ở 2 tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu
2.3.1. Những ngôi chùa đầu tiên
Tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu là những tỉnh thuộc vùng đồng bằng miền Đông Nam bộ. Ngay ngày đầu khai hoang vùng đất này đã có dấu chân của các thiền sư đến hoằng pháp. Chủ yếu là các thiền sư dòng thiền Lâm Tế Gia Phổ và Lâm Tế Liễu Quán. Dòng Lâm Tế Gia Phổ với các Tổ đình Đại
Giác, Thanh Long, Long Thiền, Bửu Phong v.v... phát triển mạnh tại tỉnh Đồng Nai. Dòng Lâm Tế Liễu Quán phát triển tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với với các tổ đình Châu Viên Sơn Tự (Phước Hải, huyện Đất Đỏ, Bà Rịa – Vũng Tàu), chùa Long An, chùa Bửu An, chùa Long Hưng, chùa Bửu Long do thiền sư Bảo Tạng (1818 – 1862) từ Bình Thuận đến giáo hóa.
Năm 1885, có hòa thượng Đồng Đế - Hải Hội – Chánh Niệm (1834 – 1905) (Phú Yên) vào vùng đất Bà Rịa trụ trì chùa Long Hòa (nay thuộc xã An Ngãi, huyện Long Điền tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). Ngài thuộc dòng Thiền Lâm Tế Chúc Thánh Chánh Tông đời thứ 40.
Cuối thế kỷ 20, chư Tăng dòng Lâm Tế Chúc Thánh đã đến vùng đất này ngày càng nhiều. Tỉnh Đồng Nai có hòa thượng Thị Đức – Hạnh Phương – Kiến Tánh (đệ tử hòa thượng Như Quang – Trí Minh tại chùa Pháp Bảo, Hội An) được Phật tử thỉnh về trụ trì chùa Bửu Lâm; Hòa thượng Như Nghĩa – Giải Quảng (đệ tử hòa thượng Chơn Sử – Khánh Tín (1896 – 1992) chùa Thọ Sơn, Quảng Ngãi) trụ trì chùa Quảng Hiệp; Hòa thượng Đồng Trí – Bảo Huệ trụ trì chùa Long Thọ; Hòa thượng Đồng Giác – Tịnh Giác khai sơn chùa Tịnh Quang (cả hai vị là đệ tử của Hòa thượng Thị Năng – Trí Hữu chùa Linh Ứng, Ngũ Hành Sơn).
Tại tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu có Hòa thượng Đồng Huy – Trí Thắng (đệ tử Hòa thượng Thị Lạc – Hưng Từ chùa Pháp Hội, Bình Thuận) khai sơn chùa Vạn Hạnh; Hòa thượng Quảng Hạnh khai sơn chùa Đức Sơn tại phường Hắc Dịch, thị xã Phú Mỹ và khai sơn chùa Từ Nghiêm, phường Phú Mỹ, thị xã Phú Mỹ. Hòa thượng Minh Đạt (khu Đại Tòng Lâm, nguyên Chánh đại diện huyện Châu
Thành (gồm huyện Long Thành và Thị xã Phú Mỹ ngày nay). Hòa thượng Như
Tri – Giải Thiện – Hải Minh trụ trì chùa Huệ Minh; Thượng tọa Như Đức – Giải Toàn – Hải Châu trụ trì chùa Bửu Thiên.
Ngoài ra, chư Ni là đệ tử của Sư bà Như Hường chùa Bảo Thắng (Hội An) và Sư bà Hồng Tư chùa Tịnh Nghiêm (Quảng Ngãi) cũng đến đây lập nhiều cơ sở tự viện. Từ đó, sinh hoạt của các chùa trong tông môn ngày càng khắng khít. Điều này được thể hiện trong những lần họp mặt ngày giỗ tổ 11 tháng 7 âm lịch
tại chùa Bửu Lâm (huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) và ngày 16 tháng 1 âm lịch tại chùa Bửu Thiên do Hòa thượng Thị Đức – Hạnh Phương - Kiến Tánh chủ trì.
