Nâng cao chất lượng đội ngũ công chứng viên theo hướng chuyên nghiệp hoá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về CÔNG CHỨNG từ THỰC TIỄN TỈNH đắk lắk (Trang 63 - 69)

7. Kết cấu luận văn

3.2.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ công chứng viên theo hướng chuyên nghiệp hoá

chuyên nghiệp hoá

Với số lượng và chất lượng công chứng viên hiện có thì sẽ không đảm bảo cho hoạt động công chứng trong thời gian tới, vì số lượng việc công chứng hợp đồng, giao dịch ngày càng tăng, tính chất vụ việc và quy mô ngày càng mở rộng và phức tạp, do đó cần mở rộng quy mô đào tạo công chứng viên để có đội ngũ công chứng viên đủ về số lượng nhằm đảm bảo cho sự phát triển của

Văn phòng công chứng và chuyển đổi mô hình hoạt động của Văn phòng công chứng (phải do 02 công chứng viên trở lên thành lập và hoạt động theo loại hình công ty hợp doanh). Bên cạnh việc phát triển về số lượng công chứng viên, chất lượng công chứng viên mới là quan trọng nhất quyết định sự thành công cho chủ trương thực hiện xã hội hoá công chứng. Do vậy, công chứng viên cần được tiêu chuẩn hoá, chuyên nghiệp hoá, thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo lại để tránh bệnh kinh nghiệm chủ quan trong hoạt động công chứng; đồng thời, công chứng viên còn phải được trang bị kiến thức một cách toàn diện để theo kịp sự vận động, phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, nâng cao vai trò, vị thế của công chứng trong đời sống xã hội. Ngoài ra, tiếp tục đề xuất cơ quan có thẩm quyền trong việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chứng viên (Họcviện tư pháp - Bộ Tư pháp) cần đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng theo hướng cập nhật kiến thức mới, đặc biệt là kiến thức pháp luật và kinh tế, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp và kiến thức thực tiễn cho đội ngũ công chứng viên theo phương châm: giỏi về nghiệp vụ và có đạo đức trong hành nghề. Nâng cao chất lượng đội ngũ công chứng viên theo hướng chuyên nghiệp hoá nghĩa là không phải chỉ là người được đào tạo cơ bản về pháp luật, về nghiệp vụ công chứng, kinh nghiệm, vốn sống mà còn phải có phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp (trung thực, vô tư, khách quan, liêm khiết, nhiệt tình, trách nhiệm, ...). Vì thế việc nâng cao hiệu quả bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, trau dồi đạo đức cho đội ngũ công chứng viên là một xu thế tất yếu, tăng cường công tác giao lưu, Họchỏi kinh nghiệm trong hoạt động công chứng giữa các Văn phòng công chứng là việc nên làm thường xuyên và cần thiết để nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho các công chứng viên.

Để đảm bảo điều đó, tiến hành rà soát lại chất lượng đội ngũ công chứng viên trên địa bàn tỉnh, để tăng cường việc đào tạo, bồi dưỡng và có chính sách thích hợp trong việc khuyến khích các công chứng viên chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau trong hoạt động công chứng. Đổi mới chế độ chính sách đối với công

chứng viên, tạo động lực để công chứng viên phát huy tính tích cực, chủ động, đề cao trách nhiệm cá nhân trong hoạt động phục vụ nghề nghiệp của mình. Bên cạnh đó, công chứng viên tự rèn luyện kỹ năng nắm bắt tình hình, trao đổi thông tin, nghiệp vụ giữa các công chứng viên ở các Văn phòng công chứng với nhau thông qua các hoạt động:

Một là, tổ chức hội nghị giao ban công chứng hàng tháng thông qua Hội

công chứng để nắm bắt tình hình, trao đổi, hướng dẫn các vấn đề về nghiệp vụ công chứng cũng như cách thức, lề lối làm việc tại các đơn vị phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về công chứng.

Hai là, tổ chức các buổi tập huấn, bồi dưỡng chuyên đề để nâng cao kiến

thức, kỹ năng hành nghề cho công chứng viên, giải đáp các vướng mắc, khó khăn trong nghiệp vụ công chứng để có những chia sẻ hoặc giải pháp kịp thời, phù hợp.

Ba là, tổ chức hội thi nghiệp vụ công chứng, đây là môi trường để công

chứng viên giao lưu, Họchỏi, nêu gương tốt trong nghiệp vụ công chứng nhằm tạo động lực cho các công chứng viên Họchỏi nhau. Đồng thời, đây là kênh thông tin để cơ quan quản lý nắm bắt tình hình hoạt động của các Công chứng để có những giải pháp, định hướng trong công tác quản lý, đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp cho công chứng viên đáp ứng với tình hình thực tiễn hiện nay trên địa bàn tỉnh.

