Về kinh tế

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN TAM BÌNH, TỈNH VĨNH LONG (Trang 25 - 26)

IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG

4. Điểm đánh giá chung (thang điểm 10)

1.4.1.2 Về kinh tế

Năm 2020 là năm khó khăn nhất trong lịch sử đối với nền kinh tế toàn cầu vì đại dịch Covid-19 đã gây ra sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu. 92,9% nền kinh tế rơi vào suy thoái, nhu cầu đối với hàng hóa dịch vụ của người tiêu dùng ở các nước đều giảm, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch, hàng không, giải trí và bán lẻ do các biện pháp phong tỏa, giản cách, hạn chế lưu thông đi lại, tạo khoảng cách an toàn trên toàn xã hội. Các biện pháp này chủ yếu được ban hành để đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng nhưng dù là trong thời gian ngắn hạn hay dài hạn, tại phạm vi quốc gia hay quốc tế cũng đều làm giảm tổng cung trong nền kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng. Đặc biệt các biện pháp chống đại dịch Covid-19 cùng làm gia tăng xu hướng nới lỏng tiền tệ và tài chính thông qua các gói hỗ trợ tài chính trị giá hàng nghìn tỷ đô la và cắt giảm lãi suất tiền tệ ở mức thấp ở hầu hết các quốc gia. Tuy nhiên, trong năm 2020 Việt Nam lại vươn lên chứng tỏ là quốc gia sáng chói và đáng chú ý, tự hào về ý chí tự lực, tự cường, thành công trong việc khống chế sự lây lan của đại dịch Covid-19, thể hiện tính linh hoạt và hiệu quả trong hỗ trợ các doanh nghiệp và nhân dân, chủ động tham gia tích cực vào các hiệp định thương mại song phương và đa phương, tận dụng các cơ hội từ sự dịch chuyển và tái định vị lại chuỗi cung ứng trong khu vực và quốc tế, thúc đẩy tái cơ cấu tổ chức và công nghệ, chuyển đổi kỹ thuật số, thay đổi mô hình, tham gia nhiều hơn, sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu để hướng tới mục tiêu tăng trưởng nhanh và bên vững. Tổng kết năm 2020, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam vẫn tăng trưởng 2.91% so với năm 2019, thấp nhất trong gia đoạn từ năm 2011 – 2020 nhưng vẫn thuốc nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới trong bối cảnh kinh tế toàn cầu giảm phát đến 4.4%, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng bình quân 3,32% so với năm 2019, tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế tăng 12,13% và tổng phương tiện thanh toán tăng 12,83% so với năm 2019. Đặc biệt, xuất khẩu hàng hóa đạt mức khá cao, bất chấp thương mại quốc tế đang bị ách tắt đo đại dịch, xuất siêu đạt mức 19.1 tỷ USD và cán cân thương mại duy trì xuất siêu 5 năm liên tiếp. Tất cả các ngành trong nền kinh tế Việt Nam đều đã nổ lực vượt khó để đóng góp vào thành công chung của nền kinh tế nước như ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đóng góp 13,5% , ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 53%, ngành dịch vụ chiếm 33,5%.... Cùng là một trong những ngành đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, ngành ngân hàng cũng có những thành tích, dấu ấn nổi bật như: Ban hành và thực thi hiệu quả

hàng loạt chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid- 19, điều chỉnh mức lãi suất tín dụng phù hợp với định hướng của NHNN, nâng cao chất lượng tín dụng, chú trọng các lĩnh vực ưu tiên, thanh khoản toàn hệ thống thông suốt, trôi chảy, dự trữ ngoại hối đạt mức cao

1.4.1.3 Văn hóa xã hội

Dân số Việt Nam hiện nay khoảng 98 triệu dân, trong đó với hơn 60% dân số đang sống tại các khu vực nông thôn với diện tích sản xuất nông nghiệp bình quân đầu người là 0,25 ha, trong khi đó trên thế giới là 0,52 ha và trong khu vực Châu Á là 0,36 ha.Với mức bình quân này Việt Nam được xem là một trong những nước có mức bình quân ruộng đất theo đầu người thấp nhất thế giới. Tuy tỉ lệ hộ nghèo giảm qua các năm như năm 1993: 58,1%; năm 2015: 9,88%; năm 2019: 3,75%, năm 2020: 2.75% nhưng bài toán về việc làm và xóa đối giảm nghèo luôn là vấn đề thách thức và nan giản. Thu nhập và mức sống giữa thành thị, nông thôn và các dân tộc thiểu số còn khoảng cách rất lớn. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân người/tháng chung của Việt Nam năm 2020 đạt khoảng 4,2 triệu đồng, giảm khoảng 1% so với năm 2019. Thu nhập bình quân người/tháng năm 2020 ở khu vực thành thị đạt 5,6 triệu đồng, cao gấp gần 1,6 lần khu vực nông thôn (3,5 triệu đồng). Chênh lệch thu nhập bình quân người/tháng năm 2020 giữa nhóm thu nhập cao nhất và nhóm thu nhập thấp nhất là 8,07 lần. Sự chênh lệch về thu nhập đã tạo nên sức ép lớn về đô thị hóa và di dân lên thành phố. Chi tiêu bình quân hộ gia đình cả nước năm 2020 là 2,89 triệu đồng/người/tháng, tăng 13% so với 2018. Các hộ gia đình thành thị có mức chi tiêu bình quân đầu người/tháng xấp xỉ 3,8 triệu đồng trong khi các hộ nông thôn chỉ ở mức 2,4 triệu đồng, chênh lệch giữa hai khu vực là 1,6 lần. Thói quen chi tiêu của dân cư cũng đang có nhiều biến đổi chuyển từ hoàn thiện, nâng cao mức sống cả về vật chất lẫn điều kiện sinh hoạt là chính sang các chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu do những ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 nhưng lòng tin “Ăn chắc mặc bền” từ xưa nay là gửi tiền, mở tiết kiệm ngân hàng không vì vậy mà giảm đi. Ngoài ra, tốc độ đô thị hóa lan rộng khiến cho ngày nay không chỉ ở thành phố mà ở những vùng nông thôn phát triển, trung tâm thị trấn, trung tâm huyện có nhiều nguồn tiền nhàn rỗi và là thị trường huy động chính của các ngân hàng bao gồm cả Agribank.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN TAM BÌNH, TỈNH VĨNH LONG (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)