7. Kết cấu luận văn
3.2.6. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quan điểm của Đảng và pháp
điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công chứng
Có thể nói phổ biếngiáo dục pháp luật là hoạt động truyền tải nội dung pháp luật bằng các hình thức phù hợp, nhằm nâng cao hiểu biết, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của Nhân dân trên địa bàn tỉnh về pháp luật công chứng.
Trong những năm qua, các cấp uỷ đảng, chính quyền, các ngành của tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo, tổ chức triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật có trọng tâm, trọng điểm, gắn với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Công tác phổ biến giáo dục pháp luật đã đạt được nhiều kết quả quan trọng như hầu hết các văn bản quy phạm pháp luật về công chứng đã được phổ biến bằng nhiều hình thức phong phú, phù hợp với từng đối tượng và địa bàn, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu pháp luật của công chức và Nhân dân trên địa bàn tỉnh. Từ đó, sự hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của công chức và Nhân dân được nâng cao, góp phần tích cực vào việc giữ vững an ninh, chính
trị, trật tự an toàn xã hội và tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật. Vì vậy, giải pháp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật lĩnh vực công chứng trên địa bàn tỉnh là vấn đề cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.
Để đưa pháp luật về công chứng vào cuộc sống, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đảm bảo an toàn trong các hợp đồng, giao dịch của người dân. Bên cạnh những hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải công chứng, cần khuyến khích người dân khi thực hiện các giao dịch tự do nên thực hiện thông qua công chứng để đảm bảo an toàn pháp lý cho các bên tham gia giao dịch, hạn chế những rủi ro, tranh chấp xảy ra về sau. Do vậy, các cơ quan quản lý nhà nước về công chứng cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công chứng cho người dân để họ hiểu, từ đó nâng cao nhận thức của người dân về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động công chứng đối với an toàn giao dịch và phát triển kinh tế - xã hội thông qua nhiều hình thức như các diễn đàn, hội nghị, hội thảo, trên các phương tiện thông tin đại chúng, phát hành các ấn phẩm, tài liệu và thông qua hiệu quả của chính hoạt động của Công chứng. Chú trọng tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng còn khó khăn về công chứng.
Bên cạnh đó, thực hiện Luật Công chứng năm 2006, Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, Thông tư số 03/2008/TT- BTP ngày 25/8/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số Điều của Nghị định 79/2007/NĐ-CP, từ năm 2010, tỉnh Đắk Lắk đã thực hiện việc chuyển giao công tác chứng thực các hợp đồng, giao dịch về bất động sản từ UBND cấp huyện, UBND cấp xã cho các công chứng cho 03 địa phương (thành phố Buôn Ma Thuột , Buôn Hồ, Krông Pắc, ); đến năm 2013, tỉnh tiếp tục thực hiện việc chuyển giao ở 2 địa phương (huyện Ea Kar, huyện Cư Kuin). Đến thời điểm hiện nay, đã thực hiện việc chuyển giao 5 địa phương trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên, có một số quy định của pháp luật chưa đồng bộ (kể từ khi
thực hiện Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành) nên người dân còn lấn cấn trong việc lựa chọn nơi công chứng các hợp đồng, giao dịch có liên quan đến bất động sản. Do đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên địa bàn tỉnh rất cần thiết, góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong việc thực hiện pháp luật về công chứng.Sở Tư pháp tham mưu UBND tỉnh bàn hành quyết định ổn định sự chuyển giao không chuyển giao ngược lại.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về những chính sách, chủ trương liên quan đến lĩnh vực công chứng bằng nhiều hình thức khác nhau như niêm yết tại UBND cấp xã, tại các công chứng giúp người dân dễ tiếp cận, nắm bắt thông tin; phối hợp với cơ quan thông tin truyền thông đại chúng như báo, đài phát thanh tuyên truyền đến từng ấp, khu phố, vùng sâu, vùng xa để người dân nhận thức được tầm quan trọng của công chứng, giúp người dân nâng cao nhận thức, lựa chọn nơi công chứng cho phù hợp theo đúng chủ trương xã hội hoá hoạt động công chứng.
Thực hiện việc chuyển giao công tác chứng thực các hợp đồng, giao dịch về bất động sản từ UBND cấp huyện, UBND cấp xã cho các công chứng, một số nơi còn tồn tại nhiều vướng mắc như nhận thức trong ngay chính đội ngũ công chức của UBND cấp xã còn hạn chế, sợ ít việc, mất thu nhập dẫn đến việc tuyên truyền trong người dân địa phương còn hạn chế, do vậy, việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến cho chính đội ngũ công chức xã để họ thấy được tính đúng đắn chủ trương xã hội hoá hoạt động công chứng của Đảng và Nhà nước, góp phần xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Trong thời gian gần đây, việc chuyển giao công tác chứng thực trên toàn tỉnh, bên cạnh những thuận lợi đạt được đã gặp không ít khó khăn về nhận thức của người dân và cả công chức cấp xã, một số nơi do điều kiện đi lại khó khăn, nên người dân không muốn đến Tổ chức hành nghề chứng nếu có nhu cầu. Do vậy, Sở Tư pháp đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền giúp người dân hiểu được
việc công chứng tại Công chứng sẽ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ, đảm bảo an toàn pháp lý của các hợp đồng, giao dịch khi có tranh chấp xảy ra.
