và Bà Rịa-Vũng Tàu và đề xuất giải pháp
3.3.1. Một số vấn đề đặt ra
Từ kết quả nghiên cứu, Học viên đã phát hiện một số vấn đề đang đặt ra với Lâm Tế Chúc Thánh ở Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu như sau:
Thứ nhất, Lâm Tế Chúc Thánh ở Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu là chi phái trong thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh ở Việt Nam. Tuy có Ban Điều hành nhưng chưa có các chương trình hỗ trợ hoằng pháp của tăng ni và tín đồ Phật tử. Sự hoằng pháp của tăng ni vẫn là sự phát triển tự nhiên, tự nguyện và tự phát để thiền phái có thể phát triển vững mạnh.
Thứ hai, Lâm Tế Chúc Thánh ở Việt Nam nói chung và ở Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu nói riêng không có đường lối tu đặc thù ngoại trừ kế thừa chư Tổ người Trung Quốc tu theo đường lối kết hợp Thiền-Tịnh-Mật. Trong đó Tịnh độ nổi trội hơn hết. Thực tế tăng ni thuộc chi phái chỉ kế thừa tên của bài kệ truyền pháp của Tổ và không kế thừa yếu tố thiền riêng biệt nào. Cũng như các môn phái khác, tăng ni thuộc Chúc Thánh cũng thực hành hai thời khoá tụng khuya, chiều, tụng một số kinh phổ biến như, Di Đà, Phổ Môn, Hồng Danh, Mông Sơn, Dược Sư… Trong các nghi thức ấy có yếu tố Tịnh độ tức niệm danh hiệu Phật A Di Đà cầu vãng sanh Tây Phương Cực Lạc, kết hợp quán (thiền quán) về vô thường, khổ, vô ngã… thể đoạn trừ các ngã chấp, pháp chấp và Mật là các bài chú như Lăng
nghiêm, Đại bi, thập chú… cầu sự gia hộ của chư thiên và các vị thiện thần. Phương pháp thiền nào tăng ni thuộc môn phái thực hành thì hoàn toàn không rõ ràng. Điều này khác với các phái thiền tại các nước Nam truyền, tại Trung Quốc hay tại Việt Nam như trường phái thiền của thiền sư Pa Auk (dạy các đề mục thiền định và các tầng thiền tuệ), thiền của thiền sự S.N. Goenka (niệm thọ), thiền của thiền sư Nhất Hạnh (thực tại hiện tiền - bây giờ và ở đây), thiền sư Thanh Từ (biết vọng không theo), thiền sư Duy Lực (niệm câu thoại đầu như “Vô”, “trước khi trời đất chưa sanh ra ta ở đâu”)... Do đó, tuy nói là thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh nhưng nội dung về thiền không rõ ràng, thiền – tịnh – mật có thể là đặt trưng của thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh.
Thứ ba, Ban Điều hành chi phái chưa kết nối được với tăng ni trong thiền phái, chưa nắm được số lượng tăng ni trong thiền phái cụ thể. Việc sinh hoạt chung như Bố tát, An cư, cộng trú tu tập… của chư Tăng chưa thực hiện được. Vì thế, tính cố kết của thiền phái chưa được củng cố, thậm chí có xu hướng trở nên rời rạc.
Thứ tư, trong thời gian khá dài, chi phái không có Ban điều hành và khi có Ban điều hành cũng chưa cho thấy hiệu quả trong việc gắn kết tăng ni và cộng đồng Phật tử. Các nguyên nhân chính làm cho sự gắn kết chưa tốt là sự hoạt động của Ban điều hành còn hạn chế, chư tăng ni thuộc chi phái không quan tâm đến sơn môn do thiếu thông tin, hoặc có vị biết nhưng không muốn tham gia sinh hoạt.
Thứ năm, bản thân việc kết nối Phật tử với chùa và duy trì cộng đồng Phật tử gặp nhiều khó khăn hơn trước. Trước đây, người dân có nhiều thời gian đến chùa tụng kinh, niệm Phật, tham gia Phật sự… Ngày nay, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu là những nơi có tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa diễn ra rất nhanh. Người dân có nhiều cơ hội làm việc, nhiều người làm việc tăng ca tại các khu công nghiệp. Thời gian rảnh rỗi của họ ngày càng ít đi, do đó thời gian dành cho chùa, cho cộng đồng Phật tử cũng giảm. Dần dần tín đồ Phật tử, họ chỉ cần sự xuất hiện của tăng ni khi có những việc liên quan đến nghi lễ như quy y Tam Bảo, lễ hằng thuận (hôn lễ), tang lễ, v.v… Nói cách khác, cộng đồng Phật tử lấy chùa theo Lâm Tế Chúc Thánh làm tâm điểm đứng trước sự thiếu gắn kết, suy giảm thành viên, và do đó thiếu vắng sự sôi động trong sinh hoạt Phật giáo.
