Những đề xuất của bản thân đối với ngân hàng Agribank chi nhánh Tam

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN TAM BÌNH, TỈNH VĨNH LONG (Trang 45 - 46)

IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG

4. Điểm đánh giá chung (thang điểm 10)

2.6 Những đề xuất của bản thân đối với ngân hàng Agribank chi nhánh Tam

Qua hai tháng được thực tập tại ngân hàng Agribank chi nhánh Tam Bình em cũng đã rất chú ý và quan sát để có một số đề xuất dành cho ngân hàng để tham khảo như sau:

Thứ nhất, bổ sung thêm cán bộ tín dụng để hoàn thiện hoạt động tín dụng

Để quy trình cho vay hoàn thiện và nhanh chóng hơn thì Agribank chi nhánh Tam Bình nên bổ sung thêm cán bộ vào đội ngũ cán bộ Phòng Tín dụng. Hiện tại, Phòng tín dụng chỉ có 3 cán bộ tín dụng nhưng phải đảm nhiệm cho vay 3 xã và 1 thị trấn. Áp lực công việc thật sự rất lớn và đặc biệt hơn là thời điểm hiện tại, sau khi nới lỏng giãn cách trên toàn tỉnh Vĩnh Long, khách hàng đến giao dịch vay vốn rất nhiều khiến các cán bộ còn phải đem việc về nhà để tiếp tục làm việc. Việc bổ sung thêm nhân sự sẽ giúp các cán bộ và cả phòng Tín Dụng hoàn thành tốt hơn các nhiệm vụ của cấp trên, phục vụ khách hàng tận tình hơn, và quy trình cho vay sẽ được thực hiện trơn tru hơn, giảm bớt áp lực công việc cho các cán bộ và thời gian cho khách hàng.

Thứ hai, nâng cao chất lương cán bộ tín dụng

Cùng góp phần vào hoàn thiện quy trình nghiệm vụ tín dụng trơn tru và hoàn hảo nhất thì Agribank Chi nhánh Tam Bình nên nâng cao trình độ của đội ngũ hiện tại cũng như tuyển chọn đầu vào về sau. Chính vì thế, việc nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, quản lý, chuyên nghiệp cho cán bộ, nhân viên đặc biệt là CBTD cần phải được hết sức chú trọng và quan tâm. Ngoài ra, cán bộ, nhân viên tại Agribank Chi nhánh Tam Bình cần phải không ngừng học hỏi kinh nghiệm , mở rộng hiểu biết, bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, phát huy sở trường của bản thân. Nâng cao trình độ ngoại ngữ, công nghệ thông tin, xử lý và vận hành thành thạo các quy trình giao dịch trên hệ thống IPCAS với các nghiệp vụ được phân công... để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế trong quá trình Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Chủ động tạo mối quan hệ tốt đẹp, thân thiết với khách hàng, luôn có thái độ niềm nở, lịch sự , tận tâm khi tiếp xúc với khách hàng để từ đó trở thành cầu nối giữa ngân hàng với khách hàng. Bên cạnh đó, Agribank Chi nhánh Tam Bình và chính các cán bộ cần phải tiếp tục mở rộng mối quan hệ với các cấp chính quyền và các cơ quan chức năng tại địa phương để nắm rõ được những thế mạnh cũng như phương hướng phát triển kinh tế tại địa phương, và cũng để giúp Ngân hàng nắm được thông tin của những hộ dân tại nơi đây khi cần thiết .

Thứ ba, đẩy mạnh các hoạt động marketing, quảng cáo

Hiện tại, các hoạt động marketing quảng cáo đến các khách hàng của ngân hàng Agribank chi nhánh Tam Bình chỉ là treo băng rôn tại ngân hàng và qua trang cá nhân facebook,zalo… của các nhân viên. Có thể nói đây là chiến lược marketing cực kì thiếu sức hút và thiếu chuyên nghiệp so với thời đại hiện nay vậy nên dẫn đến nguồn vốn huy động tại chổ của ngân hàng chưa đáp ứng được nhu cầu cho vay và ngân hàng phải sử dụng đến nguồn vốn điều lệ chuyển từ ngân hàng nội sợ. Vì vậy ngân hàng nên đẩy mạnh các hoạt động marketing, quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng đặc biệt là Internet để quảng bá hình ảnh, sản phẩm và các khuyến mãi, ưu đãi chỉ dành riêng cho khách hàng tại địa phương như: Lập fanpage riêng cho chi nhánh ngân hàng, chạy quảng cáo trong bán kính nhất định, in chương trình khuyến mãi phát kèm khi xuất hiện giao dịch với khách hàng, tăng cường treo băng rôn đường phố … để cải thiện, và tăng tính

cạnh tranh với các NHTM khác đang hoạt động tại địa bàn huyện cũng như thu hút khách hàng đến sử dụng các sản phẩm của ngân hàng

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN TAM BÌNH, TỈNH VĨNH LONG (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)