miền Trung trung bộ và Trung nam bộ
2.2.1. Truyền bá vào các tỉnh Trung trung bộ
Quá trình truyền bá của thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh có thể xem xét qua sự hình thành lần lượt những ngôi chùa tại đó diễn ra sự tu tập và truyền thừa. Những ngôi chùa đầu tiên của thiền phái này được lập ra ở Quảng Nam. Tiêu biểu nhất trong số này là chùa Chúc Thánh và chùa Phước Lâm.
* Tổ đình Chúc Thánh
Tổ đình Chúc Thánh tọa lạc tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, chùa do thiền sư Minh Hải – Phái Bảo khai sơn, đây này cái nôi của thiền Phái Chúc Thánh phát triển rộng rãi sau này.
Về cơ bản, Tổ đình Chúc Thánh bày trí thờ cúng không khác mấy so với các chùa khác trên đất nước Việt Nam. Cách đây khoảng nữa thế kỷ, Quảng Nam chủ yếu là rừng rậm, dư cư thưa thớt, người dân vùng ven biển chủ yếu sống bằng nghề đánh bắt cá, đi sâu vào đất liền người dân chủ yếu làm nông, và lên rừng khai thác gỗ. Những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa ở Hội An diễn ra khá nhanh, người dân định cư đông, buôn bán sầm uất. Hội An là khu phố cổ được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào ngày 4 tháng 12 năm 1999 đã thu hút khách du lịch nhiều nơi đến tham quan cả trong nước lẫn ngoài nước, ngôi chùa Chúc Thánh là một trong những điểm đến của khách du lịch thích khám phá những nét hồi cổ.
Xung quanh Tổ đình Chúc Thánh bao bọc là khu dân cư, nhưng bên trong chùa còn có cổng tam quan và các lăng mộ đã bao phủ bởi rêu phong, cổ kính nên khi bước chân vào tổ đình Chúc Thánh vẫn cảm nhận được không gian yên bình và linh thiêng của ngôi cổ tự.
Ngài Minh Hải – Pháp Bảo (1670 – 1746) chọn đất xây dựng chùa Chúc Thánh không xa cảng thương cảng Hội An, và các thôn xóm trong làng nên những người dân ở vùng cảng biển có thể đi bộ đến chùa lễ Phật tụng kinh thuận
tiện. (Thương cảng Hội An vào thế kỷ thứ 9 và thứ 10 là thương cảng phát triển của vương quốc Chăm Pa, thời ấy Hội An có tên là Lâm ấp Phố. Nơi đây đã thu hút nhiều thương gia Trung Quốc, Ả Rập, Ba Tư… đến giao thương trao đổi hàng hóa tấp nập. Đến cuối thế kỷ thứ 15 (ngày 2 tháng 3 năm 1471) vương quốc Chăm Pa thất thủ trước sự tấn công của quân Đại Việt do vua Lê Thánh Tông trực tiếp chỉ huy đã xác nhập đất đai Vương quốc Chăm Pa vào đất Đại Việt trong đó có tỉnh Quảng Nam đã thu hút người Việt và người Hóa đến vùng đất này sinh sống giao thương hàng hóa qua cảng biển, đây con đường “Tơ Lụa” con đường “gốm sứ” gắng kết giao thướng các nước trong khu vực). Người Việt – Hoa định cư sinh sống tại đây có lòng tín ngưỡng Phật giáo, thờ cúng ông bà tổ tiên nên ngôi Tổ đình Chúc Thánh mọc lên là nhu cầu tâm linh thiết thực đáp ứng cho họ. Kết hợp hài hòa giữa tín ngưỡng dân gian và Phật giáo, bên trong Chánh điện Tổ đình Chúc Thánh là thờ Phật để tụng kinh hằng ngày, phía sau là tổ đường thờ các linh vị của chư vị tiền bối có công khai sơn, trùng tu và trụ trì ngôi tổ đình. Bên ngoài sân vườn còn lập miếu Ông, miếu Bà để thờ các thần Thành hoàng, Thổ Địa là nơi cầu xin thần linh phù hộ theo tín ngưỡng dân gian.
Ngoài ra, Tổ đình còn có chỗ thờ các hương linh (bài vị, hình ảnh, tro cốt) những người đã khuất để phần nào an ủi mất mát, đau thương của thân nhân của họ.