2.3.2. Những danh tăng thời kỳ đầu
Hòa thượng Đồng Trí – Thanh Minh – Bảo Huệ (1935–1985):
Hòa thượng Bảo Huệ thế danh Nguyễn Đình Khả, sinh ngày 15 tháng 10 năm Ất Hợi (1935) tại xã Bình Triều, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Thân phụ là cụ ông Nguyễn Đình Phường và thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Ngọ, Ngài có 5 chị em ba trai, hai gái, ngài là con thứu nhì. Trong những năm 50 – 60 của thế kỷ 20, phong trào chấn hưng Phật giáo diễn ra khắp các vùng nông thôn miền trung. Chùa Phước Ấm ở Bình Triệu là nơi sinh hoạt tu tập của tín đồ Phật tử. Các vị giảng sư của Giáo hội Tăng Già Quảng Nam như ngài Như Huệ (1934), ngài Như Vạn (1930 -1980) từ Hội An đến sinh hoạt hướng dẫn gia đình Phật tử. Ngài cũng thường xuyên lui tới sinh hoạt. Năm Mậu Tuất (1958), thuận duyên đã đến, ngài xuất gia tu học tại chùa Linh Ứng với Hòa thượng Thích Trí Hữu (1913 – 1975), pháp danh Đồng Trí, tự Thanh Minh. Sau một thời gian hành điệu ở chùa, ngài được Bổn sư cho theo học các lớp Phật học tại chùa Phổ Đà (Đà Nẵng) và Phật học viện Phước Hòa (tỉnh Vĩnh Bình xưa) tại miền Tây Nam bộ. Năm Nhâm Dần (1962), ngài thọ đại giới và được Hòa thượng Bổn sư ban pháp hiệu Bảo Huệ, nối dòng pháp đời 43 dòng Thiền Lâm Tế, thế hệ thứ 10 thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh. Lúc bấy giờ, ngài được 28 tuổi. Sau khi thọ đại giới (Tỳ kheo) ngài được Phật tử mời về trụ trì chùa Quảng Sơn quận Hoài Đức, tỉnh Bình Tuy (nay là xã Đức Hạnh, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận).
Năm Quý Mão (1963), phong trào đấu tranh chống chế độ kỳ thị tôn giao của Ngô Đình Diệm (1901 – 1963) diễn ra khắp nơi. Ngài đã đứng lên lãnh đạo Phật giáo đồ Bình Tuy tranh đấu đòi quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo. Năm Giáp Thìn (1964), Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất tỉnh Bình Tuy được thành lập, ngài được mời làm Chánh đại diện Phật giáo quận Hoài Đức. Cũng
trong năm này, ngài khai sơn chùa Quang Minh tại xã Võ Xu, quận Hoài Đức, để cho những Phật tử di dân có nơi tu học.
Năm Ất Tỵ (1965), ngài xây dựng làng định cư Phật giáo La Ngà. Cũng trong năm này ngài bị bắt lên chiến khu Lê Hồng Phong nhưng ngài trốn thoát và tiếp tục về lãnh đạo Giáo hội.
Năm Bính Ngọ (1966), ngài được Viện Hóa Đạo thuyên chuyển đảm nhiệm Chánh đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tỉnh Long Khánh, kiêm trụ trì chùa Long Thọ. Cũng trong năm này, Phật giáo đồ lại tiếp tục tranh đấu với chính phủ Thiệu – Kỳ để đòi hỏi những nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Một lần nữa ngài lại dấn thân đi đầu và bị bắt đày đi Côn Đảo 3 năm.
Năm Kỷ Dậu (1969), Ngài được trả tự do trở về chùa Long Thọ. Trong thời gian này, ngài tiến hành xây dựng khu Phật giáo Gia Kiệm. Năm 1975, ngài lại bị bắt ở tù và giam tại trại K3 Long Khánh. Ngài viên tịch vào ngày 17 tháng 7 năm Ất Sửu (1985) tại trại giam Long Khánh, hưởng dương 51 tuổi. Bảo tháp được lập tại chùa Long Thọ, Long Khánh.
Hòa thượng Đồng Giác – Tịnh Giác (1942–2005):
Hòa thượng Tịnh Giác thế danh Nguyễn Tấn Sinh, sinh ngày 10 tháng 4 năm Nhâm Ngọ (1942) tại thôn An Ninh Thượng, xã Kim Long, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên. Năm Nhâm Thìn (1952), Ngài xuất gia với hòa thượng Trí Hữu (1913 – 1975) tại chùa Thủy Biểu, Thừa Thiên – Huế.
