Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại các trường mầm non huyện bình lục tỉnh hà nam (Trang 32 - 49)

1.3.1.Quản lý và chức năng quản lý

1.3.1.1. Khái niệm quản lý

Quản lý là một dạng lao động xã hội gắn liền và phát triển cùng với xã hội loài người.

Thuật ngữ quản lý có nhiều cách tiếp cận khác nhau đưa ra để định nghĩa khái niệm này:

- Theo Đại Bách khoa toàn thư Liên Xô, 1977: “Quản lý là chức năng của những hệ thống có tổ chức với bản chất xã hội khác nhau (xã hội, sinh vật, kĩ thuật) nó bảo toàn cấu trúc xác định của chúng, duy trì chế độ hoạt động, thực hiện những chương trình, mục đích của hoạt động”.

- Quản lý là những tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng bị quản lý trong tổ chức để vận hành tổ chức, nhằm đạt mục đích nhất định.

- Quản lý được hiểu là việc bảo đảm hoạt động của hệ thống trong điều kiện có sự biến đổi liên tục của hệ thống môi trường, là chuyển động của hệ thống đến trạng thái mới thích ứng với hoàn cảnh mới.

- Quản lý là một hệ thống xã hội là tác động có mục đích đến tập thể những con người để tổ chức và phối hợp hoạt động của họ trong quá trình lao động.

- Quản lý là nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều người, sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến thành những thành tự của xã hội.

- Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất

Có thể nói quản lý được nhìn dưới các góc độ khác nhau, sự đa dạng về các cách tiếp cận dẫn đến sự phong phú về các khái niệm về quản lý. Tuy nhiên ta có thể hiểu: Quản lý vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật giúp cho các nhà quản lý khai thác và sử dụng các nguồn lực với các mức chi phí thấp nhất để đạt được kết quả mục tiêu cao nhất.

Quản lý là quá trình tác động có tổ chức, có điều khiển, có định hướng của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra của tổ chức.

1.3.1.2. Chức năng quản lý

Quản lý có các chức năng cơ bản, đồng thời là các hoạt động quản lý cơ bản của nhà quản lý, bao gồm:

- Lập kế hoạch: Là một trong những chức năng cơ bản nhất của quản lý, có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi tổ chức. Đó là một quá trình thiết lập, dự tính một cách khoa học các mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, trình tự, thời gian tiến hành các hoạt động; chuẩn bị, huy động và sử dụng các nguồn lực để triển khai các hoạt động một cách chủ động nhằm đạt được tốt nhất các mục tiêu đề ra.

- Tổ chức: Tổ chức là quá trình hình thành cơ cấu bộ máy tổ chức, xác lập cấu trúc quan hệ giữa các bộ phận trong tổ chức. Chức năng tổ chức còn là quá trình thực hiện phân công lao động, phân công nhân sự cho các vị trí trong bộ máy, giao nhiệm vụ, phân bổ các quyền hạn, trách nhiệm và các nguồn lực để thực hiện các mục tiêu của tổ chức.

- Lãnh đạo, chỉ đạo: Chủ thể quản lý định ra các chủ trương, đường lối, nguyên tắc hoạt động và vận hành các hoạt động của tổ chức; đưa ra các mệnh lệnh, các chỉ thị, các thông báo, các yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ; truyền đạt thông tin đến các thành viên, sử dụng các phương pháp, phương tiện trong quản lý; điều khiển, điều chỉnh các hoạt động.

- Kiểm tra là một chức năng quan trọng của quản lý, quản lý mà không kiểm tra thì coi như không có quản lý. Nhờ có hoạt động kiểm tra mà người quản lý đánh giá được kết quả công việc, khẳng định những ưu điểm, thành công, phát hiện ra những sai sót để thực hiện những điều chỉnh kịp thời và cần thiết; đúc rút các kinh nghiệm, tránh lặp lại những sai lầm để đảm bảo các hoạt động đi đúng hướng và thực

hiện được các mục tiêu quản lý đề ra [22].