Cổng tam quan tổ đình Chúc Thánh có 3 cửa chính tượng trưng cho Không, Vô Tướng, Bất Nguyện biểu trưng tư tưởng triết lý của Phật giáo. Cổng giữa to lớn là cửa Không, cổng hai bên thấp nhỏ hơn là cửa Vô tướng, Bất nguyện. Không là vạn vật do duyên sinh, cái này nương cái kia mà có không có cái nào tự tồn tại độc lập, nên không có cái nào có bản chất thật của nó, nó có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác. Vô tướng là không có hình tướng, mọi hình tướng có thể thấy bằng mắt, nghe bằng tai, có thể xúc chạm… đều là hình tướng có thể thay đổi, không phải là tướng thật của chúng, tướng thật của chúng là không hình tướng. vì không hình tướng nên có thể chuyển hóa từ hình tướng này qua hình tướng khác. Bất nguyện là không có mông ước, không có nguyện cầu. Vạn vật do duyên sinh, không có hình tướng nên không thể nguyện cầu được.
Những gì có thể nguyện cầu đều có hình, có tướng. Cái có hình có tướng đều bị hủy hoại theo thời gian và bị luật nhân quả chi phối. Cái không có hình tướng không thể nguyện cầu được, chỉ có thể tự chứng lấy biết.
Trên cổng giữa có tấm biển: Sắc tứ Chúc Thánh tự và 2 trụ cột có 2 câu đối:
“Chúc đối Linh sơn thiên cổ tú;
Thánh khai Pháp thủy nhứt nguyên trường.”
Nghĩa là:
Chúc như Linh sơn ngàn xưa xanh tốt;
Thánh mở nước Pháp một dòng dài xa.
Chánh điện ngang 12m và sâu 18m, chùa làm bằng gỗ theo kiến trúc “Chồng rường giả thủ” kiến trúc Trung Hoa, “Cột trốn kẽ chuyện” kiến trúc Đại Việt. Tạo nên nét đặc thù của chùa Chúc Thánh.
Trước chùa có 2 câu đối: Câu 1:
“Chúc Nam quốc Chí tôn tứ hải nhơn dân hàm khể thủ;
Thánh Tây Phương liên tòa nhứt đàn Tăng chúng Tổng quy y.”
Nghĩa là:
Chúc đấng Chí tôn Nam Quốc, bốn bể nhân dân đều cung kính;
Thánh ngự tòa sen Tây Phương, một đàn Tăng chúng thảy quy y.
Câu 2:
“Chúc đối Linh sơn vạn cổ vĩnh truyền tâm diệu lý;
Thánh khai Pháp thủy thiên thu kế tục tánh chơn như.”
Nghĩa là:
Chúc sánh Linh sơn muôn thuở mãi truyền tâm diệu lý;
Thánh mở nước Pháp ngàn năm tiếp nối tánh chơn như.
Trong Chánh điện, gian giữa bàn trên thờ 3 tượng Tam Thế, bàn dưới thờ tượng Phật Di Lặc và A Nan và Ca Diếp hai bên. Hai gian còn lại thờ tượng Bồ Tát Văn Thù và Phổ Hiền, mỗi tượng cao 1,75m. Hai bàn kế tiếp là 18 vị A La Hán (mỗi gian 9 vị) và phía bên ngoài thờ 2 tượng Hộ Pháp và Tiêu Diện, mỗi
tượng cao 1,75m. Trong chánh điện có bức hoành để tên chùa làm vào Thành Thái năm thứ 4 (1892).
Ngoài sân tổ đình Chúc Thánh cũng có những ngôi tháp Tổ, đặc biệt là Tháp Tổ Minh Hải – Pháp Bảo (1670 – 1746), người khai sơn chùa Chúc Thánh và xuất kệ truyền thừa dòng Thiền Lâm Tế Chúc Thánh ở Việt Nam. Bia tháp có khoảng 20 cái. Đó là những nơi tôn trí nhục thân của chư vị Hòa thượng, Thượng tọa... trụ trì đã quá cố. Tháp Tổ Minh Hải – Pháp Bảo (1670 – 1746) cao nhất gồm 7 tầng, cao 15m, tiếp xuống là những tháp 5 tầng, 3 tầng và 1 tầng. Những tháp này theo thời gian có cái bị hư được sửa lại, lại có cái chỉ còn một tấm bia...