Thứ sáu, tăng ni trẻ ngày nay không được sự hướng dẫn của thầy bổn sư, không rõ về thiền phái nên có xu hướng đặt pháp danh, pháp tự cho các đệ tử lệch lạc, tự phát không theo dòng kệ. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự truyền thừa như một trong những đặc trưng của Lâm Tế. Nếu không sớm khắc phục sẽ còn tiếp diễn lâu dài, các thế hệ sau sẽ không biết đâu là cội nguồn.
Thứ bảy, việc giáo dục gia giáo tại các nhà chùa giờ đây cũng thuyên giảm, thay vào đó các vị bổn sư giao cho các trường trung cấp, cao đẳng hay học viện Phật giáo giảng dạy. Đó cũng là nguyên nhân làm cho chi phái có xu hướng trở nên mai một, thiếu tính đặt thù.
3.3.2. Một số đề xuất về giải pháp
Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra đời vào năm 1981 thống nhất các hệ phái, môn phái trong cả nước để quản lý hành chánh Giáo hội. Trong Hiến chương Giáo hội Phật giáo tu chỉnh năm 2017, chương V, điều 19, mục 6 ghi: “Ban Trị sự tỉnh quyết định bổ nhiệm trụ trì các cơ sở do Giáo hội quản lý phải tham khảo ý kiến với hệ phái, môn phái (sơn môn)…” Nội quy ban Tăng sự Trung ương khoá VIII (2017-2022) chương V, điều 18 cũng có đề cập vai trò của hệ phái, môn phái đối với các tự viện trực thuộc.
Như vậy, môn phái có vai trò quan trọng trong việc quản lý tăng ni và tự viện dưới sự quản lý chung của Giáo hội. Phật giáo Việt Nam đi theo mô hình Tổ sư truyền với tên gọi là thiền phái hay môn phái truyền thừa theo các dòng kệ. Đây là một lợi thế để thiền phái Chúc Thánh nói chung và thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh tại Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng nhìn nhận tăng ni thuộc thiền phái của mình với các thế hệ theo dòng kệ.
Tăng ni trong chi phái mỗi năm có ngày gặp gỡ trong những ngày như An cư Kiết hạ, hay Kiết đông. Ban Điều hành cần tranh thủ dịp này nhắc nhở lại lịch sử thiền phái để đánh động mọi người nhớ Dòng thiền Lâm Tế Chúc Thánh và công trạng của lịch đại tổ sư để tăng ni trẻ ý thức bảo vệ và gìn giữ dòng truyền thừa. Đồng thời biết tri ân và báo ân đối với các bậc tiền bối.
Để phân biệt lớn nhỏ (thứ đệ), Tông môn không nên sắp xếp theo thứ tự bài kệ truyền thừa để phân biệt lớn nhỏ mà phân biệt lớn nhỏ theo hạ lạp (tuổi đạo), còn
hội họp tông môn chỉ mục đích gắn kết tăng ni trong hệ phái lại với nhau. Có nhiều người vì bất mãn với sự phân biệt này mà không tham gia sinh hoạt thiền phái.
Lãnh đạo Ban Điều hành phải đi sâu, đi sát với đời sống tăng ni trong chi phái giúp đỡ họ khi họ cần. Ban Điều hành nên tích cực đến vận động các thành viên đến sinh hoạt, nên thành lập danh sách tăng ni trong chi phái khi có hữu sự liên hệ với nhau.
Khi hội họp vạch ra các chương trình hành động thì cố gắng thực hiện không nên chỉ nói mà không làm. Điều này dễ gây mất lòng tin của tăng ni đối với chi phái và Ban Điều hành.
Tăng ni phải giữ gìn giới luật trang nghiêm, áp dụng lời Phật, lời tổ dạy vào đời sống để chuyển hóa thân tâm. Đặc biệt là các vị Tăng ni đứng đầu trong thiền phái phải gương mẫu về đạo hạnh để cho tăng ni trẻ nôi theo. Đây là cách tốt nhất để quy tụ mọi người, cố kết mọi người lại với nhau. Trong Phật giáo quan trọng nhất là đạo đức, đạo đức trong Phật giáo được thể hiện qua giới luật tăng ni nghiêm trì.
