,ôn lại cũng như biết thêm về định khoản tài sản. Xác định hạn mức cho vay dựa vào hồ sơ tài sản đảm bảo và hồ sơ tài sản không đảm bảo, nắm được quy trình nghiệp vụ cấp tín dụng của ngân hàng Agribank, biết sử dụng phần mềm IPCAS, phân loại tài khoản: 211101, 212101 được sử dụng tại ngân hàng, kỹ năng giao tiếp bằng ánh mắt, ngôn ngữ cơ thể. Được ôn lai và học mới những kiến thức giúp em mở mang được đầu óc, hiểu biết thêm nhiều nghiệp vụ, hoàn thiện khả năng hiểu biết của bản thân.

2.3.3.2 Kỹ năng

Các kỹ năng mà em đã học được trong quá trình thực tập có thể kế đến như: Thứ nhất, kỹ năng quản lý, sắp xếp thời gian. Do dịch bệnh Covid-19 khiến việc học bắt buộc phải chuyển sang hình thức online tại nhà làm cho việc tiếp thu các kiến thức gặp đôi chút khó khăn khiến em phải xem lại bài nhiều lần. Cùng với đó, khi được tiếp nhận thực tập là lúc hoạt động nới lỏng giản cách tại Thị Trấn Tam Bình nói riêng và tỉnh Vĩnh Long nói chung được thực hiện khiến lượng khách hàng địa phương đến đến ngân hàng thực hiện các giao dịch tăng đột ngột sau thời gian giản cách. Lúc đầu, em khá loay hoay trong sắp xếp thời gian đi làm và cũng như đảm bảo việc học của bản thân nhưng sau đó nhờ các anh/chị cán bộ trong phòng Tín dụng tư vấn, hướng dẫn em đã học được kỹ năng quản lý, sắp xếp thời gian của mình tốt hơn và để sẻ chia công việc với các anh,chị nhiều hơn, giảm bớt gánh nặng công việc cho các anh,chị cán bộ và phòng Tín dụng.. Thứ hai, kỹ

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN TAM BÌNH, TỈNH VĨNH LONG (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)