Xây dựng và hoàn thiện hệ thống vănbản quản lý nhà nước về công chứngtrên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về CÔNG CHỨNG từ THỰC TIỄN TỈNH đắk lắk (Trang 61 - 63)

7. Kết cấu luận văn

3.2.1. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống vănbản quản lý nhà nước về công chứngtrên

khả thi trên địa bàn tỉnh.

3.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường Quản lý nhà nước về côngchứng từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk chứng từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk

3.2.1. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước vềcông chứng trên địa bàn tỉnh công chứng trên địa bàn tỉnh

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo một hành lang pháp lý an toàn trước hết là cho các giao dịch dân sự nói chung, hơn thế tiên liệu được hướng phát triển để có thể có xây dựng được một hệ thống văn bản quản lý phù hợp với thực tiễn, điều chỉnh tất cả các mặt liên quan đến các công chứng và các hoạt động công chứng. Xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật về công chứng phải xác định phạm vi, nội dung phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế và khu vực. Đây là điều kiện quan trọng, mang tính quyết định đối với tính khả thi, sự thành công của quá trình xã hội hoá công chứng ở Việt Nam nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng. Xây dựng được tổ chức xã hội nghề nghiệp trên cơ sở "xã hội hoá " triệt để hoạt động công chứng thông qua các tổ chức này Nhà nước thực hiện công tác quản lý nhà nước. Thực hiện quản lý gián tiếp (thông qua tổ chức xã hội nghề nghiệp) về tổ chức bộ máy, nhân sự của các công chứng trên nguyên tắc kết hợp quản lý nhà nước với phát huy vai trò tự quản của tổ chức xã hội nghề nghiệp, bảo đảm việc tuân theo pháp luật, quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của công chứng viên, không can thiệp sâu vào công tác chuyên môn, nghiệp vụ của công chứng viên các nhiệm vụ này do tổ chức xã hội nghề nghiệp thực hiện và sự điều chỉnh của pháp luật về chuyên môn, đạo đức hành nghề.

Ngay sau khi Luật Công chứng năm 2006, Luật Công chứng sửa đổi năm 2014 và các văn bản hướng dẫn được ban hành, Sở Tư pháp tỉnh Đắk Lắk đã tích cực tham mưu UBND tỉnh triển khai thi hành khá đồng bộ trên địa bàn tỉnh. Với vai trò là cơ quan tham mưu giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước đối với lĩnh vực công chứng tại địa phương, Sở Tư pháp không ngừng nghiên cứu, vận dụng các chủ trương đúng đắn của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực công chứng và xã hội hoá công chứng, áp dụng phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh, Sở Tư pháp đã chủ động tham mưu UBND tỉnh trong việc đẩy mạnh phân cấp cho UBND cấp huyện, UBND cấp xã và các sở, ngành tỉnh có liên quan cùng tham gia trong việc quản lý nhà nước đối với công chứng mà lẽ ra đây là nhiệm vụ của Sở Tư pháp; ban hành quy chế phối hợp với các ngành, cơ quan khối Nội chính (cơ quan tố tụng) (Công an, Toà án, Viện kiểm sát, Thi hành án dân sự) trong việc ngăn chặn đương sự tẩu tán tài sản trước và sau khi bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật.

Thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp, Sở Tư pháp tỉnh Đắk Lắk tiếp tục tham mưu UBND tỉnh các văn bản quy phạm pháp luật để cụ thể hoá chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp, trong đó có nội dung chuyển giao thẩm quyền chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất từ UBND cấp huyện, UBND cấp xã sang các công chứng trên phạm vi toàn tỉnh nhằm bảo vệ tốt quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, bảo đảm an toàn pháp lý cho các giao dịch, góp phần tăng cường quản lý xã hội bằng pháp luật, pháp chế XHCN. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, người dân có quyền lựa chọn công chứng tại công chứng hoặc chứng thực tại UBND cấp xã. Tuy nhiên, tỉnh Đắk Lắk đã ban hành quyết định thực hiện việc chuyển giao thẩm quyền chứng thực hợp đồng, văn bản từ UBND cấp xã sang các công chứng. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk vẫn tiếp tục thực hiện chủ trương

trên đảm bảo sự ổn định, không đặt vấn đề chuyển giao lại cho UBND cấp xã, tránh xáo trộn và gây khó khăn cho người dân trong yêu cầu công chứng, chứng thực tại địa phương.

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý đối với Công chứng sẽ tạo một hành lang pháp lý an toàn trước hết là cho các giao dịch dân sự nói chung và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng cho cá nhân, tổ chức có nhu cầu công chứng. Bên cạnh đó, việc hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý giúp Công chứng có được định hướng về tổ chức và hoạt động phát triển đúng, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, theo kịp với sự thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế nước ta nói chung và của tỉnh Đắk Lắk nói riêng. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý đối với Công chứng ở Đắk Lắk còn phải xác định phạm vi, nội dung cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của khu vực và hội nhập quốc tế, đây là điều kiện quan trọng mang tính quyết định đối với tính đồng bộ, thống nhất, khả thi trên địa bàn và phù hợp với chủ trương xã hội hoá lĩnh vực công chứng mà Đảng và Nhà nước ta đã xác định. Tỉnh Đắk Lắk tiếp tục đẩy mạnh vai trò tham mưu trong việc thực hiện xã hội hoá lĩnh vực công chứng góp phần tích cực nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về chủ trương xã hội hoá công chứng, về vai trò, ý nghĩa của hoạt động công chứng trong nền kinh tế thị trường; đáp ứng nhu cầu công chứng của người dân, đóng góp nguồn thu ngân sách cho Nhà nước và sự đóng góp tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về CÔNG CHỨNG từ THỰC TIỄN TỈNH đắk lắk (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)