Đánh giá thực trạng Quản lý nhà nước về công chứng từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về CÔNG CHỨNG từ THỰC TIỄN TỈNH đắk lắk (Trang 51 - 55)

7. Kết cấu luận văn

2.3. Đánh giá thực trạng Quản lý nhà nước về công chứng từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk

tiễn tỉnh Đắk Lắk

2.3.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân

Thứ nhất, đã ban hành hệ thống văn bản quản lý lĩnh vực công chứng

một cách đầy đủ, thống nhất, khả thi, phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương. Các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản chỉ đạo lĩnh vực công chứng được ban hành cơ bản đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về công chứng trên địa bàn tỉnh, đã thể hiện được sự đúng đắn của đường lối, chính sách, quan điểm nhất quán của các cấp chính quyền địa phương trong công tác quản lý nhà nước đối với công chứng trên địa bàn tỉnh. Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quản lý nhà nước lĩnh vực công chứng tại địa phương là một công cụ quản lý nhà nước hữu hiệu, có tầm quan trọng đặc biệt bởi vì hoạt động công chứng là vận dụng các quy định pháp luật để thực hiện công chứng các hợp đồng, giao dịch khi có yêu cầu, đảm bảo cho các Văn phòng công chứng hoạt động theo đúng định hướng đã đề ra, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Thứ hai, về công tác xã hội hoá lĩnh vực công chứng gắn với công tác

quy hoạch phát triển các công chứng, sau khi Luật Công chứng năm 2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành có hiệu lực pháp luật, Sở Tư pháp tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo triển khai, thi hành, Sở Tư pháp đã tiến hành thực hiện một số công việc thực hiện Luật và các quy định của pháp luật, tuyên truyền, hướng dẫn và khuyến khích phát triển Văn phòng công chứng, nhiều Văn phòng công chứng được phép thành lập và được cấp giấy đăng ký hoạt động ngày càng tăng.

Bên cạnh đó, Sở Tư pháp đã tham mưu UBND tỉnh xây dựng quy hoạch phát triển các Công chứng từ năm 2011 đến năm 2020 là 30 công chứng (02 Phòng công chứng và 28 Văn phòng công chứng), từ đó các Văn phòng công chứng được thành lập theo lộ trình, đúng định hướng, đúng trình tự, thủ tục

theo quy định với các bước thực hiện chặt chẽ và những biện pháp thực hiện thật vững chắc. Trên cơ sở diện tích, dân số, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, dự báo tình hình và tốc độ công nghiệp hoá của từng huyện mà Sở Tư pháp đã tham mưu UBND tỉnh thực hiện quy hoạch, đến nay các công chứng đã được thành lập tại 10/15 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Đắk Lắk, đi vào hoạt động ổn định, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu công chứng trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở đó, trước nhu cầu công chứng ngày càng tăng cũng như tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Sở Tư pháp đã chủ động tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh quy hoạch phát triển mạng lưới các công chứng từ năm 2011 đến năm 2020 từ 30 công chứng (02 Phòng công chứng và 28 Văn phòng công chứng). Do công tác quy hoạch, xác định lộ trình, bước đi trong xã hội hoá lĩnh vực công chứng phù hợp nên số lượng các Văn phòng công chứng ngày càng tăng, chất lượng công chứng đảm bảo, việc phân bố các Công chứng phù hợp vừa đáp ứng nhu cầu của xã hội, vừa đảm bảo được hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng trên địa bàn. Các Công chứng và công chứng viên chấp hành tốt các quy định của pháp luật, đảm bảo an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch, góp phần vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Có thể nói, tỉnh Đắk Lắk thời gian qua đã làm tốt công tác quy hoạch, thực hiện đúng đắn chủ trương xã hội hoá lĩnh vực công chứng, số lượng các Văn phòng công chứng cũng như chất lượng công chứng ngày một tăng, tổ chức tiếp công dân ngày càng tốt và chuyên nghiệp hơn, uy tín được nâng dần, nhiều Văn phòng công chứng đã xây dựng được thương hiệu riêng đáp ứng nhu cầu công chứng địa phương và yêu cầu quản lý nhà nước lĩnh vực công chứng tại địa phương.

Thứ ba, về kết quả thực hiện công tác chuyển giao chứng thực hợp đồng,

giao dịch về bất động sản từ UBND cấp huyện, UBND cấp xã sang các công chứng, thực hiện Nghị định 79/2007/NĐ-CP, Thông tư 03/2008/TT-BTP, đầu năm 2010, Sở Tư pháp tham mưu UBND tỉnh quyết định chuyển giao công tác