3.2.7. Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra của Sở Tư pháp đối với các công chứng
Từ thực trạng đã phân tích ở Chương 2 cho thấy, để nâng cao hiệu quả hơn nữa trong công tác quản lý nhà nước về công chứngtrên địa bàn tỉnh, bên cạnh việc tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật xuống tận cơ sở, Sở Tư pháp cần phải tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện Luật công chứng và các văn bản hướng dẫn thi hành của các Công chứng để kịp thời phát hiện những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn, từ đó có những giải pháp giải quyết phù hợp, kịp thời.
Ngoài ra, tăng cường tính chuyên nghiệp, hiệu quả, an toàn trong công tác tiếp nhận các phản ánh cũng như những thông tin ngăn chặn cho hoạt động công chứng, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tiếp cận các thông tin do Sở Tư pháp tiếp nhận từ các cơ quan tố tụng, có thể kết nối, trao đổi thông tin giữa các Công chứng với nhau và giữa các Văn phòng công chứng với Phòng công chứng và với cơ quan quản lý nhà nước (Sở Tư pháp).
Xây dựng quy chế, kế hoạch thanh tra, kiểm tra riêng cho các Công chứng phù hợp với đặc thù chuyên môn nghề nghiệp theo hướng mở rộng thành phần cũng như thẩm quyền của đoàn thanh tra, kiểm tra. Mặt khác, do hoạt động công chứng mang tính chất chuyên môn nghiệp vụ cao nên về lâu dài có thể xây dựng cơ chế thanh tra, kiểm tra theo hướng tự quản, tức là việc thanh tra, kiểm tra do công chứng viên giữa các Công chứng với nhau, kiểm tra lẫn nhau, nếu được như vậy, có thể khai thác được yếu tố chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác thanh tra, kiểm tra và giảm áp lực cho hệ thống thanh tra, kiểm tra của các cơ quan hành chính nhà nước. Để hoạt động thanh tra, kiểm tra có ý nghĩa thiết thực nên nâng thẩm quyền của đoàn thanh tra, kiểm tra. Việc thanh tra, kiểm tra được thực hiện định kỳ hàng năm hoặc đột xuất, nếu có sai phạm
xảy ra, kịp thời phát hiện và kịp thời giải quyết và thông báo công khai cho các Công chứng với nhau để rút kinh nghiệm và tránh sai phạm tương tự.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Từ thực trạng quản lý nhà nước đối với các Công chứng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân, Chương 3 tập trung nghiên cứu, giải quyết đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nýớc đối với Công chứng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk như sau:
Một là, xác định mục tiêu, yêu cầu hoàn thiện quản lý nhà nước đối với
các Công chứng trên địa bàn tỉnh.
Hai là, các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác Quản lý nhà nước
về công chứng từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk như: hoàn thiện hệ thống vãn bản quản lý Công chứng trên địa bàn tỉnh, nâng cao chất lượng, đội ngũ công chứng viên theo chuyên chuyên nghiệp hoá; tiếp tục quy hoạch và thực hiện có hiệu quả quy hoạch phát triển công chứng đến năm 2020; Vai trò của Hội công chứng viên tỉnh Đắk Lắk; xây dựng cơ sở dữ liệu ngăn chặn cho công chứng; bổ sung số lượng và nâng cao năng lực đội ngũ làm công tác quản lý nhà nước về công chứng; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quan điểm của Ðảng và pháp luật của Nhà nước về công chứng; nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra của Sở Tư pháp đối với các Công chứng; tìm nguồn công chứng viên cho các Vãn phòng công chứng thực hiện chuyển đổi có lộ trình mô hình Phòng công chứng và Văn phòng công chứng theo quy định của pháp luật.
PHẦN KẾT LUẬN
Công chứng được thành lập đóng vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng, phát triển và ổn định của mọi thành phần kinh tế, với chủ trương xã hội hoá dịch vụ công nói chung, xã hội hoá hoạt động công chứng nói riêng là vấn đề khá mới mẻ ở Việt Nam nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng. Tuy nhiên, với quyết tâm cao của Ðảng bộ và Nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã quyết tâm thực hiện có hiệu quả, chất lượng trong công tác quản lý nhà nước đối với các Vãn phòng công chứng trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở quy định của các văn bản ở Trung ương, tỉnh Đắk Lắk đã xây dựng hệ thống pháp luật về công chứng ở địa phương tương đối đầy đủ, thống nhất và phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương; thực hiện có hiệu quả công tác chuyển giao công tác chứng thực từ UBND cấp huyện, cấp xã sang các công chứng; công tác quy hoạch phát triển các công chứng được thực hiện tốt. Tuy nhiên, địa phương cũng gặp không ít khó khăn trong quản lý hoạt động công chứng như chưa nhận được sự đồng tình, ủng hộ của người dân trong việc thực hiện xã hội hoá về công chứng; điều kiện đi lại khó khăn do đặc điểm địa hình của tỉnh nên công tác chuyển giao công tác chứng thực các hợp đồng giao dịch sang các công chứng còn nhiều vướng mắc; năng lực công chứng viên cũng như đội ngũ làm công tác quản lý hoạt động công chứng còn hạn chế.