1.3.2. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non

1.3.2.1. Khái niệm quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non

Từ khái niệm quản lý, khái niệm hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo, luận văn xác định khái niệm quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non như sau:

Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của nhà quản lý (hiệu trưởng, ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn) đến hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non thông qua lập kế hoạch, tổ chức bộ máy nhân sự, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện giáo dục thể chất cho trẻ nhằm đạt được mục đích giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non .

Từ khái niệm trên cho thấy:

Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non là quá trình tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non diễn ra đúng kế hoạch, đạt được chất lượng, hiệu quả tốt nhất cho hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non, hình thành được ở trẻ những kiến thức, kĩ năng cần thiết, giúp trẻ mầm non thích ứng được với môi trường tại nhà trường mầm non và cuộc sống.

- Chủ thể quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non: Chủ thể quản lý trực tiếp hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non là hiệu trưởng trường MN - người quyết định cao nhất cho chất lượng hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non. Các chủ thể quản lý phối hợp và thực hiện bao gồm các phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, các nhà quản lý ở các bộ phận khác nhau trong nhà trường mầm non và giáo viên mầm non là người trực tiếp tiến hành hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non.

-Đối tượng quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non.

- Phương pháp hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non, bao gồm các biện pháp thuộc các nhóm phương pháp quản lý tổ chức - hành chính; phương pháp tâm lý - giáo dục; phương pháp kinh tế do các chủ thể quản lý sử dụng trong hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non.

- Công cụ, phương tiện quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non: bao gồm các văn bản pháp quy về hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non, Luật Giáo dục... cùng các phương tiện vật chất thiết bị trong nhà trường phục vụ cho hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non.

1.3.2.2. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non

Trong nghiên cứu này, tiếp cận khoa học chính được sử dụng để xác định các nội dung quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non là tiếp cận chức năng quản lý. Do vậy, các nội dung quản lý hoạt động này được xác định có 4 nội dung quản lý sau đây: (1) Lập kế hoạch hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non ; (2) Tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non; (3) Chỉ đạo hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non; (4) Kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non.

1)Lập kế hoạch hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non:

Kế hoạch là “toàn bộ những điều vạch ra một cách có hệ thống và cụ thể về cách thức, trình tự, thời hạn tiến hành những công việc dự định làm trong một thời gian nhất định với mục tiêu nhất định”; “kế hoạch là cái cầu bắc qua những khoảng trống để có thể đi đến đích”; “lập kế hoạch là thiết kế các bước đi cho hoạt động tương lai để đạt được mục tiêu thông qua việc xác định mục tiêu đã xác định thông qua việc sử dụng tối ưu các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực và nguồn lực thông tin) đã có và sẽ khai thác”. Lập kế hoạch hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non là thiết kế các bước đi cho hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non để đạt được mục tiêu hình thành và hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non qua việc sử dụng các hành động, các nguồn lực đã có và khai thác trong và ngoài trường mầm non. Kế hoạch này nằm trong kế hoạch phát triển giáo dục toàn diện của trẻ trong nhà trường.

Lập kế hoạch là một chức năng quan trọng của quản lý trường mầm non của hiệu trưởng nhà trường. Chất lượng của kế hoạch và hiệu quả thực hiện kế hoạch quyết định chất lượng hiệu quả của hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non. Trên cơ sở phương hướng nhiệm vụ năm học của ngành, tình hình cụ thể của trường hiệu trưởng hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch của tổ chuyên môn và kế hoạch của nhóm, lớp, giúp họ biết xác định mục tiêu, nhiệm vụ đúng đắn, đề ra các biện pháp rõ ràng, hợp lý và các điều kiện để đạt được mục tiêu đề ra của

hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non.

Trong công tác lập kế hoạch hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non, hiệu trưởng trường mầm non tiến hành các công việc sau:

- Xác định mục tiêu, nội dung của hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non.