Tăng ni trong thiền phái chưa đoàn kết chặt chẽ lại với nhau vì còn mang tư tưởng cục bộ, riêng tư, mang tính địa phương… không nghĩ đến mục đích sâu xa duy trì phát duy tông môn, thiền phái.
Trong thiền phái có một số vị, trước đây sinh hoạt trong giáo hội Phật giáo Thống Nhất, có những tư tưởng không phù hợp với giáo hội Phật giáo Việt Nam nên có một số vị tăng ni làm việc trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngại tham gia sinh hoạt thiền phái. Nhưng vấn đền này không phải là vấn đề lớn vì tông chỉ sinh hoạt thiền phái là không bàn luận các việc liên quan đến các vấn đề chính trị và giáo hội, chỉ tập trunh phát triển thiền phái để nhớ ân chư Tổ đã truyền thừa mạng mạch Phật pháp đến ngày nay.
Tiểu kết chương 3
Chương này học viên đã chỉ ra sự phát triển của Lâm tế Chúc Thánh ở Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu. Sự phát triển này được thể hiện qua sự hình thành các ngôi chùa theo thiền phái và trong các hoạt động Phật giáo mà người nghiên cứu ghi nhận được trong quá trình khảo sát thực tế. Sự phát triển này, dù có những điều kiện thuận lợi, cũng gặp không ít thử thách. Chương này cũng chỉ ra một số đặc điểm của Lâm Tế Chúc Thánh ở Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu. Những đặc điểm này vừa mang yếu tố đặc thù về tự nhiên (phong cảnh, điều kiện sống) vừa mang yếu tố con người (các vị tổ, các thế hệ truyền thừa, Phật tử địa phương…).
Chương này cũng phân tích những vấn đề đang đặt ra cho Lâm Tế Chúc Thánh tại hai địa phương này đồng thời đề xuất một số giải pháp đối với chính thiền phái này. Điều quan trọng nhất là việc nhấn mạnh và làm rõ những đặc trưng của thiền phái, từ đó có thể quy tụ và gắn kết tăng ni và tăng ni với Phật tử địa phương.
KẾT LUẬN
Phật giáo truyền tới Việt Nam từ Trung Hoa chủ yếu thông qua các thiền phái. Sự lớn mạnh của các thiền phái Phật giáo có nguồn gốc Trung Hoa sau này góp phần hình thành diện mạo chung của Phật giáo ở Việt Nam. Trong thiền phái nổi tiếng hiện diện ở Việt Nam, có Lâm Tế. Hơn nữa, Lâm Tế trong quá trình mở mang và phát triển ở Việt Nam, lại còn hình thành những chi phái nhỏ hơn. Tiêu biểu trong số đó là Lâm Tế Chúc Thánh. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử và của chính đời sống tôn giáo trong nước, chi phái Lâm Tế Chúc Thánh vẫn tồn tại cho đến ngày nay trong nhiều ngôi chùa, chủ yếu nằm ở miền Trung và miền Nam. Nhiều vấn đề cần làm sáng tỏ từ phương diện học thuật, chẳng hạn như lịch sử và hiện trạng của chi phái này ra sao? Liệu nó có thực sự được coi là một chi phái giữ được bản sắc riêng có, hay đã trở nên hòa đồng với Phật giáo Bắc tông nói chung? Nó có vai trò thế nào đối với lịch sử và hiện trạng của thiền phái Lâm Tế ở Việt Nam nói chung? Các chức sắc, những nhà tu hành gạo cội có những tâm tư gì, các thế hệ tăng ni kế tục đang có những ý tưởng và mong muốn gì đối với tương lai của thiền phái này? Nhiều vấn đề thú vị đặt ra có thể triển khai các dự án nghiên cứu.