3.2.3. Tiếp tục quy hoạch và thực hiện có hiệu quả quy hoạch phát triển công chứng đến năm 2020

Thực hiện Quyết định số 2104/QĐ-TTg ngày 29/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển công chứng đến năm 2020” Theo đó, tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 quy hoạch 30 Công chứng, cụ thể:

- Giai đoạn 2011-2015: quy hoạch 19 Công chứng. - Giai đoạn 2016-2020: quy hoạch 11 Công chứng

Ngày 30/7/2013 Bộ Tư pháp có Quyết định số 1953/QĐ-BTP ban hành kế hoạch triển khai thực hiện “Quy hoạch tổng thể phát triển công chứng ở Việt Nam đến năm 2020”. Trong đó, nêu rõ những mục đích, yêu cầu, nội dung và phân công thực hiện của các đơn vị trong từng giai đoạn của Quy hoạch, cụ thể như sau:

Tổng số công

Lộ trình

chứng quy Lộ trình phát

Tên đơn vị hành phát triển

Stt hoạch trên triển giai đoạn

chính cấp huyện giai đoạn

một địa bàn 2016-2020 2011-2015 cấp huyện 1 Thành phố Buôn Ma 05 03 02 Thuột 2 Thị xã Buôn Hồ 03 02 01

3 Huyện Buôn Đôn 03 02 01

4 Huyện Cư Kuin 03 02 01

5 Thị xã Cư M’Gar 02 01 01

6 Huyện Ea Kar 03 02 01

7 Huyện Krông Pắc 01 01 01

8 Huyện Krông Ana 02 01 01

9 Huyện Ea Súp 01 01 00

10 Huyện Ea H’Leo 01 01 00

11 Huyện Krông Bông 01 01 00

12 Huyện Krông Búk 01 01 00

13 Huyện Krông Năng 02 02 00

14 Huyện Lắk 01 01 00

Song song đó, tính đến ngày 01/7/2014, tỉnh Đắk Lắk đã thực hiện chuyển giao công tác chứng thực các hợp đồng, giao dịch về bất động sản từ UBND cấp huyện, UBND cấp xã cho các công chứng thực hiện 5/15 huyện, thị xã, thành phố. Do làm tốt công tác triển khai, công tác tuyên truyền phổ biến những quy định về pháp luật công chứng nên khi áp dụng thực hiện Quyết định chuyển giao, nhận thức của cán bộ và người dân về công tác chuyển giao chuyển biến theo chiều hướng tích cực, giá trị pháp lý của văn bản công chứng dần được mọi người hiểu và đón nhận; hầu hết cán bộ và Nhân dân ngày càng đồng tình ủng hộ với chủ trương của Đảng và nhà nước về công tác chuyển giao; tại các địa phương trong tỉnh thực hiện việc chuyển giao đã tách bạch rõ hai loại việc công chứng và chứng thực, tạo an toàn pháp lý đối với các hợp đồng, giao dịch về bất động sản.

Để đáp ứng nhu cầu công chứng của người dân, nhất là khi thực hiện việc chuyển giao chứng thực hợp đồng, giao dịch từ UBND cấp huyện, UBND cấp xã sang các công chứng, đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động này và theo định hướng phát triển tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, thì Đắk Lắk cần phát triển công chứng đi đôi với xác định lộ trình, vị trí các tổ chức theo quy hoạch. Mục tiêu của quy hoạch đề ra là:

Một là, nhằm quản lý, kiểm soát, phân bố và điều tiết được sự phát triển

các công chứng trong điều kiện xã hội hoá hoạt động công chứng theo đúng định hướng mà tỉnh đã đề ra phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương và của từng vùng như là công nghiệp, nông nghiệp.

Hai là, bám sát các Tiêu chí quy hoạch, kết hợp đầy đủ, hài hoà, hợp lý

tất cả các tiêu chí quy hoạch.

Ba là, phù hợp với chủ trương và định hướng xã hội hoá hoạt động công

chứng, chủ yếu phát triển Văn phòng công chứng kết hợp với những nơi khó khăn chưa có điều kiện xã hội hoá hoạt động công chứng thì thành lập Phòng công chứng để đáp ứng yêu cầu công chứng của tổ chức, cá nhân.

Bốn là, bảo đảm tính khoa học, đồng bộ, toàn diện, khả thi, thống nhất

trên địa bàn tỉnh, làm cho các công chứng được phát triển theo nhu cầu nhưng theo đúng định hướng, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với các Công chứng trên địa bàn tỉnh.

Phát triển Công chứng theo một mạng lưới gắn kết với địa bàn dân cư, điều kiện kinh tế - xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu công chứng của cá nhân, tổ chức và thực hiện quy định pháp luật về công chứng, đảm bảo và tăng cường an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch, phục vụ hiệu quả cho quá trình xây dựng và phát triển trên địa bàn tỉnh; phát triển Công chứng công chứng phải đi đôi với tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng. Công chứng là một hoạt động đặc biệt, gắn liền với trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch, nên việc thực hiện xã hội hoá lĩnh vực này phải có bước đi phù hợp theo quy hoạch và lộ trình cụ thể nhằm đảm bảo cho sự phát triển hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả cao, đúng với chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước và định hướng phát triển chung của tỉnh.

Thực hiện tốt công tác quy hoạch phát triển các Công chứng sẽ tạo ra hành lang pháp lý, định hướng đúng đắn cho các Công chứng có mặt đều khắp 15 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh để đáp ứng được nhu cầu công chứng của cá nhân, tổ chức. Đây cũng là một trong những cách thức đưa dịch vụ công đến với Nhân dân trong điều kiện cho phép, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đến với dịch vụ công trong mọi lĩnh vực nói chung và lĩnh vực công chứng nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về CÔNG CHỨNG từ THỰC TIỄN TỈNH đắk lắk (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)