chứng thực hợp đồng, giao dịch về bất động sản từ UBND cấp huyện, UBND cấp xã sang các công chứng thực hiện theo lộ trình, thực hiện ở những nơi mà Văn phòng công chứng có hoạt động ổn định, hiệu quả, trước khi chuyển giao đều lấy ý kiến của UBND cấp huyện, cấp xã. Trên cơ sở đó, tỉnh Đắk Lắk thực hiện chuyển giao từng đợt, đợt 1 chuyển giao trên địa bàn 03 huyện, thành phố là; đến tháng 9/2013 tỉnh thực hiện chuyển giao đợt 2 tại 02 huyện là. Đến thời điểm hiện nay, tỉnh đã thực hiện chuyển giao hoàn toàn 5/15 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh. Qua đó đã thể hiện được sự đúng đắn của quan điểm, chủ trương của Đảng được đề ra trong Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị, Chương trình công tác cải cách tư pháp của Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp tỉnh Đắk Lắk về việc xã hội hoá các dịch vụ pháp lý. Việc thực hiện đúng chủ trương này đã làm cho nhận thức của cán bộ, công chức của các cấp, các ngành cũng như của người dân về công tác chuyển giao chuyển biến rõ nét theo chiều hướng tích cực, giá trị pháp lý của văn bản công chứng dần được mọi người hiểu và đón nhận, hầu hết người dân đồng tình ủng hộ với chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác chuyển giao; tại các địa phương trong tỉnh thực hiện công tác chuyển giao đã tách bạch rõ hai loại việc công chứng và chứng thực, tạo an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch về bất động sản mà trước đây thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện, UBND cấp xã thực hiện chứa đựng nhiều tiềm ẩn, rủi ro. Bên cạnh đó, số lượng hồ sơ hợp đồng, giao dịch do tổ chức, cá nhân đến yêu cầu công chứng ngày càng tăng, diện tích trụ sở hoạt động công chứng được mở rộng, mua sắm thêm trang thiết bị hiện đại phục vụ tốt hơn trong hoạt động công chứng, cung cách phục vụ Nhân dân của các công chứng viên được tốt hơn và được cải tiến theo hướng nhanh, gọn, đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Ngoài ra, việc chuyển giao đã đóng góp tích cực về hiệu quả kinh tế - xã hội, nguồn thu ngân sách của các Công chứng cao hơn so với việc thu lệ phí chứng thực, tạo công ăn việc làm cho người lao động tại các Văn phòng công chứng, giảm tải việc khiếu kiện từ việc giao kết các

hợp đồng, giao dịch, góp phần đầy mạnh công tác cải cách hành chính, UBND cấp xã có nhiều thời gian để thực hiện công tác quản lý nhà nước, không thêm biên chế cho công việc này.

Nguyên nhân của những kết quả nêu trên:

Thứ nhất, được sự quan tâm của Bộ Tư pháp, HĐND, UBND tỉnh, sự

theo dõi, sự phối hợp của các cấp, các ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã một cách chặt chẽ, tạo điều kiện để các Công chứng nắm bắt được thông tin, chủ trương, chính sách, trao đổi, hướng dẫn cũng như kiểm ta thường xuyên về nghiệp vụ chuyên môn trong thực hiện nhiệm vụ tác nghiệp, giúp kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc.

Thứ hai, tỉnh Đắk Lắk thực hiện tốt công tác tuyên truyền nên khi thực

hiện chủ trương xã hội hoá lĩnh vực công chứng, chuyển giao công tác chứng thực được sự đồng, ủng hộ của các cấp, các ngành, Nhân dân và cả chính đội ngũ công chứng viên ở các Công chứng góp phần thực hiện chủ trương này một cách nhanh chóng, hiệu quả, xoá bỏ độc quyền của các Phòng công chứng; phân định rõ công chứng và chứng thực theo tinh thần của Luật Công chứng và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Thứ ba, do có sự chủ động nay từ đầu nên hầu hết các Công chứng đáp

ứng cơ bản về cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như trang bị máy móc phục vụ và đáp ứng nhu cầu công chứng ngày càng tăng của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh. Ý thức trách nhiệm, thái độ phục vụ của đội ngũ công chứng viên ở các Công chứng ngày càng cao, chuyên nghiệp.

Thứ tư, các Công chứng duy trì họp giao ban thông qua Hội công chứng,

qua đó, công chứng viên chia sẻ kinh nghiệm cũng như báo cáo những vấn đề vướng mắc, phức tạp để cùng nhau thảo luận, bàn bạc và kịp thời có giải pháp khắc phục hiệu quả, phù hợp, hạn chế những rủi ro.

Thứ năm, Sở Tư pháp chủ động ứng dụng công nghệ thông tin trong

chung nhằm cho hoạt động công chứng một cách có hiệu quả; Sở Tư pháp tiếp nhận các thông tin có liên quan đến hợp đồng, giao dịch từ các cơ quan tố tụng, tài nguyên, thuế ... sau đó cung cấp cho tất cả các Văn phòng công chứng, giúp công chứng viên có được thông tin chính xác hợp đồng, giao dịch, tra cứu dễ dàng, bất cứ khi nào nếu cần, từ đó góp phần không nhỏ trong việc mang lại hiệu quả cho hoạt động công chứng của các Công chứng, giảm thiểu tối đa rủi ro cho các công chứng viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về CÔNG CHỨNG từ THỰC TIỄN TỈNH đắk lắk (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)