Tổ đình Chúc Thánh đã trải qua 12 đời trụ trì: đời thứ nhất Khai sơn là Tổ Minh Hải – Pháp Bảo (đời 34 dòng Lâm Tế Chánh Tông); đời thứ hai là Ngài Thiệt Diệu – Chánh Hiền (đời 35 dòng Lâm Tế Chánh Tông); đời thứ ba là ngài Pháp Diễn – Bảo Tràng (đời 36 dòng Lâm Tế Chánh Tông); đời thứ tư là ngài Toàn Đăng – Bảo Nguyên (đời 37 dòng Lâm Tế Chánh Tông); đời thứ năm là ngài Toàn Nhâm - Vi Ý – Quán Thông (1798-1883) (đời 37 dòng Lâm Tế Chánh Tông); đời thứ sáu là ngài Chương Đạo – Tuyên Tùng - Quảng Viên (đời 38 dòng Lâm Tế Chánh Tông); đời thứ bảy là ngài Chương Khoáng – Tuyên Điền - Chứng Đạo (đời 38 dòng Lâm Tế Chánh Tông); đời thứ tám là ngài Ấn Bính - Tổ Thuận - Phổ Bảo (1865-1914) (đời 39 dòng Lâm Tế Chánh Tông); Đời thứ chín là Chơn Chứng – Đạo Tâm - Thiện Quả (1881-1962) (đời 40 dòng Lâm Tế Chánh Tông); đời thứ tám là ngài Như Truyện – Giải Lệ - Trí Nhãn (đời 41 dòng Lâm Tế Chánh Tông); Trụ trì hiện nay là hòa thượng Thích Đồng Mẫn – Thông Niệm – Huệ Tánh (đời 43 dòng Lâm Tế Chánh Tông).
Tổ đình Chúc Thánh đã trải qua nhiều lần trùng tu các hạng mục công trình như sau:
Năm Ất Mũi (1845) ngài Toàn Nhâm - Quán Thông (1798-1883) khởi công đại trùng tu chánh điện và chuyển hướng ngôi chùa từ hướng Tây sang hướng Tây-Nam. Năm 1849, ngài xây thêm tiền đường nối liền chánh điện cũ làm tăng gấp đôi diện tích trong chánh điện.
Năm Nhâm Thìn (1892), ngài Chương Đạo - Quảng Viên trùng tu lại tiền đường lớn hơn.
Năm Giáp Ngọ (1894), ngài Chương Khoáng - Chứng Đạo xây dựng thêm ngôi hậu tổ.
Năm Ất Hợi (1911), ngài Ấn Bính - Phổ Bảo khởi công đại trùng tu ngôi chánh điện, nâng nền tiền đường lên cao hơn và xây thêm các dãy đông đường, tây đường.
Các năm 1954 và 1960, ngài Chơn Chứng - Thiện Quả tiến hành trùng tu từng phần công trình.
Năm Tân Mùi (1991), Hòa thượng Như Truyện - Trí Nhãn trùng tu lại ngôi bảo tháp Tổ Minh Hải – Pháp Bảo từ 3 tầng lên 7 tầng.
Vào năm 2004, Thượng tọa Đồng Mẫn - Huệ Tánh cùng với môn phái đã đại trùng tu toàn bộ Tổ đình Chúc Thánh gồm 8 hạng mục công trình như chánh điện, nhà tổ, trai đường, hai cần dẫn có mái hiên nối liền chánh điện và nhà tổ… các công trình chủ yếu được làm từ vật liệu gỗ, mái ngối, nền và tường làm bằng gạch và xi măng. Tổng chi phí trùng tu công trình khoảng 8 tỷ đồng. Lần trùng tu này kéo dài 4 năm, đến cuối năm 2008 hoàn tất và lễ lạc thành được tổ chức vào trung tuần tháng 2 năm Kỷ Sửu (2009).
Hiện tại chùa còn lưu giữ nhiều pho tượng cổ, hoành phi, câu đối, văn bia, ván khắc, nhiều kinh sách xưa rất có giá trị về mặt lịch sử và học thuật. Điều này phần nào đó cũng cho chúng ta thấy được tinh thần tu học, tiếp nối truyền thừa của chư Tăng nơi chốn Tổ từ trước đến nay vẫn luôn sôi động.