- Phân tích đánh giá thực trạng những mặt mạnh, mặt yếu, thuận lợi và khó khăn; xác định nguyên nhân của thực trạng hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non tiến hành trong thời gian qua.

- Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non theo tuần, tháng, năm phù hợp với chủ đề để định hướng cho các bản kế hoạch hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non cụ thể của giáo viên trong từng nhóm trẻ, độ tuổi của trẻ.

- Xác định các biện pháp, các hành động cụ thể để thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non phù hợp với mỗi độ tuổi. - Xây dựng kế hoạch sử dụng kinh phí các nguồn lực, chi phí cho hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non.

- Xây dựng kế hoạch tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng cho giáo viên về hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non.

- Xây dựng kế hoạch phối hợp các lực lượng trong và ngoài trường MN đối với hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.

Trên cơ sở bản kế hoạch hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non, hiệu trưởng cùng với ban giám hiệu chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên mầm non từng hoạt động cụ thể dựa trên bản kế hoạch chung. Dự kiến về thời gian thực hiện, nội dung chương trình giáo dục, các chủ đề cần thực hiện trong hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non. Hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch từng hoạt động, dựa trên những yêu cầu, quy định chung đảm bảo sự thống nhất về nội dung hình thức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non với tính chất chỉ dẫn, không phải là khuôn mẫu. Tổ chức những buổi thảo luận về từng kế hoạch hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non, thống nhất nội dung và hình thức cải tiến nội dung, phương pháp, trao đổi kinh nghiệm lập kế hoạch hoạt động với những nội dung khó triển khai. Hiệu trưởng, hiệu phó và các tổ trưởng chuyên môn thường xuyên kiểm tra, theo dõi việc chuẩn bị hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non của GV bằng cách kiểm tra kế hoạch hoạt động, kiểm tra hồ sơ và kế hoạch thực hiện hoạt động giáo dục thể

chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non.

2)Tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non

Tổ chức bộ máy nhân sự trong hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non.

Tổ chức là “một cơ cấu chủ định về vai trò, nhiệm vụ hay chức vụ được hợp thức hóa”, “cơ cấu chủ định về các vai trò, nhiệm vụ”. Với cách hiểu trên, tổ chức bộ máy nhân sự hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non là xác định các bộ phận nhân sự và các chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận nhân sự trong trường mầm non tham gia hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non.

Tổ chức bộ máy nhân sự hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non một cách chặt chẽ khoa học sẽ cho phép các thành viên trong nhà trường từ cán bộ quản lý đến giáo viên đóng góp có hiệu quả nhất vào hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non. Nội dung tổ chức bộ máy hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non bao gồm:

- Xác định các bộ phận trong nhà trường mầm non tham gia hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non: hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, các tổ trưởng chuyên môn và giao viên, nhân viên và các bộ phận khác trực tiếp tham gia hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non.

- Xác định nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận tham gia hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non: bộ phận chỉ đạo (ban giám hiệu), bộ phận chỉ đạo trực tiếp (tổ trưởng chuyên môn và các bộ phận có liên quan), bộ phận tham gia giáo dục trực tiếp (giáo viên trong nhà trường mầm non).

- Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong nhà trường.

- Xác lập cơ chế phối hợp làm việc giữa các bộ phận giáo dục và quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non.

3) Chỉ đạo hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non

Chỉ đạo là một chức năng của quản lý, là quá trình tác động đến con người bằng mệnh lệnh làm những người dưới quyền phục tùng và làm việc theo đúng kế hoạch, đúng với nhiệm vụ được phân công.

Chỉ đạo hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non là quá trình mà hiệu trưởng điều hành, điều khiển, tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non, động viên các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non thực hiện nhiệm vụ được phân công, nhằm đạt được mục tiêu hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non, hình thành được thể chất cần thiết cho trẻ trong trường mầm non. Nội dung chỉ đạo hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non bao gồm:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại các trường mầm non huyện bình lục tỉnh hà nam (Trang 32 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)