Qua lý luận và thực tiễn công tác quản lý nhà nước đối với Văn phòng công chứng ở nước ta nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng, các cấp, các ngành, các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cần phải quán triệt đầy đủ hơn nữa về thẩm quyền, trách nhiệm của mình trong công tác thực thi pháp luật về công chứng; tuyên truyền, phổ biến, đẩy mạnh thực hiện các giải pháp thiết thực, hiệu quả theo đúng quy định của pháp luật về phát triển tổ chức và hoạt động công chứng góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với Văn phòng công chứng trên địa bàn tỉnh./.
1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Chính trị (2010), Nghị quyết của Bộ Chính trị về về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.
Bộ Tư pháp (1987), Thông tư số 574/QLTPK ngày 10/10/1987 của Bộ Tư pháp hướng dẫn công tác Công chứng nhà nước.
Bộ Tư pháp (1991), Thông tư số 276/TT-CC ngày 20/04/1991 của Bộ Tư pháp hướng dẫn công tác Công chứng nhà nước.
Bộ Tư pháp (2007), Công văn số 2447/2007/BTP- HCTP ngày 04/6/2007
của Bộ tư pháp về việc triển khai thực hiện Nghị định số 79/2007/NĐ-CP.
Bộ Tư pháp (2007), Công văn số 4016/BTP-HCTP ngày 24/9/2007 kiểm tra việc triển khai thực hiện Nghị định số 79/2007/NĐ-CP.
Bộ Tư pháp (2008), Công văn số 3745/2008/BTP- BTTP ngày 25/8/2008 về việc chuyển giao, chứng nhận hợp đồng giao dịch sang các tổ chức hành nghề công chứng.
Bộ Tư pháp (2008), Thông tư số 03/2008/TT-BTP ngày 25/8/2008 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP.
Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp (2008), Thông tư liên tịch số 92/2008/TTLT- BTC-BTP ngày 17/10/2008 hướng dẫn mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp bản sao, lệ phí chứng thực.
Bộ Tư pháp, Bộ Nội Vụ (2009), Thông tư liên tịch số 01/2009/TTLT-BTP-
BNV ngày 28/4/2009 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở tư pháp thuộc UBND cấp tỉnh, phòng tư pháp thuộc UBND cấp huyện và công tác tư pháp của UBND cấp xã..
Bộ Tư pháp (2010), Công văn số 1213/2010/BTP-HCTP ngày 29 tháng 4 năm 2010 về việc chuyển giao thẩm quyền chứng thực hợp đồng, giao dịch sang tổ chức hành nghề công chứng.
Bộ Tư pháp (2010), Báo cáo về việc sơ kết 2 năm thực hiện Luật công chứng 2006 và Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký.
Bộ Tư pháp (2010), Báo cáo tổng kết công tác Tư pháp năm 2010 và
13. 14. 15. 16. 17. 18. 19. 20. 21. 22. 23. 24. 25. 26.
Bộ Tư pháp (2011), Quyết định số 90/ QĐ- BTP ngày 25 tháng 01 năm 2011 về việc Ban hành chương trình công tác của Ngành Tư pháp năm 2011.
Bộ Tư pháp (2011), Thông tư số 08/2011/TT-BTP ngày 25/4/2011 về biểu mẫu thống kê trong ngành tư pháp.
Bộ Tư pháp (2011), Thông tư số 11/2011/TT-BTP ngày 27/6/2011 của Bộ
tư pháp hướng dẫn thực hiện một số nội dung về công chứng, công chứng viên, tổ chức và hoạt động công chứng, quản lý nhà nước về công chứng.
Bộ Tư pháp (2011) , Báo cáo kết quả công tác Tư pháp 6 tháng đầu năm
và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện công tác 6 tháng cuối năm 2011.
Bộ Tư pháp (2011), Thông tư số 19/2011/TT-BTP ngày 31/10/2011 của Bộ
Tư pháp Sửa đổi, bổ sung một số quy định về thủ tục hành chính của Thông tư số 05/2008/TT-BTP ngày 23 tháng 9 năm 2008, Thông tư số 03/2008/TT-BTP ngày 25 tháng 8 năm 2008 và Thông tư số 01/2010/TT- BTP ngày 09 tháng 02 năm 2010 của Bộ Tư pháp.
Bộ Tư pháp (2011), Báo cáo kết quả công tác Tư pháp năm 2011 và nhiệm
vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện công tác năm 2012.
Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp (2012), Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT- BTC-BTP, ngày 19/01/2012 giữa Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí công chứng..
Bộ tư pháp (2012), Quyết định số 172/QĐ- BTP ngày 20 tháng 01 năm 2012 về việc Ban hành Chương trình công tác của Ngành Tư pháp năm 2012.
Bộ Tư pháp (2012), Báo cáo kết quả công tác Tư pháp 6 tháng đầu năm và
nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện công tác 6 tháng cuối năm 2012. Bộ