* Tổ đình Phước Lâm
Tổ đình Phước Lâm ngụ tại phường Cẩm Hà, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam (trước đây là xứ Trảng Kèo, xã Thanh Hà, huyện Diên Phước thuộc phủ Điện Bàn – Quảng Nam). Khoảng giữa thế kỷ 18, ngài Thiệt Dinh - Chánh Hiển - Ân Triêm (1712 - 1796) đời thứ 2 thuộc dòng Lâm Tế Chúc Thánh (đời thứ 35 thuộc dòng Lâm Tế Chánh Tông) khai sơn lấy tên là Phước Lâm tự (rừng phước, rừng công đức).
Công trình chùa được xây dựng theo kiến trúc hình chữ “quốc” (囯). Chính điện cao rộng bao gồm tiền điện, hậu điện, hai lầu chuông trống hai bên. Phía sau chính điện là nhà thờ Tổ và các đời Trụ trì. Nhà Đông đường, Tây đường hai bên phía chạy kết hợp chánh điện phía trước và hậu tổ phía sau tạo thành một khuôn viên khép kín.
Trong khuôn viên chùa có tháp của chư Tổ và các bia mộ của các đời trụ trì như: Tháp Tổ Ân Triêm - Luật Oai - Minh Giác (1747-1830), Quán Thông, Pháp Hóa, Vĩnh Gia...
Phúc Lâm tự đã được triều Nguyễn ban Sắc tứ, năm 1991 được xếp vào di tích cấp quốc gia. Chùa Phước Lâm cũng là cái nôi đào tạo chư Tăng dòng thiền Lâm Tế Chúc Thánh (người Việt) phát triển ra khắp nơi sau này.
Các đời trụ trì tổ đình Phước Lâm: đời thứ nhất Tổ Ân Triêm khai sơn; đời thứ 2 là ngài Quảng Độ; đời thứ 3 là ngài Minh Giác (1747-1830); đời thứ 4 là ngài Toàn Nhâm - Vi Ý - Quán Thông (1798-1883) , kiêm trụ trì chùa Chúc Thánh; đời thứ 5 là ngài Chương Nhẫn - Tuyên Hòa - Quảng Hóa trụ trì đời thứ 5; đời thứ 6 ngài Ấn Bổn - Tổ Nguyên - Vĩnh Gia; Trụ trì đời thứ 7 là hòa thượng Thích Hạnh Hoa.
Trong chùa còn có nhiều tượng cổ, bia ký, hoằng phi, câu đối và mộc bản và một số kinh sách cổ có giá trị về mặt học thuật và nghiên cứu.
2.2.2. Truyền bá vào các tỉnh Trung Nam bộ
Các vị thiền sư dòng thiền Lâm Tế Chúc Thánh hoằng pháp tại Bình Định như ngài Thiệt Thuận - Chánh Mạng - Huệ Trương (đời 35) khai sơn chùa Linh Sơn (Phù Cát); Ngài Thiệt Đăng - Chánh Trí - Bửu Quang (đời 35) khai sơn chùa Sơn Long(Quy Nhơn). Cả hai vị đều xuất thân từ Tổ đình Chúc Thánh, là đệ tử của Tổ sư Minh Hải – Pháp Bảo (đời 34).
Ngài Pháp Tịnh - Luật Phong - Viên Quang (đời 36) khai sơn chùa Thiên Hòa là đệ tử Tổ Thiệt Dinh (đời 35) ở Chùa Phước Lâm (Hội An). Ngài Toàn Ý - Vi Tri - Phổ Huệ (đời 37) khai sơn chùa Phổ Bảo; Toàn Tín - Vi Tâm - Đức
Thành (đời 37) khai sơn chùa Khánh Lâm, cả hai đều là đệ tử ngài Pháp Liêm chùa Phước Lâm (Hội An); Đời 38, có các ngài Chương Nhẫn - Tuyên Tâm - Từ Nhơn trụ trì Tổ đình Phổ Bảo; Chương Lý - Hoằng Hóa khai sơn chùa Diêu Phong; Chương Hiệp - Tuyên Thủ - Chánh Trì khai sơn chùa Huỳnh Long; Chương Thiện - Tuyên Giác - Hoằng Đạo khai sơn chùa Phổ Quang; Chương Hải - Tuyên Thâm - Thanh Nguyên khai sơn chùa Thiên Trúc; Chương Trí - Tuyên Huệ - Quảng Giác khai sơn chùa Hưng Khánh, Chương Nghĩa - Tuyên Đức - Thanh Tuyền trụ trì Tổ đình Sơn Long… các vị đều là đệ tử Tổ Toàn Ý …
Ở Phú Yên có tổ đình Từ Quang do thiền sư Pháp Chuyên – Diệu Nghiêm (1738 – 1810) khai sơn vào năm 1797 (Đinh Tỵ) tọa lạc tại thôn Cần Lương, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Năm 1889 (Kỷ Sửu) được vua Thành Thái sắc tứ. Chùa được thành lập tính đến nay là 11 đời trụ trì. Trụ trì hiện nay là Đồng Hóa – Thông Đạt – Viên Tuệ.