Luận văn này mới là một khảo cứu ban đầu về Lâm Tế Chúc Thánh ở một khu vực thuộc phía Nam đất nước. Học viên đã kết hợp việc khảo cứu các tư liệu lịch sử thành văn với khảo sát thực địa để mang lại cái nhìn có hệ thống về lịch sử và hiện trạng của chi phái này ở Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu. Trong quá trình đi thực địa, học viên đã trao đổi, thảo luận và tham vấn những Tăng Ni trong thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh để góp phần dựng lại lịch sử truyền nhập, quá trình phát triển, những đặc điểm của Lâm Tế Chúc Thánh ở hai địa phương này và xác định những vấn đang đặt ra.
chùa do tăng và chùa do ni làm trụ trì, bên cạnh các am, thất nhỏ bé. Đồng thời, nhiều chức sắc vẫn có ý thức về sơn môn hệ phái của mình, sự duy trì một số thực hành mang tính bản sắc, cố gắng đảm bảo sự truyền thừa và có thể xác định các cộng đồng Phật tử lấy chùa làm trung tâm cho đời sống tâm linh, tôn giáo của mình. Những ngôi chùa này thể hiện sức ảnh hưởng đáng nghi nhận với đời sống tôn giáo và văn hóa của cư dân, đặc biệt thông qua hoạt động hướng dẫn Phật tử tu hành, thực hiện các nghi lễ vòng đời cần thiết cho Phật tử, và tổ chức các hoạt động từ thiện vì một xã hội an lạc, thịnh vượng hơn.
Do đó, có thể nói các ngôi chùa thuộc Lâm Tế Chúc Thánh ở Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu có vị trí và vai trò quan trọng trong hệ thống tổng thể của chi phái Lâm Tế Chúc Thánh ở miền Trung và miền Nam nói riêng, và trong thiền phái Lâm Tế ở Việt Nam nói chung. Như học viên đã chỉ ra, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu là một vùng đất có những đặc thù thuận lợi cho sự truyền bá trong quá khứ và sự tiếp nối, phát triển của Lâm Tế Chúc Thánh trong bối cảnh ngày nay. Dù không phải là nơi phát tích của chi phái, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu lại có vẻ là một “căn cứ”, một mảnh đất tốt cho Lâm Tế Chúc Thánh tồn tại và phát triển trong suốt thời gian qua.
Tuy thế, Lâm Tế Chúc Thánh ở hai địa phương này cũng đang đối diện với những thử thách như các “sơn môn, hệ phái” Phật giáo khác ở trong nước hiện nay. Các hệ phái đều đặt ra những đòi hỏi về tiếp nối mạng mạch từ quá khứ, nhấn mạnh đặc trưng hiện tại, nhưng cùng nằm dưới mái nhà chung là Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Thử thách đáng kể nhất với Lâm Tế Chúc Thánh ở đây hiện nay là khả năng kiến tạo và duy trì sự kết nối giữa các cơ sở trong hai tỉnh để có thể phát huy các tiềm lực sẵn có, xây dựng hình ảnh chi phái, và tái kết nối với các tổ đình của Lâm Tế Chúc Thánh nói chung ở Việt Nam. Khi đó, sự xuất hiện những tăng, ni có đủ năng lực lãnh đạo, tổ chức hoạt động và có tầm nhìn là rất cần thiết. Một thử thách đáng kể nữa là việc duy trì bản sắc của chi phái thông qua truyền thừa, cái mà thực tế hiện nay có dấu hiệu bị coi nhẹ. Nếu các yếu tố
mang đặc trưng của thiền phái không được duy trì và tiếp nối, Lâm Tế Chúc Thánh có thể chỉ còn là cái tên trong ký ức, hơn là một chi phái của một trong những thiền phái Phật giáo lớn nhất ở Việt Nam.
Sau khi chỉ ra và thảo luận về những vấn đề cụ thể mà Lâm Tế Chúc Thánh cần giải quyết, học viên cũng đề xuất những hướng đi để chi phái này có thể củng cố và gia tăng sự gắn kết và tính thống nhất, cũng như các khả năng để nó có sự phát triển sâu rộng hơn nữa trong tương lai. Một trong những khuyến nghị mà học viên nhấn mạnh là khôi phục và duy trì những thực hành thiền và việc giáo dục thế hệ tu hành kế tiếp theo bản sắc của thiền phái tại chùa. Đồng thời, việc xây dựng và thúc đẩy hiệu quả của Ban điều hành của chi phái ở Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu cũng rất cần thiết.
Trong bối cảnh đất nước Đổi mới, đẩy mạnh hội nhập với khu vực và thế giới, đời sống tôn giáo nói chung, đời sống Phật giáo nói riêng có nhiều chuyển động đáng chú ý. Phật giáo ở Việt Nam trong các thập niên từ Đổi mới đến nay vừa chứng kiến sự kiện toàn và lớn mạnh của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam – tổ chức đại diện cho các hệ phái, thiền phái Phật giáo ở Việt Nam – vừa chứng kiến những xu thế nhấn mạnh bản sắc và đặc trưng của những thiền