cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non huyện Bình Lục, Hà Nam
2.5.1. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về nhà quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo
Bảng 2.10. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về chủ thể quản lý TT Các yếu tố Hoàn toàn không ảnh hưởng Không ảnh hưởng Ảnh hưởng mức trung bình Ảnh hưởng khá nhiều Rất ảnh hưởng ĐTB ĐLC 1 Nhận thức của Hiệu trưởng về vai trò của hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non
0 3,2 25,3 59,5 12,0 3,80 0,681
2 Năng lực, trình độ quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non
0 3,8 25,3 57,6 13,3 3,80 0,708
3 Tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt tình của Hiệu trưởng đối với hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non
0 6,3 29,1 50,0 14,6 3,72 0,787
4 Vốn tri thức và kinh nghiệm của hiệu trưởng về hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non
0 3,8 28,5 58,9 8,9 3,72 0,673
Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về chủ thể quản lý đến quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non huyện Bình Lục, Hà Nam được giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đánh giá có mức độ ảnh hưởng khá nhiều, ĐTB chung của toàn thang đo = 3,76; ĐLC = 0,721.
Kết quả nghiên cứu này đã chỉ ra rằng, tất cả các giáo viên và cán bộ quản lý đều khẳng định 4 yếu tố thuộc nhóm các yếu tố liên quan đến chủ thể quản lý đều có ảnh hưởng khá nhiều đến quản lý hoạt động này. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng giữa các yếu tố trong nhóm là khác nhau. Trong 4 yếu tố được nghiên cứu thì 2 yếu tố được đánh giá có mức độ ảnh hưởng nhiều hơn đó là “Nhận thức của Hiệu trưởng về vai trò của hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non” và “Năng lực, trình độ quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non”với ĐTB = 3,80. Như vậy, đối với người hiệu trưởng các trường mầm non, để hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non huyện Bình Lục, Hà Nam đạt hiệu quả thì hiệu trưởng phải là người có nhận thức đầy đủ, sâu sắc về ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của hoạt động này. Việc nhận thức sâu sắc về vấn đề này sẽ là kim chỉ nam giúp người hiệu trưởng có những quyết định chính xác, có những chỉ đạo sát sao trong việc tổ chức thực hiện hoạt động. Nhận thức tốt sẽ kéo theo thái độ và hành động thực hiện chủ động, tích cực, sáng tạo. Mặt khác, tinh thần trách nhiệm cao đi kèm với lòng nhiệt tình sẽ giúp cho người hiệu trưởng phát huy được hết năng lực của mình trong quản lý. Do vậy, đây chính là yếu tố có ảnh hưởng khá nhiều đến quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non huyện Bình Lục, Hà Nam.
Hai yếu tố còn lại đều có ĐTB thấp hơn 2 yếu tố trên, ĐTB = 3,72, những vẫn ở mức độ ảnh hưởng khá nhiều đến quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non huyện Bình Lục, Hà Nam. Do vậy, chủ thể quản lý vẫn cần chú trọng tới cả 4 yếu tố này để kịp thời có các biện pháp quản lý phù hợp làm cho quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non huyện Bình Lục, Hà Nam đạt hiệu quả tốt nhất.
Có thể nói, tất cả các yếu tố xem xét trong nhóm các yếu tố thuộc về chủ thể quản lý hoạt động này đều có ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non huyện Bình Lục, Hà Nam. Tuy nhiên, các yếu tố có ảnh hưởng nhiều hơn các yếu tố khác đó là: “Nhận thức của Hiệu trưởng về vai trò của hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non” và “Năng lực, trình độ quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non. Do vậy, hiệu trưởng các trường cần phải chú ý tới các yếu tố này.