Tổ đình Phước Sơn do thiền sư Liễu Năng – Đức Chất đệ tử của thiền sư Pháp Chuyên – Diệu Nghiêm (1738 – 1810) khai sơn vào năm 1802 (Nhâm Tuất). Chùa tọa lạc tại thôn Tân Phước, xã Xuân Sơn Bắc, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Từ khi thành lập đến nay đã trải qua 7 đời trụ trì. Trụ trì hiện nay là Đồng Tiến – Thông Hòa – Viên Hạnh.
Tổ đình Khánh Sơn do thiền sư Thiền Đức – Thiệu Long khai sơn năm 1802. Chùa tọa lạc tại ấp Thanh Đức, xã Bình Kiến, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Năm 1818, thiền sư Thiệu Long khởi công trùng tu lại chùa bằng gỗ, lợp mái lá. Từ khi thành lập đến nay chùa đã có 7 đời trụ trì. Trụ trì hiện tại là Đồng Biện – Thông Luận - Ấn Chơn.
Ở Khánh Hòa có tổ đình Hội Phước, tổ đình Linh Sơn. Chùa Hội Phước do ngài Phật Ấn – Quảng Hiển và Tịch Viễn – Hồng Quy khai sơn vào đầu thế kỷ 17 ban đầu có hiệu là Phước Am. Đến đời ngài Đại Thông - Chánh Quán di dời Phước Am xuống chân núi đổi hiệu là Hội Phước tự. Chùa tọa lạc tại phường Phương Sài, thành phố Nha Trang. Từ khi thành lập đến nay đã trải qua 14 đời trụ trì. Trụ trì hiện nay là Chúc Thọ - Quảng Thiện - Ấn Pháp.
Chùa Linh Sơn do tổ Đại Bửu – Kim Cang khai sơn vào năm 1762. Chùa tọa lạc tại xã Vạn Lương, huyện Vạn Ninh Ban đầu chùa đặt hiệu là Sa Long tự. Năm 1867 chùa bị cháy, được trùng tu lại đặt hiệu là Linh Sơn như bây giờ. Chùa đến nay đã có 7 đời trụ trì. Trụ trì hiện nay là Nguyên Hoằng – Thiện Dương.
Ở Ninh Thuận có tổ đình Thiền Lâm, tổ đình Thiên Hưng. Chùa Thiền Lâm do thiền sư Liễu Minh Năm khai sơn năm 1789 (Kỷ Dậu). Năm 1808, ngài cùng tín đồ Phật tử đúc đại hồng chung. Sau khi hoàn tất xây dựng ngài giao lại cho ngài Bảo Hương – Tại Toại. Đến nay chùa có 14 đời trụ trì, trụ trì hiện nay là Thị Thừa – Hạnh Trì – Đỗng Hoằng.
Tổ đình Thiên Hưng do ngài Trí Thánh (Bình Định) thành lập năm 1927. Năm 1940, chùa được vua Bảo Đại phong Sắc tứ. Từ khi thành lập đến nay đã trải qua 3 đời trụ trì, người trụ trì hiện nay là Thị Tú – Hạnh Diệu – Đỗng Quyên.
Ở Bình Thuận có tổ đình Tập Phước do hòa thượng Thiệt Bảo – Cảm Ứng khai sơn giai đoạn chúa Võ Vương – Nguyễn Phúc Khoát (1714 – 1765) trị vì Đàng