Bối cảnh lịch sử xã hội và tôn giáo tại Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự HÌNH THÀNH và PHÁT TRIỂN của THIỀN PHÁI lâm tế CHÚC THÁNH tại TỈNH ĐỒNG NAI và bà rịa – VŨNG tàu (Trang 45 - 48)

2.1. Bối cảnh lịch sử xã hội và tôn giáo tại Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn thế kỷ 18-20 giai đoạn thế kỷ 18-20

2.1.1. Bối cảnh lịch sử xã hội

Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh được chúa Nguyễn Phúc Chu (1691 -1725) cử vào kinh lược xứ Đàng Trong đã thành lập dinh Trấn Biên. Năm 1808 (Năm Gia Long thứ 7), dinh Trấn Biên được đổi thành trấn Biên Hòa, huyện Phước Long thuộc dinh Trấn Biên được nâng lên thành phủ Phước Long, các tổng được nên lên thành huyện. Trấn Biên Hòa là một trong năm trấn dưới thời Gia Long thuộc Gia Định Thành. Trấn Biên Hòa (1808 – 1832) hay tỉnh Biên Hòa (1832- 1861) có địa giới hành chính rất rộng với tổng diện tích 17.000km2, bao gồm vùng đất các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Bình Dương, và một phần của Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay.Tỉnh Biên Hòa được thành lập 1832 và là 1 trong 6 tỉnh của Nam Kỳ (Nam Kỳ lục tỉnh).

Năm 1876, tỉnh Biên Hòa bị Pháp cắt thành 3 khu, còn gọi là hạt tham biện: Biên Hòa, Thủ Dầu Một và Bà Rịa. Ngày 1/1/1900 hạt tham biện Biên Hòa được nâng lên thành tỉnh Biên Hòa. Thời kỳ này tỉnh Biên Hòa gồm có vùng đất các tỉnh Đồng Nai, một phần của tỉnh Bình Phước và tỉnh Bình Dương.Năm 1939, tỉnh Biên Hòa có 5 quận: Châu Thành, Long Thành, Xuân Lộc, Tân Uyên, Núi Bà Rá.Năm 1956, dưới thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã tách tỉnh Biên Hòa Thành 3 tỉnh: Biên Hòa, Long Khánh, Phước Long.Năm 1976, tỉnh Biên Hòa được sáp nhập với Bà Rịa (kể cả đặc khu Vũng Tàu) (tức tỉnh Phước Tuy của Việt Nam Cộng Hòa) và Long Khánh thành tỉnh Đồng Nai mới. Đến năm 1991, địa bàn tỉnh Phước Tuy cũ lại được tách ra để tái lập tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Vùng đất tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu vào thế kỷ thứ 19 đến cuối thế kỷ 20 vẫn còn hoang sơ, rừng núi rậm rạp, người Việt sinh sống xen lẫn

người Khmer, người S’tiêng, Châu Ro, và người Hoa (Minh Hương), Thời Pháp vùng đất Bà Rịa – Vũng Tàu được khai thác trồng cao su và Vũng Tàu làm nơi nghỉ dưỡng, du lịch.

2.1.2. Tình hình Phật giáo giai đoạn này

Năm 1964, hòa thượng Thiện Hòa (1907 – 1978) với danh nghĩa Trị sự trưởng Tăng Già Nam Việt xin khai hoang 100 héc-ta đất hoang tại gần chân núi Thị Vải thuộc xã Phú Mỹ, quận Long Lễ, tỉnh Phước Tuy (nay phường Phú Mỹ, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). Mục đích của ngài là xây dựng nơi đây thành Đại già lam và trường Phật học Đại Tòng để đào tạo tăng ni với quy mô lớn. Ngài đã kêu gọi tăng ni các các tỉnh thành về đây cùng khai hoang đất. Tùy vào sức mỗi Tăng ni khai hoang đất được bao nhiêu thì được quyền sử dụng bấy nhiêu. Trong giai đoạn này, khu vực Đại Tòng Lâm chủ yếu là rừng núi, người dân thưa thớt chưa có nhiều người đến sinh sống. Theo lời kêu gọi của hòa thượng Thiện Hòa, chư tăng ni từ miền Trung vào Sài Gòn tu học tại Phật học viện Huệ Nghiêm sau khi tốt nghiệp đã hướng ra khu vực Đại Tòng Lâm để lập am thất và hành đạo, cũng có vị từ miền Trung, miền Nam qua sự giới thiệu của huynh đệ, bạn bè cũng vào vùng đất này để sinh sống và hằng pháp. Ban đầu tăng ni đến vùng này tự khai khẩn đất hoang, làm nương rẫy, trồng hoa màu, cuộc sống tự cung tự cấp. Có một số tăng ni làm nhang, làm tương, chao… để đổi lấy tiền trang trải việc chùa.