Năm 1960, ngài theo học tại Phật học viện Phổ Đà (Đà Nẵng).
Năm 1964, ngài thọ Tỳ kheo tại giới đàn Việt Nam Quốc Tự do Hòa thượng Hải Tràng – Giác Trang (1884 – 1972) làm Đàn đầu.
Năm 1965, ngài đảm nhận trú trì chùa Quang Minh tại Liên Chiểu. Năm 1967, khai sơn chùa Tịnh Quang tại Liên Chiểu.
Năm 1968, ngài đảm nhận Chánh đại diện GHPGVNTN tỉnh Quảng Ngãi. Năm 1970, ngài được Giáo hội bổ nhiệm vào trú trì chùa Diên Thọ, đồng thời làm Chánh đại diện huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.
Sau năm 1975, ngài vào Nam hành đạo và chính thức khai sơn chùa Tịnh Quang tại ấp Ngô Quyền, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai vào năm 1990. Từ đó, ngài chuyên tâm tu niệm kinh Pháp Hoa và hướng dẫn đồ chúng Phật tử tu học. Ngài viên tịch ngày 12 tháng 10 năm Ất Dậu (13/11/2005), hưởng thọ 63 tuổi đời, 41 hạ lạp.
Hòa thượng Thích Đồng Huy – Thanh Tùng – Trí Thắng (1919 – 2010)
Hoà thượng Thích Đồng Huy thế danh Phan Văn Đa, tự Thanh Tùng, hiệu Trí Thắng thuộc đời thứ 43 dòng Lâm Tế Chúc Thánh. Ngài sinh năm 1919 tại làng Lãng Đông, huyện Điện Bàng, tỉnh Quảng Nam, cha là ông Phan Thanh Quyết, mẹ là bà Huỳnh Thị Trợ. Ngài sanh ra trong gia đình có 5 anh em, 2 trai 3 gái. Ngài là con thứ tư. Ngài mồ coi cha từ nhỏ.
Cuộc sống ở quê hương Quảng Nam khó khăn, mẹ ngài dẫn ngài vào nam sinh sống định cư trên đất Phan Thiết (Bình Thuận) làm nghề thợ may. Năm 1938 ngài được 19 tuổi, xin mẹ cho đi xuất gia làm đệ tử hòa thượng Hưng Từ - Thị Lạc - Hạnh Thiện (1911 – 1991) tại chùa Long Đoàn, núi Trà Cú (Bình Thuận).
Năm 1942, ngài được hòa thượng Hưng Từ cho đi thọ giới Sa di tại chùa Hưng Khánh (Bình Định), sau đó theo Hòa thượng Huyền Ý học luật được 1 năm tại chùa Liên Tôn (tỉnh Bình Định).
Năm 1943, ngài trúng tuyển vào Phật Học Đường Lưỡng Xuyên (Trà Vinh) và theo học tại đây.
Năm 1945, phong trào Cách mạng tháng 8 lang rộng khắp miền nam Việt Nam, ngài theo tiếng gọi tổ quốc đã “cở áo cà sa khoát chiến bào” tham gia phong trào kháng chiến chống Pháp. Năm 1955, hiệp ước đình chiến, ngài cầu pháp với hòa thượng Thiện Hòa (1907 - 1978) xin xuất gia trở lại và được hòa thượng Thiện Hòa cho đi học tại Phật Học Đường Nam Việt (chùa Ấn Quang, Sài Gòn).
Năm 1956, hòa thượng Thiện Hòa cho ngài được thọ tam đàn Cụ Túc tại chùa Pháp Hội (Sài Gòn) do Hòa thượng Hành Trụ (1904 - 1984) làm đàn đầu.
Từ năm 1960 - 1963, Ngài được Hòa thượng Thiện Hòa đưa về trụ trì chùa Đại Tòng Lâm thuộc xã Phú Mỹ, quận Long Lễ, tỉnh Phước Tuy (nay là phường Phú Mỹ, thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa Vũng Tàu),
Năm 1964, ngài xin theo học lớp chuyên khoa ở Phật Học Viện Huệ Nghiêm và được giao phó giữ chức vụ Tri sự cho Bản viện.
Năm1964 - 1970, ngài được Giáo hội điều về làm Ban Quản trang An Dưỡng Địa, Phú Lâm, Sài Gòn.