2.5.2. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về gia đình trẻ mẫu giáo
Bảng 2.11. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về gia đình trẻ mẫu giáo
TT Các yếu tố Hoàn toàn không ảnh hưởng Không ảnh hưởng Ảnh hưởng mức trung bình Ảnh hưởng khá nhiều Rất ảnh hưởng ĐTB ĐLC
1 Quan điểm của gia đình trẻ về hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non
0,6 4,4 19,0 60,1 15,8 3,86 0,752
2 Sự nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non
0,6 5,7 21,5 64,6 7,6 3,72 0,710
3 Sự phối hợp của gia đình với GV, nhà trường trong việc giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non
1,9 9,5 33,5 48,7 6,3 3,48 0,827
4 Sự quan tâm của gia đình trẻ về hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non
0 3,2 19,6 66,5 10,8 3,84 0,640
ĐTB chung 3,72 0,732
Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về gia đình đến quản lý quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non huyện Bình Lục, Hà Nam, được cán bộ quản lí và giáo viên tham gia khảo sát đánh giá có mức độ ảnh hưởng khá nhiều (ĐTB = 3,72; ĐLC = 0,732). Kết quả nghiên cứu này khẳng định, các yếu tố thuộc về gia đình trẻ mầm non như: quản điểm, nhận thức của gia đình trẻ về hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non; sự phối hợp của gia đình với giáo viên và nhà trường trong giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non
Trong số 4 yếu tố xem xét thuộc nhóm yếu tố này thì các yếu tố được đánh giá có mức độ ảnh hưởng nhiều hơn các yếu tố thuộc nhóm đó là: Quan điểm của gia đình trẻ về hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non; Sự quan tâm của gia đình trẻ về hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non có ĐTB cao hơn các yếu tố còn lại (ĐTB = 3,86 và ĐTB = 3,84). Thực tế quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non cũng cho thấy rõ sự ảnh hưởng của yếu tố gia đình mà đặc biệt là yếu tố quan điểm và sự quan tâm của gia đình tới hoạt động này. Bởi lẽ, hiệu trưởng muốn quản lý tốt hoạt động này thì rất cần tới sự phối hợp và sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh học sinh.
Bên cạnh 2 yếu tố nêu trên, một số yếu tố khác như: Sự nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non và Sự phối hợp của gia đình với GV, nhà trường trong việc giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non có ĐTB không cao bằng hai yếu tố nêu trên, tuy nhiên giáo viên, cán bộ quản lý được nghiên cứu vẫn khẳng định 2 yếu tố này có mức độ ảnh hưởng khá nhiều tới quản lý hoạt động này. Do vậy, cả 4 yếu tố thuộc về gia đình trẻ mầm non cần phải được chủ thể quản lý giáo dục hoạt động này chú ý.
2.5.3. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về môi trường xã hội và điều kiện cơ sở vật chất
Bảng 2.12. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về môi trường xã hội và điều kiện cơ sở vật chất
TT Các yếu tố Hoàn toàn không ảnh hưởng Không ảnh hưởng Ảnh hưởng mức trung bình Ảnh hưởng khá nhiều Rất ảnh hưởng ĐTB ĐLC
1 Quan điểm chỉ đạo của Bộ
GD&ĐT, Vụ GDMN 0,6 4,4 24,1 55,7 15,2 3,80 0,769 2 Sự tạo điều kiện về tinh
thần và vật chất 0 3,8 32,9 51,3 12,0 3,71 0,723 3 Cơ chế, văn bản, nghị
quyết, chính sách 0 8,2 21,5 58,9 11,4 3,73 0,768 4 Sự phối hợp giữa gia đình
và nhà trường và xã hội 0 4,4 27,2 55,1 13,3 3,77 0,730 5 Sự động viên, khen
thưởng, và chế độ chính sách đối với GV
0,6 4,4 23,4 56,3 15,2 3,81 0,766 6 Sự phát triển văn hóa -
kinh tế- xã hội của địa
phương 0,7 7,6 69,6 8,2 7,6 3,82 0,638
ĐTB chung 3,77 0,732
Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về môi trường xã hội và điều kiện cơ sở vật chất đến quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non, được cán bộ quản lý và giáo viên tham gia khảo sát đánh giá có mức độ ảnh hưởng khá nhiều, thể hiện ĐTB = 3,77; ĐLC = 0,732.
Trong 6 yếu tố thuộc nhóm các yếu tố môi trường xã hội và điều kiện cơ sở vật chất thì các yếu tố như: Sự phát triển văn hóa - kinh tế- xã hội của địa phương; Sự động viên, khen thưởng, và chế độ chính sách đối với GV; Quan điểm chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Vụ GDMN có ĐTB cao hơn so với các yếu tố ảnh hưởng cùng nhóm, ĐTB lần lượt = 3,80; 3,81; 3,82.
Bên cạnh đó, các yếu tố như: Cơ chế, văn bản, nghị quyết, chính sách; Sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường và xã hội; Sự tạo điều kiện về tinh thần và vật chất tuy có ĐTB thấp hơn các yếu tố đã phân tích ở trên. Tuy nhiên nó vẫn được đánh giá có mức độ ảnh hưởng khá nhiều tới quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non.
Tổng hợp lại ta thấy rằng, tất cả các nhóm yếu tố được nghiên cứu đều có mức độ ảnh hưởng nhiều tới quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non được nghiên cứu. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của các nhóm yếu tố này qua đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên là khác nhau, mặc dù sự khác biệt này là không đáng kể. Trong đó, nhóm các yếu tố thuộc về cán bộ quản lý, và nhóm yếu tố thuộc về môi trường xã hội và điều kiện cơ sở vật chất có mức độ ảnh hưởng nhiều hơn so với nhóm yếu tố thuộc về gia đình trẻ mầm non.