Tiếp nối hòa thượng Thiện Hòa, có hòa thượng Đồng Huy – Trí Thắng năm 1970 đã xin phép chính quyền địa phương khai hoang 100 héc-ta đất từ quốc lộ 51 đến chân núi Thị Vải, thành lập làng Vạn Hạnh dành cho chư tăng ni, Phật tử đến khai hoang canh tác. Với uy đức và giới hạnh của hòa thượng đã quy tựu Tăng ni về khu vực này rất đông tạo thành một quần thể cơ sở tự viện phát triển không thu kém gì khu tự viện tại khu vực Đại Tòng Lâm.

Tại khu vực núi Dinh cách núi Thị Vải khoảng 15km về hướng Đông nam, Hòa thượng Minh Hùng thuộc hệ phái Khất sỹ Sơn Lâm đã xin 100 héc-ta đất quanh khu vực núi Dinh để khai thác trồng rừng, các du tăng của hệ phái Khất sỹ từ các tỉnh miền tây về đây tu tập rất đông, cùng với ngài khai thác canh tác, tạo

thành một quần thể cơ sở tự viện hệ phái Khất sỹ, chủ yếu là khất sỹ Sơn Lâm không có sinh hoạt trong giáo đoàn hệ phái Khất sỹ Việt Nam. Hiện tại khu vực này có trên 1000 tăng ni và 84 cơ sở tự viện hợp thức hóa.

Khu vực Đại Tòng Lâm, làng Vạn Hạnh có sông Thị Vải và núi Thị Vải cao khoảng 500m so với mặt nước biển. Nơi đây đất đai màu mở, phong cảnh hữu tình rất thích hợp để dưỡng tâm tu trí nên đã thu hút tăng ni các nơi về đây. Tăng ni ngoài các thời khóa tu học thời gian còn lại tham gia canh tác, sản xuất, cải thiện đời sống. Áp dụng theo lời Tổ Bách Trượng dạy: Nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực (một ngày không làm, một ngày không ăn). Phật tử quanh vùng khi xong việc nhà cũng đến phụ giúp nhà chùa canh tác, trồng hoa màu. Thời gian rảnh rỗi học Phật pháp với chư tăng ni. Ngoài ra, Phật tử trong vườn trồng có trái cây, hoa màu thường mang đến cúng dường cho nhà chùa để gieo trồng phước đức.

Trước năm 1975, các cơ sở tự viện ở đây còn thưa thớt, sau năm 1975 đất nước được giải phóng, các vị tăng sỹ từ miền Trung xuôi vào Nam để tu học và hoằng hóa ngày càng nhiều, đã đến sinh sống và định cư tại tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu từ đó tình hình Phật giáo càng thêm khởi sắc. Cho đến ngày nay, tình hình lập am thất để tu hành của tăng ni không hề thuyên giảm mà ngày càng nhiều hơn. Một mặt, Tăng ni trẻ ngày nay thích được tự do, không thích bị gò bó trong các ngôi chùa lớn. Một mặt được sự ủng hộ của chính quyền địa phương nơi đây tạo điều kiện tốt cho Tăng ni tu học, không giống các địa phương khác có sự kỳ thị giữa tăng ni và người thế tục. Chư tăng ni đến vùng đất này lập am thất tu thường mang nhiều lợi ích cho chính quyền địa phương như các công tác từ thiện và an ninh trật tự. Tăng Ni dù ích dù nhiều cũng có tín đồ Phật tử ủng hộ mới có điều kiện ra lập am thất, Ủy Ban Mật Trận Tổ Quốc và Hội chữ Thập đỏ địa phương thường đến kêu gọi, vận động tăng ni ủng hộ phát quà từ thiện, xây nhà tình thương ủng hộ người nghèo.

Và vùng đất này tăng ni đông nên giới luật cũng trang nghiêm hơn, nếu có vị nào phạm giới là cả cộng đồng Phật giáo điều biết, khó cộng trú và sinh hoạt chung được dài lâu và cũng nhờ có cộng đồng mà mọi người hỗ trợ nhau kịp thời

trong những lúc khó khăn. Điều này cũng tạo nên tâm lý an tâm cho các tăng ni đến sinh sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự HÌNH THÀNH và PHÁT TRIỂN của THIỀN PHÁI lâm tế CHÚC THÁNH tại TỈNH ĐỒNG NAI và bà rịa – VŨNG tàu (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)