Năm 1970, ngài khai sơn Tu viện Vạn Hạnh và khai khẩn trên 100 hécta từ quốc lộ 51 đến chân núi Thị Vải để cấp cho Tăng Ni và Phật tử tạo thành làng Vạn Hạnh ngày nay.
Năm 1990, khai sơn chùa Vạn Thiện, Vạn Phước, Vạn An và trùng tu lần thứ nhất Tu viện Vạn Hạnh.
Năm 1992, Hòa thượng Bổn sư (hòa thượng Hưng Từ) viên tịch, giao Tổ Đình Pháp Hội cho ngài nhưng ngài giao lại cho pháp đệ là thượng tọa Ấn Chánh gìn giữ và phát huy ngôi tổ đình.
Trong cuộc đời hành đạo ngài đã được tín nhiệm, suy cuwr với các chức danh như sau:
Năm 1972, ngài được Tăng ni suy cử giữ chức vụ Phó Ban Đại diện GHPHVNTN tỉnh Phước Tuy, kiêm Chánh Đại diện Phật giáo quận Long Lễ.
Năm 1977, ngài được suy cử làm Chánh Đại diện Phật giáo huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Nai. Ngài được Tăng ni tín nhiệm suy cử đại diện tham gia Ủy Ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội đồng Nhân dân huyện Châu Thành.
Năm 1981, ngài là Ủy viên Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Đồng Nai.
Năm 1986, ngài được suy cử làm Phó trưởng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Đồng Nai, kiêm Chánh Đại diện Phật giáo huyện Châu Thành.
Năm 1989, ngài mở lớp giáo lý và thành lập trường Cơ Bản Phật học Đại Tòng Lâm.
Năm 1990, Ngài là Phó ban Giám đốc Đại Tòng Lâm, đặc trách giám luật. Năm 1992 cho ngài viên tịch, ngài là Uỷ viên Hội Đồng Trị sự Trung ương GHPGVN, Trưởng Ban Trị sự Phật Giáo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu kiêm Trưởng Ban giáo dục Tăng Ni tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xuyên suốt 4 nhiệm kỳ.
Đại hội Phật giáo khoá IV (1997) của Trung ương Giáo hội, Ngài được tấn phong giáo phẩm Hòa thượng và được suy cử vào Thành viên HĐCMTW GHPGVN. Cũng trong năm này, Ngài được bầu làm Trưởng Ban Quản trị Đại Tòng Lâm.
Năm 2002, Ngài được suy cử tham gia Hội đồng NHân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Khóa III năm 2002 - 2007.
Năm 2009, tuổi cao đã cao, nhưng được sự tín nhiệm của Tăng Ni, ngài vẫn giữ chức Trưởng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khoá IV (2007 - 2012).
Ngoài công tác Phật sự giáo hội và tham gia trong các công các đoàn thể của chính quyền địa phương, giảng dạy Tăng ni và hướng dẫn Phật tử tu học, ngài còn dành thời gian phiên dịch nhiều bộ Luật, các tác phẩm ngài đã dịch gồm có:
- Tứ Phần Luật Tạng (60 quyển) - Luật Học (01 quyển)
- Tỳ Kheo Ni Sao (03 quyển)
- Luật Học Cương Yếu (01 quyển)
- Tỳ Kheo Giới Bổn Sớ Nghĩa (01 quyển)
- Phạm Võng Lược Sớ (10 quyển)
- Tỳ Kheo Tăng Sao (03 quyển)
- Luật Tứ Phần như thích
- Yết Ma Đại Cương (01 quyển)
- Phật Học Diễn Giảng
- Tỳ Kheo Ni Giới Bổn Lược Giải (01 tập)
Ngài tuổi cao sức yếu đã thâu thần viên tịch ngày 03 tháng 01 năm 2010 (nhằm ngày 19/11/Kỷ Sửu) tại Tu viện Vạn Hạnh thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Tròn quá trình tu tập và hành đạo ngài đã cống hiến cả cuộc đời xây dựng đạo đời và dân tộc. Khi đất nước cần ngài xả thân bảo vệ quê hương tổ quốc, khi đất nước bình yên ngài trở về tu hành chăm lo phát triển đạo pháp. Ngài là tấm gương sáng để cho hậu thế tiếp bước nôi theo dấng thân phục sự đạo pháp và dân tộc.
2.3.3. Sự phát triển của thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh ở tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu
Trong cuộc phỏng vấn sâu của đề tài, thượng tọa T.N.T, có nhiều công trình nghiên cứu về thiền phái Chúc Thánh cho biết: “Ở Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn đầu thì dòng Lâm Tế Liễu Quán và Lâm Tế Gia Phổ có mặt trước. Đến 1950, mới xuất hiện các vị trong dòng Lâm Tế Chúc Thánh từ miền trung vào vùng đất Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu lập am thất tu hành. Sau này [các am thất đó] trở thành các tự viện như ngài Huyền Cơ – Như Trực đệ tử ngài Bích Liên – Trí Hải (1876 – 1950) từ Bình Định vào ở chùa Long Hòa – huyện Long Điền. Sau khi ngài Huyền Cơ – Như Trực viên tịch có hòa thượng Như Mậu - Trường Xuân đệ tử ngài Đương Như vào chùa Long Hòa tiếp quản trụ trì. Tiếp đến có hòa thượng Đồng Huy – Trí Thắng (1919 – 2010) đệ tử của hòa thượng Thị Lạc - Hưng Từ (1911 – 1991) chùa Pháp Hội huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận vào núi Thị Vải thành lập Tu Viện Vạn Hạnh và chùa Vạn Thiện tại làng Vạn Hạnh tại thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành (nay là phường Phú Mỹ, thị xã Phú Mỹ)”. Theo khảo cứu của học viên, năm 1991, tỉnh Đồng Nai tách ra thành tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu, hòa thượng Đồng Huy – Trí Thắng được suy cử làm trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho đến ngày viên tịch (2010). Ngày nay, làng Vạn Hạnh có tăng ni các nơi tập trung về khu vực này lập am thất, tự viện tu tập rất nhiều cụ thể có 87 ngôi chùa và khoảng 36 am thất lớn nhỏ, có trên 1000 Tăng ni hiện đang sinh hoạt.
Thượng tọa T.M.T (phó Ban Điều hành chi phái Lâm Tế Chúc Thánh khu vực Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu) cho biết: Năm 1973, có hòa thượng Hạnh Phong về vùng đất Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lập chùa Phước Duyên. Sau năm 1975, có “Hòa thượng Như Tri – Giải Thiện – Hải Minh từ Quảng Ngãi vào trụ trì chùa Huệ Minh; thượng tọa Như Đức – Giải Toàn – Hải Châu cũng từ Quảng Ngãi vào trụ trì chùa Bửu Thiên (hai vị là đệ tử của Hòa thượng Chơn Sử - Khánh Tín tại Thọ Sơn, Quảng Ngãi)”.
2.3.4. Sự xuất hiện các cộng đồng Phật tử lấy chùa làm trung tâm
Thế kỷ thứ 18 vùng đất Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu ngày nay là vùng đất của nước Thủy Chân Lạp, đến cuối thế kỷ 18 (năm 1769) vua Thủy Chân Lập đã giao nộp vùng đất này cho Chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn đã có chính sách di dân Quảng Trị, Quảng Nam vào vùng đất này để mở mang bờ cõi.
Vùng đất Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu đầu thế kỷ 20 vẫn còn là vùng đất mới, người Việt sinh sống tại đây thưa thướt, người Việt sống xen lẫn với người Khmer và người Hoa (Minh Hương) người Việt di dân từ miền trung vào vùng đất mới này lập ra các thôn, xóm, làng xã với tên gọi gợi nhớ quê hương xứ sở như Quảng Thành, Quảng Phú… Người Việt đi đến đâu cũng mang theo phong tục tập quán thờ cúng ông bà Tổ tiên và các nghi lễ tôn giáo đến đó. Các tăng ni luôn là người đáp ứng các như cầu đó cho họ như lễ tang ma, giỗ chạp, cúng đất đai… mà không có tăng ni đến làm lễ cảm giác thiếu vắng một điều gì đó. Ngoài ra họ còn có các nhu cầu lập đàn cầu kỳ an cầu bình an cho người sống và lập đàn kỳ siêu cầu siêu độ cho người chết… đều nhờ tăng ni đứng ra làm lễ. Nên gắn liền với dân di dân vào vùng đất mới này luôn có hình bóng của Tăng ni Phật giáo. Chùa Phật giáo